Bậc thầy dạy thư pháp của Vương Hi Chi chính là một người phụ nữ
Nhắc đến thư pháp, mọi người đều biết Vương Hi Chi, Vương Hi Chi được xưng là “Trung Quốc thư thánh” (Bậc thánh về thư pháp ở Trung Quốc), nhưng thầy của Vương Hi Chi lại là một nguười phụ nữ. Vậy bà là ai?
Thầy của Vương Hi Chi là Vệ phu nhân. Bà là nhà thư pháp nổi tiếng thời Đông Tấn, trong cuốn Thư đoạn giới thiệu Vệ phu nhân tên Thước, tự Mậu Y. Vậy tại sao người đời sau lại gọi bà là Vệ phu nhân? Đó là bởi vì chồng của bà là cố Thái Thú, làm quan đương triều, cho nên người khác tôn xưng bà là Vệ phu nhân. Trong Hồng Lâu Mộng có danh xưng Vương phu nhân, Hình phu nhân, là cùng một cách xưng hô như vậy. Cổ nhân kiêng huý trực tiếp xưng hô tên tự, cho nên gọi phu nhân là một loại tôn xưng.
Trong cổ thư ghi chép, Vương Hi Chi bảy tuổi liền bái Vệ phu nhân làm thầy, học tập thư pháp, học đến năm 12 tuổi, tuy tuổi nhỏ nhưng đã có thành công. Trong bài thơ “Đan thanh dẫn tặng Tào tướng quân bá” của thi nhân Đỗ Phủ đời Đường có nhắc đến:
“Học thư sơ học Vệ phu nhân,
Đãn hận vô quá Vương Hữu Quân”
Tạm dịch nghĩa:
“Lúc nhỏ học thư pháp ở Vệ phu nhân
Nhưng hận không bằng Vương Hữu Quân”
Vương Hữu Quân ý là chỉ Vương Hi Chi. Hữu Quân là một chức quan, Vương Hi Chi từng làm quan đến chức Tướng quân Hữu Quân, cho nên mọi người cũng xưng ông là Vương Hữu Quân.
Vệ phu nhân có tập “Cận phụng thiếp”, trong đó có ghi chép về việc bà đề cử Vương Hi Chi với người khác, nguyên văn viết: “Vệ có một đệ tử tên Vương Dật Thiếu, có khả năng học được lối chân thư của Vệ”. Vương Dật Thiếu chính là Vương Hi Chi, ông tự là Dật Thiếu. Chân thư tức là Khải thư. Khải thư được xưng là Chân thư, Chính thư, hoặc Chính khải.
Từ “Cận phụng thiếp”, chúng ta có thể thấy được Vương Hi Chi đã học tập Khải thư từ Vệ phu nhân, còn Hành thư của Vương Hi Chi chúng ta có thể biết được thông qua “Lan đình tập tự”. Vậy thì Khải thư của Vương Hi Chi viết được như thế nào? Trong “Tấn thư” có nói: “Vương Hi Chi, tự là Dật Thiếu. Rất giỏi Lệ thư, xưa nay chưa ai vượt qua được”. Trong này có nhắc đến “Lệ thư”, tức là chỉ chữ Lệ thông hành, từ sau thời Ngụy Tấn diễn hóa thành chữ Khải.
Chữ Khải của Vương Hi Chi có tính đại biểu nhất là ở cuốn “Nhạc nghị luận”, nội dung chủ yếu là việc danh tướng Nhạc Nghị thời Chiến quốc chinh phạt các nước. Trong cuốn “Tấn Hữu Quân Vương Hi Chi thư mục” (Thư mục Vương Hy Chi, chức Hữu Quân nước Tấn), Chử Toại Lương, nhà thư pháp triều đại nhà Đường đã xếp “Nhạc nghị luận” ở vị trí thứ nhất. Chử Toại Lương nhận xét rằng: “‘Nhạc nghị luận’ thế bút tinh diệu, nét chữ bao chứa đầy đủ”. Đây cũng chính là thiên văn chương dùng bút vi diệu, đủ để trở thành quy phạm cho hậu thế.
Một cuốn nữa có thể có tính đại biểu cho Khải thư của Vương Hi Chi, đó là “Hoàng đình kinh”, còn có tên khác là “Hoán nga thiếp”, tại sao gọi “Hoán nga thiếp”? Tương truyềni Vương Hi Chi vô cùng thích ngỗng, ông thường xuyên quan sát động tác ngỗng vẩy nước trong hồ, rồi cảm ngộ dùng bút viết chữ rất uyển chuyển kỹ xảo. Có vị Đạo sĩ rất thích chữ của Vương Hi Chi, bèn nuôi một đám ngỗng trắng đem tặng cho ông, mời Vương Hi Chi giúp ông ta sao chép một bộ “Hoàng đình kinh”.
Vậy nên, Vương Hi Chi không chỉ viết rất giỏi Hành thư, mà Khải thư cũng vô cùng giỏi. Vậy chữ của Vệ phu nhân, thầy của ông như thế nào? Khải thư của Vệ phu nhân đẹp phi thường, hậu thế xưng là “Trâm hoa tiểu khải” (chữ Khải nhỏ đẹp như trâm hoa). Ý tứ chính là từng chữ, từng chữ tựa như từng đoá từng đoá ngậm nụ, chưa nở thành hoa. Thời Đường có nhà thư pháp Trương Hoài Quán, ông viết sách “Thư đoạn” nổi tiếng liên quan đến thư pháp, trong đó phẩm bình hơn 120 nhà thư pháp từ thời Tần Hán đến đời Đường. Trong cuốn sách này đã hình dung chữ của Vệ phu nhân với bốn câu nói: “Toái ngọc hồ chi băng, lan dao đài chi nguyệt, uyển nhiên phương thụ, mộc nhược thanh phong”. Chính là nói chữ của Vệ phu nhân giống từng khối băng ngọc vỡ nát, thanh khiết, lại như ánh trăng trên đài cao ôn nhu mỹ hảo, uyển ước tựa một cây hoa đang nở, thể chữ có sự kết hợp giữa an tĩnh và tươi đẹp, tựa gió mát phảng phất vào mặt, khiến tinh thần người ta sảng khoái.
Vệ phu nhân tại sao có thể viết được chữ Khải tốt như thế? Vệ phu nhân sinh ra trong nhà thư pháp thế gia, trong gia tộc rất nhiều trưởng bối đều là nhà thư pháp đương thời. Tằng tổ phụ của bà là Vệ Quán, thúc thúc bà là Vệ Hằng, đương thời đều là các nhà đại thư pháp. Sinh ra trong bối cảnh gia tộc như vậy, Vệ phu nhân từ nhỏ rất thích thư pháp, lại phi thường chăm chỉ. Tương truyền, trước cổng thôn bà có một hồ nước, Vệ phu nhân mỗi lần viết chữ là viết mấy canh giờ, viết chữ xong liền mang bút lông tới ao nước trước cổng thôn rửa tới rửa lui. Trải qua năm tháng, ao nước kia bị rửa thành màu đen, người đời sau gọi ao này là “ao Vệ phu nhân tẩy mực”, đủ thấy trình độ dụng tâm khắc khổ của bà.
Vệ phu nhân không chỉ viết chữ tốt, bà còn nghiên cứu thư pháp. Bà có một quyển “Bút trận đồ”, trong đó trình bày phép tắc truyền thống để viết tốt thư pháp như thế nào, và cuốn ách này đã trở thành trước tác trọng yếu cho hậu thế học tập thư pháp.
Đã xuất thân thư pháp thế gia, thiên chất thông minh chăm chỉ, hơn nữa còn có một nguyên nhân trọng yếu nhất, chính là Vệ phu nhân học tập từ Chung Diêu. Vậy Chung Diêu là ai? Chung Diêu là nhà thư pháp trứ danh thời Tam Quốc, ông cũng được xưng là thủy tổ của Khải thư. Thời đại Chung Diêu sống dùng chữ Hán kiểu Chính thể, từ thể chữ Lệ đến Khải thư là thời kỳ diễn biến trọng yếu, Chung Diêu đem Khải thư phát dương quang đại, ảnh hưởng sâu xa đến hậu thế, cho nên được xưng là thuỷ tổ Khải thư. Tác phẩm của Chung Diêu có tên “Tuyên thị thiếp”, được xưng là đệ nhất Khải thư.
Nói đến diễn biến của chữ Hán Chính thể, chúng tôi chia sẻ đơn giản cùng mọi người một chút. Chúng ta biết từ khi bắt đầu lần văn minh này đến bây giờ, chữ Hán có một quá trình diễn biến phát triển. Văn tự xuất hiện sớm nhất là Giáp cốt văn thời Ân Thương, là văn tự vẽ trên xương cốt động vật; sau triều đại nhà Thương đến thời nhà Chu, mọi người bắt đầu đem văn tự khắc trên khí cụ bằng đồng, thời đó mọi người cho rằng đồng là kim, cho nên văn tự khắc trên khí cụ bằng đồng cũng được xưng là Kim văn.
Sau đó, Kim văn lại diễn biến thành Triện thư, tương truyền nó là sáng tạo của sử quan Trứu thời Chu Tuyên Vương, cho nên nó cũng được xưng là Trứu văn (chữ Đại Triện), tựa như nếp nhăn đồng dạng phức tạp, loại kiểu chữ này phi thường cổ phác trang nhã. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất 6 nước, vì để thống nhất văn tự cả nước, ông đã đem Đại Triện diễn biến thành chữ Tiểu Triện.
Đến thời nhà Hán, Triện thư lại diễn biến thành thể Lệ thư, lúc ấy, người ta vì để dễ dàng viết chữ Hán, thể Lệ thư lại diễn biến thành lối viết Thảo. Thể chữ Lệ thư còn diễn hóa thành kiểu chữ Khải thư ngay chính, kết cấu nhìn chỉnh tề, vô cùng rõ ràng, dễ dàng phân biệt.
Đương thời, sau khi chữ Khải thư xuất hiện, mọi người phát hiện kiểu chữ này rõ ràng sáng tỏ, không giống lối viết Thảo thư và Triện thư có thể tùy ý biến hóa hình tượng. Kiểu chữ loại này rất cố định, cho nên mọi người xưng nó là Chính thư, Chân thư, Lệ thư. Chúng ta có thể thấy trong vài tư liệu có nói Vệ phu nhân am hiểu Chính thư, Chân thư, kỳ thực chính là chỉ Khải thư. Hậu thế nói tới Khải thư, chữ Khải này cũng có ý nghĩa là khuôn mẫu, chuẩn tắc, quy phạm. Sau đó lại diễn biến tiếp thành Hành thư, nếu như lệch chữ Khải một điểm gọi là Hành Khải, lệch lối viết Thảo một điểm gọi là Hành Thảo.
Trong tất cả các kiểu chữ Hán là Giáp cốt văn, Kim văn, Lệ thư, Thảo thư đều lưu lại lâu dài trong lịch sử, thời hiện đại chúng ta ngoại trừ viết thư pháp, bình thường rất ít khi dùng đến chúng, nhưng chỉ có một kiểu chữ, một đường sử dụng đến mấy ngàn năm, manh nha từ thời Tần Hán, một mực sử dụng đến bây giờ, đó chính là Khải thư.
Thời Tống xuất hiện kĩ thuật ấn loát chữ rời, chính là lấy Khải thư làm cơ sở, loại chữ ấn loát thời Tống này được gọi là Tống thể, cho tới bây giờ, thể chữ Hán trong máy tính chúng ta thì loại thông dụng nhất vẫn là kiểu thời Tống.
Cũng có học giả cho rằng Giáp cốt văn, Kim văn, Triện thư, Lệ thư xuất hiện đều là vì đặt định cơ sở vững chắc cho chữ Khải xuất hiện. Chữ Khải sở dĩ có thể cấu thành mấy ngàn năm nay, thể chữ tựa như cây cổ thụ, có thể là do bản thân nó bao chứa thâm ý. Kiểu chữ Khải phi thường đoan chính, ngắn gọn, mọi người tại thời điểm viết thì tính tình cũng sẽ trở nên trung chính bình thản, không giống lối viết thảo buông phóng tính tình. Cổ nhân đứng trước rất nhiều sự việc thì trước tiên đều sẽ chính tâm thành ý, người lúc tâm chính ý thành thì càng dễ làm nên chuyện. Làm người như thế, chữ cũng như vậy. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân kiể chữ Khải lưu truyền đến ngàn năm.
Sự hình thành của chữ Khải cũng có một quá trình diễn hóa, nó cũng không phải đột nhiên sản sinh ra, mà không thể tách rời với những tích lũy của tiền nhân. Thời Đường, trong “Pháp thư yếu lục” của Trương Ngạn Viễn có ghi chép: “Thái Ung nhận từ thần nhân, mà truyền nó cho Thôi Viện cùng con gái Văn Cơ, Văn Cơ truyền nó cho Chung Diêu, Chung Diêu truyền nó cho Vệ phu nhân, Vệ phu nhân truyền cho Vương Hi Chi.”
Đoạn văn này ghi chép một phần truyền thừa trong quá trình diễn biến thư pháp. Trong “Thái bình quảng ký” cũng có ghi chép một chuyện giống như vậy, Thái Ung rất tinh thông thư pháp, ông lúc còn trẻ từng đi đến Tung Sơn học tập thư pháp. Có một ngày ông đi vào trong một động đá thần bí, phát hiện bên trong có một bộ sách, tám góc của bộ sách này đều phát tán ánh sáng bàng bạc. Ông lật ra xem xét, thấy bên trong ghi chép lại bí quyết sáng tác thư pháp, những thứ được viết đều là của Lý Tư thời Tần, Sử Trứu (chính là người tương truyền sáng lập chữ Đại Triện đã nói ở trên). Thái Ung như nhặt được chí bảo, vô cùng cao hứng, cả một ngày không ăn không uống mà chỉ nhìn quyển sách này, trong miệng nói lẩm bẩm, giống như đối thoại cùng người trong sách vậy. Sau đó Thái Ung nghiên cứu bộ sách này ba năm, cuối cùng thu hoạch được tinh yếu trong thư pháp, từ đây thư pháp tiến rất xa. Năm Hi Bình thứ tư, Hán Linh Đế hy vọng trùng chỉnh một số kinh điển Nho gia, ông liền lệnh cho Thái Ung sau khi đem những kinh điển này chỉnh lý thì khắc vào trên tấm bia đá, gồm Thi, Thư, Lễ, Dịch, Nhạc và Xuân Thu. Thái Ung tự mình viết chữ lên bia đá để thợ điêu khắc. Cuối cùng phải dùng hết 46 khối đá, trải qua chín năm mới khắc thành, sử gọi là “Hi Bình thạch kinh”. Còn chữ của Thái Ung thì được người đời đánh giá là: “Thư pháp Thái Ung hiểu đạt cốt khí, thần lực hào sảng.” Nói cách khác, chữ Thái Ung phảng phất có sự trợ giúp của Thần.
Sau đó, Thái Ung đem tinh yếu thư pháp này truyền cấp cho học sinh của ông là Thôi Viện cùng con gái của ông là Thái Văn Cơ, Thái Văn Cơ lại truyền cho Chung Diêu, Chung Diêu trở thành ông tổ của Khải thư. Vệ phu nhân học tập tinh yếu thư pháp của Chung Diêu, rồi đem nó truyền cho Vương Hi Chi, Vương Hi Chi trở thành “Trung Quốc thư thánh”.
Thủy tổ Khải thư Chung Diêu đã sáng lập chữ Khải, khi đó chữ Khải thoát thai từ thể chữ Lệ, còn có chút lệch ý nghĩa xưa kia của thể chữ Lệ, trải đến Vệ phu nhân thừa truyền khiến “Chữ Khải nhỏ đẹp tựa trâm hoa”. Đến thời Vương Hi Chi, ông đã đem chữ Khải phát triển đến cảnh giới chí thiện chí mỹ, cho nên trong lịch sử cả Vệ phu nhân và Vương Hi Chi đều được xưng là “Chung Vương”.
Cuối cùng, chúng ta nói đến một chút về trình tự, chữ Hán Trung Quốc từ Giáp cốt văn, Kim văn, Triện thư, Lệ thư, Khải thư, Hành thư, có một quá trình diễn hóa phát triển. Trong tất cả các kiểu chữ này, Khải thư trở thành kiểu chữ sử dụng dài lâu nhất, một mạch sử dụng đến bây giờ, máy tính hiện tại của chúng ta đánh chữ thường dùng chữ Hán kiểu Tống thể, chính là lấy Khải thư làm kiểu chữ cơ sở. Mà từ vị tổ Khải thư là Chung Diêu đến giữa thời Thư Thánh Trung Quốc Vương Hi Chi, một vị nữ tử đã khởi lên tác dụng truyền thừa trọng yếu, bà chính là Vệ phu nhân.
Lâm Phương Vũ biên tập
Toan Đinh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại EpochTimes Hoa Ngữ