Thành ngữ cổ xưa: ‘Càng xa nhau ta càng thấy yêu nhau’
Câu thành ngữ đã có lịch sử hơn 2,000 năm này về mặt cảm xúc thì có vẻ có nghĩa tương tự với câu nói hiện đại hơn “Con cá mất là con cá to.”
Mới đây, chồng tôi phải đi công tác xa nhà vài tháng. Trong thời gian chồng tôi đi vắng, hơn bao giờ hết, tôi cảm nhận được sự sâu sắc của câu thành ngữ “Càng xa nhau ta càng thấy yêu nhau.” Tôi từng nghĩ rằng đó là một câu nói hơi khiên cưỡng, nhưng bây giờ, khi là người trong cuộc thì tôi không còn cảm giác đó nữa.
Thật đáng kinh ngạc là câu thành ngữ này đã gắn bó với thế giới Tây phương hơn 2,000 năm. Giống như hầu hết các câu thành ngữ khác, lịch sử của câu này khá thú vị và cho phép chúng ta không chỉ trân trọng quá trình lưu giữ lâu dài để trao truyền cho chúng ta, mà còn nhiều kỷ nguyên văn minh đã tồn tại nữa.
Từ thành Rome đến nước Anh
Chúng ta có thể truy ngược lại mẫu câu nguyên thủy của câu thành ngữ từ một nhà thơ La Mã tên là Sextus Aurelius Righttius, người sống ở khoảng những năm từ 50 năm trước Công Nguyên đến 15 năm trước Công Nguyên. Trong tác phẩm có tựa đề “Elegies,” ông viết: “Càng xa nhau ta càng thấy yêu nhau,” câu thành ngữ này ngoài việc đôi khi được diễn đạt theo hình thức hiện đại mà chúng ta đã biết còn có thể được diễn dịch là “Tình yêu luôn nồng nhiệt hơn khi hai người cách xa nhau.”
Theo thời gian, câu thành ngữ này đã có những phiên bản khác nhau, xuất hiện trong nhiều ngữ cảnh khác biệt – trong thơ ca, trong các bài hát, v.v. Với một câu thành ngữ cổ xưa như thế này thì thật khó để nói chính xác được thời điểm bắt đầu xuất hiện phiên bản giống nhất với phiên bản hiện tại là năm nào. Nhưng trong những năm 1600 đã xuất hiện một số bản tương tự với hiện tại dưới nhiều hình thức khác nhau trên các bản in.
Lần đầu tiên câu thành ngữ này xuất hiện trên bản in bằng tiếng Anh có thể là vào năm 1602 như một phần của bài thơ Vô đề trong tuyển tập “Poetical Rhapsody” của thi sĩ Francis Davison. Và vào năm 1616, một biến thể khác đã được xuất bản trong cuốn “Các nhân vật” của Thomas Overbury, trong đó ông viết, “Xa thương gần thường.”
Tại thời điểm đó, có lẽ câu thành ngữ mới được bắt đầu phổ biến ra công chúng – hoặc, có lẽ những lần xuất hiện khác nhau chỉ phản ánh trải nghiệm chung của con người – bởi vì một biến thể khác xuất hiện vào năm 1650, lần này là trong “Những lá thư quen thuộc” của James Howell: “Khoảng cách đôi khi tạo nên tình bạn và sự vắng mặt làm tăng thêm độ ngọt ngào cho tình bạn đó” (Nói về sự ngọt ngào – thật là một sự thể hiện ngọt ngào!)
Tuy nhiên, có một điều mà các nhà nghiên cứu cùng đồng ý đó là: Có một bài hát từ những năm 1800 có tên “Isle of Beauty” là chìa khóa trong việc phổ biến phiên bản hiện tại của câu thành ngữ của chúng ta. Trong tập sách được xuất bản năm 1844 có tên “Những bài hát, những bản Ballad và những bài thơ khác,” Thomas Haynes Bayly viết:
Không bỏ bê những điều tôi yêu dấu
Không quên chốn bạn thân tôi trú ngụ
Có xa nhau lại làm tim nung nấu
Vui lên thêm, vẻ đẹp Đảo tuyệt vời.
Ca từ đẹp đẽ này đã được xuất bản trong nhiều cuốn bài hát thánh ca khác nhau và cùng với điều đó, Bayly tài năng có thể đã biến câu này trở thành một câu thành ngữ vĩnh cửu của ngôn ngữ Anh.
“Con cá mất là con cá to.”
Trong quá trình suy ngẫm về điều đó, tôi nhận ra rằng câu thành ngữ “Càng xa nhau ta càng thấy yêu nhau” thể hiện tình cảm tương tự như với câu thành ngữ “Con cá mất là con cá to” của thời hiện đại hơn và ý nghĩa rất sâu sắc. Nhưng nếu như ta vừa mới đọc lại bài thơ của Bayly thì câu nói hiện đại này dường như không được ổn lắm? Vì vậy, đây chính là ví dụ để nói về lý do tại sao những câu thành ngữ xưa cổ lại hữu ích cho thế giới – cho tất cả chúng ta – Hãy giữ cho những câu tục ngữ cổ được trân trọng này mãi mãi trường tồn.
Một điều quá đúng là: khi bạn tạm thời không giữ được những thứ mà bạn đã từng có trong quá khứ thì bạn nên xem xét kỹ hơn về vấn đề đạo đức của bạn.
Trong những năm gần đây, tôi nghĩ rằng mỗi chúng ta đều đã trải qua một khoảng thời kỳ đen tối nào đó. Và cũng nhờ đại dịch COVID-19. Vâng, một dòng suối bạc nhỏ bé trong một thời kỳ ảm đạm khác.
Trong đại dịch, khi chúng ta không thể gặp gỡ trực tiếp được với bạn bè, gia đình hoặc thậm chí là đồng nghiệp nhiều như bình thường thì chúng ta càng coi trọng sự kết nối giữa con người với nhau hơn bao giờ hết. Và có thể được đánh giá cao – hoặc có thể cũng không được thích – nhưng kết nối công nghệ đã phần nào giúp chúng ta tiếp tục giữ được liên lạc với mọi người.
Bạn có thể chọn dùng trình Ditto cho các sự kiện trực tiếp như hòa nhạc, thể thao, tế lễ. Nhưng cho dù mọi người có cố gắng như thế nào đi nữa thì sự kết nối trực tiếp giữa người với người là không giống như qua video. Vẻ đẹp và năng lượng của âm nhạc, bầu không khí của một đám đông cổ vũ và sự sâu sắc của việc kết nối tinh thần đơn giản là không thể được tái tạo thông qua các phương tiện công nghệ. Có những sợi dây vô hình ràng buộc tất cả chúng ta, cho dù ta có ở đâu chăng nữa thì ta vẫn cảm nhận được tình cảm trọn vẹn hơn khi ở bên nhau.
Gần đây, khi phải xa chồng, tôi càng thấy trân quý mối quan hệ của chúng tôi hơn. Tôi thường nghĩ về câu chuyện của những người vợ mòn mỏi chờ chồng trong suốt thời gian dài. Họ là những người vợ của các nhân viên phục vụ, của những người làm việc trên biển và của những người chỉ có thể kiếm sống được bằng cách sống xa nhau. Có lần tôi đã đọc một câu chuyện cổ của Trung Quốc về một người vợ chung thủy chờ chồng – người chồng đi lính và hoàn toàn bặt vô âm tín – trong 18 năm!
Cuối cùng, câu thành ngữ “Càng xa nhau ta càng thấy yêu nhau” không chỉ truyền đạt một sự thật mà còn dạy cho chúng ta một bài học đạo đức nhỏ: Hãy trân quý những người xung quanh bạn, trân trọng tình bạn và mối quan hệ của bạn trong khi bạn có thể, bởi vì những điều đó sẽ không tồn tại mãi mãi.
Khánh Nam biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times