‘Đừng để mặt trời lặn khi bạn còn trong cơn giận’
Loại bỏ cơn giận càng nhanh càng tốt để ngày mai sẽ tươi sáng hơn. Chúng ta biết rằng những gánh nặng, dù là sự tức giận hay những suy nghĩ tiêu cực dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều đè nặng lên chúng ta.
Tôi nghe câu này “Đừng để mặt trời lặn khi bạn còn trong cơn giận” lần đầu tiên khi xem bộ phim truyền hình “Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên.” Vào thời điểm đó, tôi không biết rằng câu tục ngữ này đã có hàng nghìn năm lịch sử và được khoa học chứng minh.
Gia đình Ingalls là một trong những gia đình Hoa Kỳ tiên phong của thời kỳ khai hoang đã được mô tả trong cuốn sách nổi tiếng của Laura Ingalls Wilder như những người đã cố gắng sống một cuộc sống tốt và yêu kính Chúa. (Bằng cách nào đó, khi tôi viết điều này, tôi thấy rất ngạc nhiên rằng trong khi cuộc sống của những người Hoa Kỳ tiên phong này được chiếu thành phim một cách chính thống trên Chương trình truyền hình về cuộc sống của những người thời những năm 70 thì có vẻ như, rất đáng buồn mà nói là các chương trình chính thống lại không đưa tin về những ngày này mà là các chủ đề về những ngày khác).
Khi đó, một loạt phim truyền hình về họ đã nêu gương rất nhiều cách nuôi dạy con tốt. “Mẹ” Cô Ingalls, người mẹ của gia đình đã nói với những đứa con đang cãi nhau, “Đừng để mặt trời lặn khi các con còn trong cơn giận.”
Cụm từ này nguyên gốc là từ Kinh thánh, trong lá thư của Sứ đồ Phao-lô gửi hội thánh tại Ê-phê-sô, tức là Sách Ê-phê-sô (4:26). Câu đầy đủ như sau: “Ví bằng anh em đang cơn giận, thì chớ phạm tội; chớ căm giận cho đến khi mặt trời lặn.”
Cuốn Sách Ê-phê-sô đã đồng hành cùng với chúng ta trong khoảng hai thiên niên kỷ, có lẽ cuốn Sách đã được viết trong thời gian Sứ đồ Phao-lô bị giam cầm lần đầu tiên ở Rô-ma (khoảng những năm 60–62 sau Công Nguyên). (While we’re here, tôi muốn thực hiện một bộ phim rất hay về cuộc đời của Sứ đồ Phao-lô. Nếu bạn chưa được xem bộ phim này thì tôi sẽ giới thiệu cho bạn: Bộ phim được sản xuất năm 2018 với tên là “Paul, Apostle of Christ.” Bộ phim đã làm cho những ngày đầu của Cơ đốc giáo trở nên rất thực tế, phù hợp và cho phép đưa vào quan điểm lịch sử – và giúp mọi người hình dung, liên tưởng đến rất nhiều cuộc đàn áp đức tin của Đảng Cộng Sản Trung Quốc thời nay.
Và bây giờ chúng ta sẽ quay trở lại với những ngày đầu tiên khai hoang vùng đất Nam Dakota.
Khi Ingalls trích dẫn câu tục ngữ hoặc đoạn văn này, nghĩa là cô đang có ý định dạy con mình loại bỏ cơn giận càng nhanh càng tốt để ngày mai sẽ tươi sáng hơn. Chúng ta biết rằng những gánh nặng, dù là sự tức giận hay những suy nghĩ tiêu cực dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều đè nặng lên chúng ta. Và thậm chí, đôi khi chưa cần nghe tâm sự mà bạn đã nhìn thấy được những gánh nặng này đang triển hiện trên mọi người. Những điều này chắc chắn là không tốt cho tâm hồn thì làm sao mà không là gánh nặng cho cơ thể?
Thực sự là như vậy. Một số nghiên cứu thú vị đã xem xét tầm quan trọng của tư duy con người ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ như thế nào. Năm 2019, một công bố trên tạp chí Behavioral Medicine, sau khi nghiên cứu chất lượng giấc ngủ của 3,500 người trưởng thành trẻ và trung niên đã cho thấy những người lạc quan ngủ ngon hơn và sâu hơn.
Chúng ta biết rằng suy nghĩ tích cực có thể giúp giảm cortisol và tăng serotonin trong não, cho phép cơ thể thoải mái và thư giãn hơn.
Nếu bạn nghĩ về những điều tích cực thì tất cả mọi việc đều thực sự có ý nghĩa. Ví dụ: nếu tư duy của bạn vẫn đang trong trạng thái hoạt động và không “buông bỏ” thì cơ thể bạn sẽ khó phản ứng với các kích thích vào ban đêm hơn và cơ thể sẽ không đủ “tin tưởng” để tự ngủ.
Nhưng đây chắc chắn chỉ là một lợi ích nhỏ trong nội hàm ý nghĩa chứa đựng trong câu thành ngữ này. Ý nghĩa lớn hơn của câu thành ngữ này là khuyên chúng ta nên sửa đổi càng sớm thì mối quan hệ của chúng ta càng sớm được hàn gắn và gia đình cũng như cộng đồng của chúng ta càng tốt đẹp hơn.
Do đó, chúng ta nên suy ngẫm về bất kỳ gánh nặng nào đang đè nặng lên trên chúng ta – bất kỳ sự bực bội nào, ngay cả khi không còn sự tức giận nữa. Ý nghĩ về việc buông bỏ những gánh nặng đó đi có cảm thấy dễ chịu không? Khi nhiều người nghĩ về những điều đó, họ nhận ra rằng đôi khi họ đã mang gánh nặng không chỉ sang một ngày mới, mà thậm chí cả một năm mới hoặc một thập kỷ mới. Có lẽ, chúng ta có thể tin tưởng mọi việc đều có lý do của nó và rằng thách thức thực sự là cơ hội để phát triển và thường những thời điểm khó khăn nhất lại là những thời điểm dẫn đến những thay đổi lớn nhất.
Và nếu chúng ta có thể nghĩ và làm theo lời câu thành ngữ này – chúng ta sẽ xử sự để làm gương cho con cái của ta và chúng ta chân thành nói với các con của mình rằng: “Đừng để mặt trời lặn khi bạn còn trong cơn giận.”
Tôi sẽ chia sẻ một bài thơ mà một số người đã học thuộc lòng như sau – một minh chứng tuyệt vời cho câu thành ngữ trên:
‘Những từ ngữ’ Tác giả: John George Fleet (1818–1902) |
Cuối cùng, câu thành ngữ này thật đáng để chúng ta thực hành, để để chúng ta trở nên tốt hơn, khỏe mạnh hơn và hạnh phúc hơn.
Khánh Nam biên dịch
Quý vị có thể tham khảo bản gốc từ The Epoch Times