Binh pháp Tôn Tử (P2): Tư duy động thái và tư duy chỉnh thể
Phần 1: Nhìn từ hai phía và nhìn thấu đáo
Sự biến đổi trái ngược cho chúng ta biết rằng chúng ta không nên sợ hãi khi bị những khó khăn trước mắt làm cho bế tắc, bởi vì chúng ta biết rằng: “Nỗi đau sẽ qua đi và điều mỹ diệu sẽ còn lại.” “Mùa đông đã đến rồi, mùa xuân có còn lâu nữa không”.
Tư duy động thái
Thời gian thay đổi mọi thứ và thường thay đổi theo hướng ngược lại, Lão Tử giảng: “Phản giả đạo chi động”. Phản chính là vận động phản hướng, ví như “Nhật trung tắc trắc, nguyệt mãn tất vu”, mặt trời lên cao tất mặt trời xuống, trăng tròn trăng tất khuyết. Khổng Tử trong “Luận Ngữ – Hãn” có giảng: “Hậu sinh khả úy, yên tri lai giả chi bất như kim dã” chính là để chỉ ra tiềm năng tương lai của người trẻ. Bạch Cư Dị trong bài thơ “Hí Đáp Chư Thiếu Niên” có viết: “Chu nhan kim nhật tuy khi ngã, Bạch phát tha thời bất phóng quân.” chính là muốn nhắc nhở những người trẻ tuổi, sinh mệnh sẽ có ngày già đi.
Sự biến đổi trái ngược cho chúng ta biết rằng chúng ta không nên sợ hãi khi bị những khó khăn trước mắt làm cho bế tắc, bởi vì chúng ta biết rằng: “Nỗi đau sẽ qua đi và điều mỹ diệu sẽ còn lại.” “Mùa đông đã đến rồi, mùa xuân có còn lâu nữa không”.
Nhưng sự biến đổi trái ngược còn nói cho ta rằng: Khởi nghiệp đã khó, giữ vững thành công càng không dễ, chỉ trong chớp mắt, tòa nhà không vững, mai này sẽ dễ sụp đổ. Đây là lý do chính khiến Tôn Tử dành thời gian cân nhắc khi đề cập đến thiệt hại của chiến tranh. Sẽ lấy yếu tố thời gian thành nhân tố chính để suy nghĩ đưa ra quyết định. Cuộc sống thì lại không phải lúc nào cũng như thế? Trong cuốn “Thái căn đàm” có viết: “cần hiểu rõ có thịnh ắt có suy, cũng cần hiểu rằng nên luôn giữ được bình tĩnh thì nội tâm mới có thể lúc nào cũng thản đãng”.
Biến đổi nó không lập tức xảy ra, mà là đều có một thời điểm giới hạn nhất định. Đây cũng chính là điều mà người ta thường gọi: “Vật cực tất phản”, “Cực” ở đây chính là giới điểm. Điểm giới hạn, điều này cần tôn trọng theo quy luật tự nhiên, cho nên tuy là có biến hóa nhưng không được gấp, cần phải biết học cách chờ đợi, cây con cần khuyến khích phát triển, cưỡng cầu mà hái xuống thì quả sẽ không ngọt.
Tôn Tử nói: “Tích chi thiện chiến giả, tiên vi bất khả thắng, dĩ đãi địch chi khả thắng. Bất khả thắng tại kỷ, khả thắng tại địch”, hàm ý là: địch mạnh phải đợi chứ không nên tấn công. Phạm Lễ nói với Việt Vương Câu Tiễn “Mười năm gom góp, mười năm giáo huấn”, ý rằng đợi nước Ngô chuyển vận tới thời kỳ hưng bại.
Thời gian đôi khi là ngắn nhưng mà có lợi, dài nhưng mà có hại, có khi lại ngược lại. Nếu chúng ta chỉ nhìn vào lợi ích trước mắt mà không nhìn từ góc độ phát triển, chúng ta sẽ đoán sai sự việc. Có câu: “Bất mưu vạn thế giả, bất túc mưu nhất thời” không có cái nhìn toàn cục lâu dài thì ngay cả việc nhỏ trước mắt cũng chẳng thể làm được tốt. Hay như “Nhân vô viễn lự, Tất hữu cận ưu” người không lo xa ắt đón cái họa gần. Điều này rất quan trọng đối với việc hoạch định cuộc đời của chúng ta, đối với các nhà đầu tư cũng vậy, thị trường đầu tư thường có hiện tượng ngắn hạn và dài hạn. Nếu không nắm được yếu tố thời gian này, bạn sẽ không thể nắm bắt được hướng phát triển và khó thu được lợi nhuận.
Tử Sản là một nhà cải cách nổi tiếng của nước Trịnh, ông đã thể hiện đầy đủ lối tư duy năng động này. “Tả Truyện – Lý Công năm 311” có chép:
Vương nước Trịnh là Hãn Hổ muốn phong ấp cho Doãn Hà cai quản. Tử Sản nói: “Doãn Hà còn quá trẻ, e rằng không thể đảm đương được”. Hãn Hổ lại đáp: “Người này tình tính rất thận trọng và lương thiện, ta thích người này, người này sẽ không phản bội ta, hãy để anh ta học tập một chút, sau này càng hiểu đạo lý mà hành sự”.
Tử Sản nói: “Không được! Thích một người thì hy vọng làm những việc có lợi cho họ, giờ ngài thích một người, nhưng lại giao việc quan trọng cho họ. Giống như một người không biết dùng dao lại để hắn cầm dao chém đồ vật, sẽ khiến anh ta tự làm mình bị thương. Chúa công mến anh ta, nhưng lại làm hại cậu ta, sau này ai còn dám thể hiện để cho chúa công thích nữa. Cũng giống như một người có được tấm lụa đẹp lại để cho thợ may không chuyên cắt? Chức quan và địa khu lớn này là nơi có thể bảo vệ chúa công, chúa công lại để cho một người còn non nớt đi đảm nhận trách nhiệm, điều này còn kinh khủng hơn việc tấm lụa bị cắt bởi người thợ không chuyên, thần chỉ nghe nói rằng có thể tham gia chính sự sau khi học xong, chứ chưa bao giờ nghe nói về việc sử dụng chính sự để học tập. Nếu chúa công thực sự làm điều này, chắc chắn sẽ gây hại về sau. Ví dụ như đi săn, thợ săn quen bắn cung và cưỡi ngựa có thể bắn được con mồi. Nếu ai đó chưa từng có kinh nghiệm cưỡi ngựa và bắn cung, họ sẽ chỉ lo lắng việc không biết mình có bị ngã nhào và bị thương hay không làm gì còn thời gian nghĩ đến việc kiếm con mồi chứ “?
Hãn Hổ nói: “Những gì ông nói quả thật không sai tí nào, ta thật sự không đủ thông minh để nhìn ra, ta nghe nói người quân tử cần phải biết nhìn xa trông rộng, kẻ tiểu nhân chỉ biết nhìn cái trước mắt, ta chính là kẻ tiểu nhân ấy rồi! Y phục trên người ta , ta biết giữ gìn nó, nhưng chức vụ lớn có thể bảo vệ ta, ta lại không cẩn thận, và xem nhẹ, nếu không có những lời khuyên này của ngài, ta e đã phạm phải sai lầm lớn rồi!”
Tử Sản là người có thể nhìn xa trông rộng, có thể nhìn ra những điểm mà Hãn Hổ nhìn chưa ra, thế nên có thể giúp Hãn Hổ tránh được những sai lầm, loại bỏ được những tai họa có thể xảy ra, đây là loại trí huệ khi nhìn xa trông rộng và hiểu về mặt lợi và hại.
Tư duy tổng thể
Tư duy tổng thể là việc chúng ta nhìn mọi thứ từ bức tranh tổng thể “Người không thấy được tổng thể thì rất khó có được thành công.” Một trận chiến phải dựa vào chiến lược. Cũng giống như một trận bóng, ý chí của cá nhân phải phù hợp với lợi ích của cả đội. Quan điểm của Tôn Tử về chiến tranh là một khuôn mẫu đã được đúc kết cho thế giới, nó sẽ không chỉ giới hạn trong tầm nhìn hạn hẹp giữa hai nước, điều này cũng nhắc nhở chúng ta về góc độ nhìn nhận sự việc.
Trang Tử kể về câu chuyện bọ ngựa bắt ve. Một lần ông ấy nhìn thấy con chim sẻ vàng có đôi mắt rất to, đôi cánh rất rộng, từ xa bay đến rồi đụng vào đầu ông. Ông cảm thấy thật kỳ quái, không hiểu đôi mắt to của nó có để làm gì, không thấy sự tồn tại của ông? Thế là ông cầm cung tên lên chuẩn bị bắn nó, nhưng chú chim thì không một chút cảnh giác, hóa ra chú đang quan sát con bọ ngựa trên cây phía trước, bọ ngựa cũng không phát hiện ra chú chim đang tiến về phía mình, hóa ra bọ ngựa cũng đang săn chú ve sầu phía trước. Nhìn thấy cục diện săn bắn liên hoàn như vậy, ông cảm thấy lạnh sống lưng, những con vật nhỏ chỉ biết nhìn thấy cái lợi trước mắt và bỏ qua những yếu tố gây hại đang rình rập phía sau, thật là kinh khủng khiếp, nghĩ đến đây, ông vừa định quay người lại thì người làm vườn từ đâu xuất hiện. Người làm vườn tưởng rằng Trang Tử vào trộm đồ nên lấy gậy đánh ông, ông vội chạy về nhà, đóng cửa suy ngẫm 3 tháng không ra ngoài. Sau ba tháng đóng cửa suy nghĩ, Trang Tử phát giác, khi chúng ta cười nhạo sự ngu dốt của người khác, chúng ta không ngờ rằng chúng ta cũng là một trong những kẻ dốt nát, và nếu không ý thức được sự thiếu hiểu biết của mình thì lại càng ngu dốt hơn nữa.
Trong bài thơ “Đoạn Chương” của Biện Chi Lâm có viết: “bạn đứng trên cầu ngắm phong cảnh, người ở trên lầu ngắm cảnh lại ngắm bạn, trăng sáng điểm tô cửa sổ của phòng bạn, bạn lại điểm tô giấc mộng của người khác.” Sự luẩn quẩn trong các mối quan hệ cá nhân có thể so sánh với các mối quan hệ phức tạp trên chiến trường.
Tư duy tổng thể phải có một khuôn mẫu lớn. “Lục quốc chí” của Tô Triệt phân tích rằng sáu nước có đất đai rộng gấp năm lần Tần và dân số gấp mười lần, nhưng cuối cùng đều bị Tần tiêu diệt. Ông thở dài cho rằng những người này không biết suy nghĩ thấu đáo, ông cho rằng những người này “lo sợ những vấn đề nhỏ, chỉ nhìn thấy lợi ích nhỏ nhoi mà không biết cục diện thiên hạ”.
Tầm nhìn ngắn hạn, thiển cận không nhìn thấy được lợi thế toàn cục. Hàn và Ngụy là phòng tuyến đầu tiên chống lại sự xâm lược của Tần và bảo vệ các nước khác. Tuy nhiên, Tề, Chu, Yến và Triệu không sẵn sàng giúp đỡ để bảo vệ tuyến phòng thủ này. Ngược lại từng nước lâm trận, tham lam lợi nhuận nhỏ, giết hại lẫn nhau, và cuối cùng đi đến diệt vong, không còn gì để nói.
Ta nghĩ về Trang Tử, ông lấy niềm vui trong cuộc sống làm mục tiêu của mình, nhưng làm sao có thể làm được điều đó? Trang Tử nói cần phải có một trái tim, tấm lòng rộng lớn. Vậy nên ngày tập đầu cuốn “Tiêu dao du” đã có sự so sánh đối lập về đại bàng và chim sẻ, làm nổi bật được sự khác nhau giữa đại bàng bay vạn dặm trên bầu trời và chim sẻ chỉ nhảy nhót trong bụi cây. Đại Tài có thể tiêu dao, từ “Đại” đã trở thành tiêu chí trong bộ sách của Trang Tử. Nhà tư tưởng học Triều Minh – Trần Bạch sa có nói rằng: “Nếu không có tấm lòng rộng mở như trời xanh, thì sao có thể thành bậc thánh nhân”. Muốn trở thành bậc thánh hiền thì cần phải có chí bao la cả vũ trụ, tầm nhìn rộng lớn mới có thể thấy được những quy luật khác nhau của đại tự nhiên.
Linda Huang biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại Epoch Times Hoa ngữ