Bắn tên: Quân tử không việc gì phải tranh
Lần trước đã chia sẻ cùng mọi người về một chút trí tuệ trong thừa truyền văn hóa bắn cung, ví như trước khi bắn tên, đầu tiên phải điều chỉnh nội tâm bản thân, để tâm an tĩnh, sau khi mũi tên bắn ra nếu như không trúng, không được ôm lòng oán giận bên ngoài, mà đều phải từ trên người mình tìm ra nguyên nhân. Liên quan đến bắn tên, cổ nhân còn lưu cho chúng ta trí tuệ gì?
Trước tiên, bắt đầu từ một câu chuyện. Có một trấn nhỏ, nơi đó sinh hoạt cực kì an tĩnh, có một ngày có người đến, anh ta nghĩ nơi này có nhiều dân chúng như thế, nếu vậy ta tới đây bán cà chua thôi, thế là việc buôn bán của anh ta cực kì tốt, có người nhìn thấy việc buôn bán của anh ta rất tốt, liền nói: nếu vậy ta cũng tới bán cà chua thôi, cà chua người kia bán 3 đồng, vậy mình bán 2 đồng rưỡi, đối phương nói: vậy ta bán hai đồng, hai người tranh chấp qua lại, lợi nhuận càng ngày càng nhỏ, cuối cùng hai người đều không làm tiếp được.
Một trấn nhỏ khác cũng có người bán cà chua, việc buôn bán rất tốt, có người nhìn thấy anh ta buôn bán rất tốt liền nói: Anh bán cà chua tốt như thế, không bằng tôi bán trứng gà đi. Hai người phối hợp buôn bán, lúc này người vốn bán cà chua thuận tay mua trứng gà, người vốn bán trứng gà thuận tay mua cà chua, hai người phối hợp buôn bán đều càng ngày càng tốt.
Kỳ thật, trong cuộc sống chúng ta cũng vậy, nhiều khi giữa mọi người sẽ tồn tại quan hệ cạnh tranh, một số thời khắc chúng ta lại bởi vì cạnh tranh mà tổn thương hòa khí, đồng thời hai bên đều bị tổn thương sâu sắc, như vậy giữa hai người có tồn tại cạnh tranh, nhưng trí tuệ để không tổn thương hòa khí đâu rồi? Kỳ thật cái trí tuệ này trong bắn tên có nói đến.
Trong Luận Ngữ nói: “Quân tử không việc gì phải tranh, nếu buộc phải kể sự tranh thì chỉ có ở cuộc thi bắn tên, trước hết vái chào, nhường nhau mà lên thềm, bắn xong thì đi xuống và uống rượu, ấy là sự tranh của quân tử.”
Ý tứ chính là nói người quân tử có đức hạnh thì tâm bình khí hòa, cung kính khiêm tốn với người cùng ở chung, không vì lợi ích cá nhân mà đi tranh với người khác làm gì. Nếu như nhất định có chỗ tranh, thì đó là lúc tỉ thí bắn tên, dù cho tỉ thí bắn tên có cạnh tranh, anh ta vẫn y nhiên dùng lễ đối đãi với người khác. Bắn tên bình thường là hai người một nhóm, lúc cần lên đài tranh tài, hai người gặp mặt sẽ trước tiên hành lễ, nhường họ đi trước, chúng ta cũng có thể từ rất nhiều phim truyền hình cổ trang thấy được, nếu muốn vào cửa, hai người trước tiên sẽ thi lễ, mời ngài trước, mời ngài trước.
Nhưng tỉ thí bắn tên chắc chắn sẽ có thắng thua, chắc chắn sẽ có người bắn trúng nhiều, có người bắn trúng ít. Người bắn trúng ít khẳng định trong lòng sẽ không vui, bởi vì thua rồi, lúc này trong bắn tên còn có một trọng điểm, đó chính là “bước xuống và uống rượu”.
Mặc dù bắn tên xong rồi, nhưng không vội kết thúc, đi xuống còn phải uống một chén, mà lại để người thua uống trước, chính là biểu thị điều quan trọng nhất là có cơ hội so tài lẫn nhau, không quan tâm những cái danh dự kia, không phải muốn tranh cao thấp. Tựa như cao thủ võ thuật truyền thống đều là đến điểm thì dừng, nặng ở luận bàn thì dù cho có người cuối cùng cao hơn một bậc, cũng sẽ nói: “Đã nhường, đã nhường”, ý là tôi thắng anh, là vì anh nhường cho tôi, biểu đạt khiêm tốn, để hai người không bởi vì luận võ cao thấp mà mất hòa khí.
Trung Quốc cổ đại có rất nhiều nước chư hầu, những nước chư hầu này mỗi năm sẽ đến Trung Quốc tiến cống, bọn họ sẽ đưa tới một số vật phẩm trân quý như hoàng kim, ngà voi, nhưng Trung Quốc một lòng đều là “lúc đến thì lễ mỏng, lúc về thì lễ dày”, chính là mặc dù ngươi mang đồ lễ ta, nhưng ta còn muốn ban thưởng đồ cho ngươi, mà lại ban thưởng thường hậu so với đồ họ đưa tới rất nhiều, thể hiện ra phong thái của nước lớn.
Trong văn hóa Trung Quốc giảng “Ở ngôi trên chẳng lấn hiếp kẻ dưới; Người ở dưới không vin trèo nịnh bợ người trên.” (Trung dung), ý là: người ở ngôi trên, không dựa vào thế mà làm nhục người ở dưới, người ở dưới không vin trèo lên chỗ người ở ngôi trên. “Ở vào địa vị giàu sang thì làm theo cách giàu sang; Ở vào địa vị nghèo hèn thì làm theo cách nghèo hèn.” (Trung dung). Quân tử lúc ở vào địa vị phú quý, liền làm việc mà những người giàu có nên làm, ví dụ như lấy tiền tài quyền thế của họ làm chút việc giúp cho đời, lợi cho dân; Nếu ở vào lúc địa vị nghèo hèn, liền sống yên với cảnh nghèo, vui với đạo, làm những việc mà lúc nghèo khó nên làm. Cho nên quân tử vô luận ở vào vị trí nào, đều có thể luôn yên tĩnh mà làm việc như ý, an nhiên ở chỗ ấy.
“Ruộng tốt vạn khoảnh, gạo ăn ngày ba thăng; nhà lớn ngàn phòng, đêm ngủ phòng tám thước.” (Tăng quảng hiền văn). Y là: Dù có ruộng tốt một vạn khoảnh, mỗi ngày cũng chỉ bất quá ăn ba thăng gạo mà thôi; Dù có phòng ốc rộng rãi ngàn gian, ban đêm đi ngủ cũng bất quá chỉ chiếm dụng chỗ dài tám thước lớn.
Cho nên trong văn hóa Trung Quốc xưa nay đối với vật chất không truy cầu quá phận, mà là đem nhiều tinh lực đặt ở việc bồi dưỡng đức hạnh của chính mình, đối với danh lợi phú quý cao thấp bên ngoài, quân tử không việc gì phải tranh.
Nhóm điểm duyệt “Hinh hương nhã câu” thực hiện
Lâm Phương Vũ biên tập
Toan Đinh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại EpochTimes Hoa ngữ
Xem thêm: