Thời gian sẽ chữa lành mọi vết thương
Không phải ngày nào chúng ta cũng gặp được điều gì đó có mối liên quan từ 300 năm TCN, nhưng câu châm ngôn “Thời gian sẽ chữa lành mọi vết thương” chính là điều ấy.
Bạn có từng gặp ai đó nhắc lại câu châm ngôn trên khi bạn cần một chút xoa dịu không? Với tôi, chỉ tự nhủ bản thân điều ấy cũng đủ cảm thấy được an ủi. Câu châm ngôn như một chiếc khăn quàng cổ ấm áp choàng trên vai tôi.
Chắc chắn có nhiều người phản đối ngoài kia, những người cố vấn kia đang buông lời rằng, “Chà, không, câu châm ngôn này không thực tế – có những nỗi đau kéo dài rất lâu.” Rõ ràng rồi, điều đó là đúng. Chẳng hạn, bây giờ tâm trí tôi vẫn nhớ về các thành viên trong quân đội đã trải qua những điều không tưởng tượng nổi. Hoặc tôi nhớ đến những nạn nhân bị lạm dụng.
Những vết sẹo có thể hằn sâu.
Vậy thì, với các bạn đưa ra lập luận đó, chúng ta được gì khi cố gắng bác bỏ câu tục ngữ đã là một phần của nền văn minh từ hàng ngàn năm qua? Phải vậy không, cho dù bạn đã chật vật trong bao lâu để vượt qua điều gì đó thì cuối cùng vẫn kết thúc phải không? Vẫn tha thứ, cho qua và bước tiếp?
Tính lạc quan của câu châm ngôn này là điều chúng ta cần. Đúng vậy, chúng ta cần những người cố vấn giúp đỡ ta vượt qua những điều đó, nhưng chúng ta vẫn cần có niềm tin rằng một ngày nào đó ta sẽ thật sự được chữa lành.
Khi tôi nghĩ về khoảng thời gian khó khăn nhất của đời mình, khoảng thời gian ấy dường như không còn khó khăn nữa, bất kể lúc ấy tôi đã thấy khó khăn thế nào. Và trải nghiệm ấy được gói gọn trong câu châm ngôn này — một trải nghiệm vượt không gian và thời gian qua nhiều thiên niên kỷ đã giải thích tại sao câu nói này tồn tại lâu đến vậy.
Như đã nhắc đến, chúng ta có khoảng 2,300 năm lịch sử để cảm ơn vì đã gìn giữ câu châm ngôn này.
Từ hiểu biết của chúng tôi, nhà thơ người Hy Lạp tên Menander là người đầu tiên viết câu châm ngôn này, mặc dù ở một hình thức hơi khác. Năm 300 TCN, ông ấy viết, “Thời gian là người chữa lành tất cả những điều không mong muốn đã xảy ra.” Ông cũng là một nhà viết kịch, và cũng là một người chăm chỉ, viết tổng cộng 108 phim hài và đoạt được nhiều giải thưởng. Điều này đã giúp tăng thêm sự phổ biến của câu châm ngôn.
Sau này, năm 163 TCN, một thi sĩ – nhà biên kịch khác đã viết một bản biến tấu, lần này bằng tiếng Latin. Trong một câu nói trong vở kịch “Heauton Timorumenos,” nhà thơ người La Mã Terence viết, “Diem adimere aegritudinem hominibus.” Câu nói đó được dịch theo nghĩa đen là “Thời gian xóa đi nỗi buồn,” nhưng còn có cách dịch là “Thời gian chữa lành những vết thương” và “Thời gian xoa dịu nỗi đau buồn.”
Trong sử thi “Troilus and Criseyde” của tác giả Geoffrey Chaucer* được viết bằng tiếng Anh trung cổ nguyên gốc: “As tyme hem hurt, a tyme doth hem cure.” Tác phẩm kể về một bi kịch của đôi tình nhân trong chiến tranh thành Troy có thể được viết vào giữa những năm 1380.
Câu châm ngôn này sẽ mãi là một phần của văn hóa chúng ta. Đây là câu nói xứng đáng được lưu giữ, trân trọng và lưu truyền.
Bạn có thể nhớ được thời điểm lẽ ra bạn có thể nói câu châm ngôn này để trấn an một người khác, nhưng bạn đã không làm chăng? Tôi có thể. Từ bây giờ, tôi mong muốn mang theo lời nhắn nhủ này và cho đi. Câu nói ấy đã mang đến cho tôi rất nhiều niềm tin khi người khác nói với tôi bằng sự yêu thương.
Một đài tưởng niệm chiến tranh Triều Tiên được dựng tại thành phố St. Louis vào năm 1951 có vẻ mang thông điệp như vậy. Mặc dù vùng xung quanh St. Louis đã mất đi 258 nam quân nhân và nữ quân nhân trong chiến tranh, họ lựa chọn khắc lên đài tưởng niệm, “Diem adimere aegritudinem hominibus.” Nói một cách ngắn gon, họ đã chọn sự hy vọng.
Với những ai đang cảm thấy đau lòng bởi sự mất mát, đặc biệt là mất đi những người thân trong những năm gần đây, thế giới của bạn sẽ không thể trở lại như trước khi họ mất đi. Nhưng tôi hy vọng rằng câu châm ngôn này mang đến một chút dễ chịu:
Thời gian sẽ chữa lành mọi vết thương.
Chú thích của dịch giả:
Minh Chi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times