Câu chuyện về 3 giới cấm của người quân tử
Hoàng đế Khang Hy khi giáo dục hoàng tử đã lưu lại rất nhiều huấn ngôn, thu thập vào trong “Đình huấn cách ngôn”, trong đó bao gồm “tam giới” của người quân tử.
Huấn viết: “Khổng Tử nói: ‘Quân tử hữu tam giới: Thiếu chi thời, huyết khí vị định, giới chi tại sắc; cập kỳ tráng dã, huyết khí phương cương, giới chi tại đấu; cập kỳ lão dã, huyết khí ký suy, giới chi tại đắc’. Trẫm kim niên cao, giới sắc, giới đấu chi thời dĩ quá, duy hoặc tham đắc, thị sở đương giới”.
Quân tử tam giới xuất phát từ Luận Ngữ. Lý Thị thứ 16, đại ý, “Lúc còn nhỏ, khí huyết chưa định, cần phải giới sắc dục; trưởng thành tráng niên, khí huyết dương cương, cần phải giới tranh đấu với người; khi về già, khí huyết đã suy, cần phải tiết chế dục vọng”.
Thiếu niên giới sắc
Trong Thọ Khang bảo giám có câu châm ngôn: “Sắc là quan thứ nhất ở tuổi thiếu niên. Cái quan này mà đánh không lại, thì cho dù tài cao học rộng đến đâu, cũng không thể hưởng thụ”.
Vào triều nhà Minh, có vị kỳ tài tên là Lục Trọng Tích. Năm 17 tuổi, đi theo thầy mang họ Khâu ở tại kinh thành. Đối diện phòng của họ có một cô gái rất xinh đẹp. Anh này động sắc tâm, hằng ngày thường tìm cơ hội dòm ngó. Thầy anh biết chuyện nhưng không ngăn cản đệ tử, ngược lại còn nói với anh ta: “Thành Hoàng nơi này nghe nói rất linh, ngươi có thể đến cầu khẩn một chút, có khi Thành Hoàng sẽ tác thành cho các ngươi”. Họ Lục sau đó đi tìm tòa miếu đó thật.
Đêm đó, anh nằm mơ thấy ác mộng, khóc thét tỉnh dậy. Mọi người vội vàng tới hỏi thăm, anh kể: “Anh mơ thấy hai thầy trò bị truy bắt”. Khi tra xét phúc lộc đời này của cả hai thầy trò, thấy dưới tên Lục Trọng Tích có một dòng chữ: “Năm Giáp Tuất nọ, khi tuổi đã cao sẽ thành Trạng Nguyên”, còn bên khung tên thầy Khâu không ghi bất kỳ điều gì. Thần minh tra xét phúc đức kiếp này của hai thầy trò để tấu lên Thượng Đế, theo tội dâm ô sẽ cắt bớt phúc đức của Lục Trọng Tích, đồng thời cũng chọn ra một hình phạt cho ông thầy. Ngay lúc này, vị chủ quán trọ tiến vào thông báo: “Lão sư của ngươi đột nhiên lên cơn đau bụng, vừa qua đời mất rồi”. Còn về phần Lục Trọng Tích, phần đời còn lại sống trong nghèo khó, hèn mọn.
Tâm sắc dục vừa động, liền dẫn khởi rất nhiều ác niệm khác. Người hiện đại ngày nay đề cao lối sống “tự do cởi mở”, kỳ thực đang tự nạp thêm nhiều năng lượng tiêu cực và rắc rối. Thấy một cô gái xinh đẹp liền động tâm, ảo tưởng một mối quan hệ hão huyền từ đó sinh ra nhiều dục vọng và ham muốn, tâm liền chìm vào sắc dục, sinh ra đủ loại tham luyến si tâm.
Về hậu quả của việc ham mê sắc dục, có người đã đúc kết một vài điểm dựa trên ghi chép của các triều đại xưa, tổng kết thành 4 chữ “Chiết, Tước, Tổn, Trảm”. “Chiết”: gãy mất đi phúc phận được tích lại từ tổ tiên, tiền bạc hao hụt rất nhanh, của cải không tụ lại được, dẫn đến cuộc sống nghèo khổ, túng thiếu. “Tước”: tiêu giảm công danh lợi lộc. Một số học sinh vốn thông minh đã có hy vọng thi đỗ, nhưng họ đã không thể phát huy tốt sở trường nơi trường thi và bị trượt. “Tổn”: suy giảm tuổi thọ, do thường xuyên tiêu hao tinh khí, dẫn đến sinh ra các loại bệnh tật. Vì tủy xương và tủy não thường bị cạn kiệt, tinh chất không được lấp đầy, dễ dẫn đến gãy xương. “Trảm”: chặt đứt dòng dõi. Ham mê sắc dục, tiêu hao quá nhiều tinh khí của thận, sau khi kết hôn hiếm muộn, sẽ xuất hiện khó mang thai, khó sinh con, không có con.
Người đắm chìm sắc dục dù còn trẻ tuổi nhưng vẻ mặt tiều tụy, thiếu chính khí, thiếu tự tin, quyết đoán khiến người đời khinh thường. Trong “Bất khả thi” có câu: “Nếu phạm tà dâm, dễ mắc phải Hắc Tử, Hắc Tử bệnh khó cứu, khó cứu mà khóc”.
Trung niên giới đấu
Trong nhân sinh khí huyết mạnh. Một số người khó chịu đựng được sự bực tức nhất thời mà tranh đấu với những người khác, từ đó đưa tới tai họa. Theo nghĩa hẹp, “đấu” chỉ một người đến tuổi trung niên, cá tính mạnh mẽ. Vì không giữ được tâm thái bình tĩnh, nên dễ nói ra những lời tổn thương người khác và động thủ đánh người. Ở thời hiện đại, “đấu” theo nghĩa rộng còn bao gồm việc thể hiện tâm háo thắng thái quá trong quá trình cạnh tranh, vì cái lợi trước mắt, vì đạt được mục đích nào đó, mà không từ thủ đoạn làm tổn thương người khác, hoặc dùng thủ đoạn không chính đáng chiếm lấy lợi ích của người khác.
Tôi từng đọc một câu chuyện về một nhóm thanh niên ở một quận phía bắc Trung Quốc thay nhau đánh một người đàn ông trung niên vạm vỡ. Sau cú đánh dữ dội, lỗ mũi và môi của người đàn ông trung niên chảy máu, nhưng từ đầu đến cuối ông không đánh trả; có người đá vào người ông và ông không né tránh. Người xem cho rằng anh ta là một kẻ ngốc.
Đợi đám du côn vô lại đi khuất, một ông lão tốt bụng đã tới lau máu cho người đàn ông trung niên; khi nhìn kỹ, phát hiện đó là một huấn luyện viên chuyên trách của một trường võ thuật ở quận lân cận, đã từng giành được giải thưởng trong một cuộc thi đấu giải chuyên nghiệp. Với công phu của mình, người đàn ông dư sức có thể đối phó với đám du côn. Ông già không lý giải nổi, liền hỏi anh ta tại sao không đánh trả? Huấn luyện viên võ thuật điềm đạm nói, “Người luyện võ coi trọng Võ đức”. Một vài cú đánh của những tên lưu manh sẽ không gây tổn thương gì quá to lớn, nhưng nếu anh ra tay, có thể xảy ra án mạng.
Vãn niên giới đắc
Người già (vãn niên) khí huyết suy nhược, chức năng của cơ thể cũng dần suy yếu, cuộc đời càng ngày càng gần với “Thất”. Nếu tiếp tục tham vọng công danh lợi lộc, hy vọng đắc được càng nhiều thứ và ham muốn hưởng thụ vật chất, không những thân thể khó chịu đựng, tinh thần thể lực cũng bất lực. Vì vậy cần “giới đắc”, kiềm chế những chấp niệm và dục vọng trong tâm, chú ý dưỡng tâm. Trong Lễ Ký. Khúc lễ có thuyết, “Thất thập viết lão, nhi truyện”. “Nhi truyện” nghĩa là giao phó dặn dò việc cần làm; đây cũng là một tầng ý nghĩa của “giới đắc”.
Một viên quan triều Thanh Trần Kỳ Nguyên nhớ lại chuyện cũ của ông nội mình. Khi còn trẻ đọc “Luận ngữ”, ông thường không phục một câu nói của đức Khổng Tử“Cập kỳ lão dã, huyết khí ký suy, giới chi tại đắc”.Tạm dịch: đến khi già cả, khí huyết đã suy tàn, đề phòng tính tham lam. Ông phản đối và cho rằng, “Khi người ta già đi, mọi thứ tự nhiên đều xem nhẹ, hà cớ gì cần giới đắc?”
Khi ông nội của Trần Kỳ Nguyên đến Từ Châu nhận chức đã hơn 60 tuổi. Trong châu xảy ra một vụ án, có người biếu ông một vạn lạng bạc, hy vọng ông dàn xếp một chút. Ông kiên quyết từ chối.
Từ trước tới nay, ông nội ông khi đi ngủ kê gối lập tức liền ngủ ngon, nhưng hôm đó trằn trọc trở mình khó ngủ. Phải chăng vì nhìn thấy những nén bạc trước mắt, bỏ mất dịp may nên trong tâm vẫn không thể buông xuống? Sau đó, ông tự tát vào mặt mình mà tự nói thầm: “Họ Trần này, sao vẫn không tiến bộ như vậy!” nói xong sớm chìm vào giấc mộng và ngủ ngon. Ngày hôm sau, ông tỉnh dậy và nói: “Đến hôm nay ta mới tín phục lời Thánh nhân giảng”.
Thì ra, điều khiến ông không ngủ được chính là lòng tham vào vạn lượng bạc kia. May mắn thay ông đã có phương pháp tu thân, kịp thời vứt bỏ tham niệm. Đọc Luận Ngữ từ khi còn là thiếu niên, mãi tới khi hơn 60 tuổi, mới thực sự hiểu rõ tại sao về già cần “giới đắc”.
Tác giả: Lý Mai
Biên dịch: Thanh Mai