Những hành động tốt đẹp nên được tỏa sáng
Cảm ngộ từ câu thành ngữ “Làm ơn mắc oán”
Câu thành ngữ “Làm ơn mắc oán” mãi khiến tôi trầm tư. Tôi đã tự hỏi liệu câu nói này – cũng như rất nhiều câu thành ngữ khác đều có nguồn gốc từ xa xưa hay không và tôi cũng rất muốn biết về bối cảnh ra đời. Tôi luôn cảm thấy bối rối về điều đó, băn khoăn về hàm ý đằng sau câu thành ngữ và liệu đó có phải là một câu nói hay để sử dụng không.
Mặc dù còn có nhiều tranh cãi về nguồn gốc và ngụ ý của câu thành ngữ “Làm ơn mắc oán” nhưng có một điều chắc chắn là: thời nay, để trở thành người tốt thì không dễ dàng.
Tôi đã tìm hiểu và phát hiện ra một số điều khá thú vị; suy ngẫm về ý nghĩa của câu tục ngữ này chính là cơ hội tốt để trưởng thành. Tóm lại, tôi nghĩ rằng câu thành ngữ này chứa đựng một sự thật rất sâu sắc, đặc biệt là trong thời điểm hỗn loạn như hiện nay.
Sự hư cấu của câu thành ngữ
Nguồn gốc của phiên bản hiện đại của câu thành ngữ nói trên có phần không rõ ràng, nhưng có thể bắt nguồn từ một bản bằng tiếng Latinh ở thế kỷ 12, “De Nugis Curialium” của tác giả Walter Map, trong đó có một nhân vật hư cấu tệ hại nhất, nhân vật tôn thờ và hành động theo một loại đạo đức ngược ngạo và được mô tả như sau:
“Hắn trao quyền cho những kẻ xấu xa nhất, còn tăng thêm quyền hạn và quyền lực cho những kẻ hiểm ác nhất trong các cuộc tấn công vào những người vô tội, hắn tâng bốc những kẻ không hề biết đến sự thương hại. Hắn không tha thứ bất cứ ai trong đội quân có ý tưởng tha thứ cho bất kỳ người nào, trừng phạt những người tốt, thưởng công cho kẻ xấu ác; và khi không còn đối thủ và không còn có kẻ nào dám nổi loạn trên trái đất như Capaneus – hắn thách thức đến cả thiên đường. Hắn làm hỏng các sân nhà thờ, xâm phạm các nhà thờ, không sợ người sống mà cũng chẳng tôn trọng người đã mất.”
Tôi đã rất ấn tượng khi đọc bài mô tả về nhân vật này; Tôi sẽ để bạn tự rút ra kết luận về lý do tại sao lại như vậy. Theo thời gian, giống như hầu hết các câu thành ngữ khác, câu này về sau có nhiều biến thể và được xuất hiện trong nhiều ngữ cảnh khác nhau.
Ví dụ như: câu thành ngữ này được tìm thấy trong cuốn tiểu thuyết được xuất bản năm 1950 của Brendan Gill với nhan đề là “The Trouble of One House.” (tạm dịch: Những rắc rối trong gia đình) Và đối với những ai đã xem vở nhạc kịch Broadway năm 2003 có tên là “Wicked” thì có thể nhớ bài hát “No Good Deed.” Một bài thơ của Franklin Pierce Adams với nhan đề “Không có hành động tốt nào không bị trừng phạt khiến bạn suy tư, và (So Shines a Good Deed in a Naughty World – Vì vậy, hãy tỏa sáng những hành động tốt trong thế giới hỗn loạn)” cũng chứa cụm từ và ngụ ý tương tự như vậy.
Sau khi suy ngẫm về tình trạng của thế giới chúng ta thời nay, câu thành ngữ đã giúp tôi rút ra được kết luận chính xác rằng, những hành động tốt sẽ được tỏa sáng trong thế giới hỗn loạn và rằng mặt tiêu cực của xã hội sẽ bị phản đảo lại khi tất cả mọi người đều là người tốt.
Những hành động tốt đẹp nên được tỏa sáng
Có lẽ chúng ta đang sống trong thời kỳ đảo điên tương tự như bối cảnh của câu chuyện trên của Map. Trong rất nhiều lĩnh vực, cái thiện và cái ác đã bị hiểu ngược hoàn toàn. (Đọc thời báo The Epoch Times là một lời nhắc nhở hữu ích cho việc hiểu này, đồng thời thời báo này cũng là địa chỉ bảo đảm mang lại cho tin vui cho cộng đồng là nơi đó vẫn còn có nhiều người tốt).
Bạn hãy nghĩ về tất cả những người đã bị “xóa sổ” trong thời gian gần đây vì đã từ chối đi theo sự đảo điên giữa thiện và ác. Họ chắc chắn đã bị trừng phạt vì những việc làm tốt của họ. Ví dụ: Chúng ta biết rằng việc nêu lên mối lo ngại với Hội đồng nhà trường hoặc thư viện địa phương về những cuốn sách có thể không lành mạnh cho con cái của mình sẽ phải cần rất nhiều can đảm và có thể chúng ta sẽ bị “trừng phạt” theo một cách nào đó nữa.
Danh sách những việc như vậy vẫn sẽ kéo dài mãi. Đúng thế, có vẻ như nguyên tắc này luôn đúng ở khắp mọi nơi trên thế giới – những gì Chúa Giê-su, nhiều sứ đồ và các thánh đồ đã phải chịu đựng là những ví dụ điển hình về nguyên tắc bị trừng phạt vì điều tốt. Tương tự như thế cho những người có đức tin ở khắp mọi nơi. Đó là một câu chuyện sâu sắc nằm ngoài phạm vi của chuyên mục khiêm tốn này.
Nhưng cuối cùng, chúng ta đều biết rằng mọi thứ diễn ra trong thế giới của chúng ta đang được theo dõi và giám sát từ trên cao.
Vì vậy, theo hướng đó, tôi đề xuất một phiên bản mới của câu thành ngữ là:
“Làm ơn mắc oán hoặc nhận được phần thưởng.”
Chắc chắn có cả hình phạt và phần thưởng cho [hành động] thiện lương. Đôi khi, chúng ta sẽ nhận được phần thưởng ở ngay đây, trong cuộc sống của chúng ta, trên chính trái đất này; nhưng cũng có đôi lúc chúng ta sẽ không được nhận. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng: phần thưởng rồi cũng sẽ đến.
Để xác nhận việc này, tôi sẽ tặng bạn một đoạn trong tác phẩm “Summa Theologica” của tác giả Thomas Aquinas:
“Có hình phạt cho các hành vi xấu xa thì cũng có phần thưởng cho các hành vi tốt đẹp. Giờ đây, không có hành động xấu xa nào không bị Đức Chúa Trời trừng phạt — Ngài chính là vị thẩm phán công chính. Vì vậy, không có hành động tốt nào là không được ban thưởng và mọi hành động tốt đều mang lại những kết quả tốt đẹp.”
Khánh Nam biên dịch
Quý vị có thể tham khảo bản gốc tại The Epoch Times.