Mạn đàm về thư pháp thời Đường (1)
Thời Đường là thời đại huy hoàng xán lạn trong lịch sử Trung Quốc, là thiên triều đại quốc có tiếng tăm trên thế giới. Kinh tế xã hội, chính trị, văn hóa, đối ngoại đều phát triển toàn diện. Trong lĩnh vực văn hóa, thơ ca, thư pháp, hội họa, âm nhạc, vũ đạo.v.v. hình thức nghệ thuật gần như đồng thời đạt đến thời kỳ phồn vinh toàn diện, trở thành nghệ thuật đỉnh cao với lịch sử phát triển riêng.
Thời kỳ này, thư pháp dần tiến nhập có tính phổ cập, thành thục phát triển đến đỉnh cao của sự phồn vinh hưng thịnh. Khải thư, hành thư, thảo thư, lệ thư, triện thư, trong mỗi thể chữ đều xuất hiện nhà thư pháp có ảnh hưởng sâu xa, xuất hiện các phái khác nhau, người sáng tác rất nhiều, người học cũng đông đảo.
Người xưa tạo chữ bắt đầu từ văn tự đồ họa, cực kì đẹp đẽ, viên mãn tròn đầy, chữ Hán truyền tải toàn bộ lịch sử văn minh và văn hóa dân tộc, ngưng tụ trí tuệ dân tộc. Lấy truyền thống văn hóa làm vật trung gian, từ nguồn gốc chữ Hán mà sinh ra thư pháp, trở thành một loại hình thức nghệ thuật đặc biệt, có nguồn gốc sâu xa, phát triển lâu dài. Phương pháp viết thư pháp có thể gọi là pháp tắc, chuẩn mực viết chữ Hán, thể hiện không phải ở sự bao chắn bên ngoài nét chữ, mà là phát ra từ tiêu chuẩn hành vi trong tâm, thể hiện được cảm ngộ của mọi người với đại đạo, chân lý, đồng thời truy tìm bản chất của cái đẹp trong sự hài hòa, thống nhất với tự nhiên. “Pháp” chính là sinh mệnh của thư pháp, không có “chuẩn mực” thì càng không phải “Thư pháp”.
Cổ nhân nói: “Lời nói, cũng là tiếng lòng; Thư, cũng là vẽ từ trong tâm ra.” Tác phẩm thư pháp biểu lộ ra ý vận và cảm giác đẹp đẽ là sự biến hóa của tâm linh người viết. Truyền thống tầng lớp văn nhân là đem thư pháp đặt vào quỹ đạo “chính nhân tâm”, luyện tập thư pháp cũng trở thành quá trình tu dưỡng thân và tâm. Tác phẩm thư pháp hay đều có ý cảnh của thi ca, sự lộng lẫy của tranh vẽ, sự hài hòa của âm nhạc, luật vận của vũ đạo, khiến sau khi người ta thưởng thức có thể thiện hóa nhân tâm. Thư pháp thời Đường, trên thừa kế từ thời Hán Ngụy lục triều, dưới mở đến thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Bởi vì văn hóa thời này xuất hiện khí thế “ hải nạp bách xuyên” (biển dung nạp trăm sông), rộng lớn hùng vĩ, bởi vậy các nhà thư pháp thời Đường cũng có hoài bão, khí độ và khát vọng to lớn, đạo đức nhân phẩm và các tác phẩm thư pháp của họ cũng truyền lại cho hậu thế, đều thể hiện hình thế thời Thịnh Đường trên một đại quốc rộng lớn. Bài viết này thử nói về nguyên nhân thư pháp thời Đường phồn vinh, tiến hành nghiên cứu thảo luận các mặt phong cách nghệ thuật và thành tựu của nó.
Nguyên nhân thư pháp thời Đường phồn vinh
Chính trị xã hội, kinh tế – nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phồn vinh của thư pháp thời Đường
Thời Đường, quốc gia thống nhất, chính trị khai sáng, kinh tế phồn vinh, trước sau xuất hiện “Trinh Quán chi trị” và “Khai Nguyên thịnh thế” – hai thời kỳ toàn thịnh. Khai sáng cục diện này, là bởi vì bắt đầu từ Đường Thái Tông, đến các vị quân chủ đời sau đều yêu mến bách tính, tuyển người hiền tài đảm nhận việc nước, giỏi nghe can gián. Đường Thái Tông thân ở trên vị trí cao quý mà đối xử với mọi người khiêm nhường, chăm lo quản lý, không chỉ là người khai sáng thời Đường thịnh thế vĩ đại, mà còn là điển phạm về trị thế cho người đời sau học hỏi. Văn hóa đời Đường có khí chất đặc thù, chính là loại tinh thần “thâu chứa tất cả”, “bao dung để rộng lớn”. Thực hóa chí – Tân Đường Thư viết: “Đến (Trinh Quán) năm thứ 4, một đấu gạo giá bốn, năm tiền, cửa bên ngoài mấy tháng không đóng, ngựa trâu chăn thả tự do, người đi mấy ngàn dặm không than hết lương thực, dân và vật đông đúc. Tứ di hàng phục, người lên đến trăm hai mươi vạn. Lúc ấy, xử án khắp thiên hạ, tội chết 29 người, được xưng là thời thái bình”.
Đường Thái Tông coi trọng giáo dục văn hóa, đối với thư pháp càng hết sức đề xướng. Ông ấy tôn sùng thư pháp Vương Hi Chi, khởi xướng nhóm người học tập, tự mình soạn viết Vương Hi Chi truyện tán, xem thư pháp này là “thập toàn thập mỹ”, làm cho thư pháp trở nên chính thống hóa, đối với sự phát triển và phồn vinh của thư pháp thời Đường có tác dụng thúc đẩy mang tính trọng yếu. Chữ Vương Hi Chi bềnh bồng phiêu lãng mà đoan trang, như “gió mát thổi ra ở tay áo, trăng sáng chiếu vào lòng”, phiêu nhiên mà có được dáng vẻ “tiên phong đạo cốt”. Đường Thái Tông trưng tập khắp nơi bút tích Vương Hi Chi, đồng thời ngợi ca Lan đình tự của nhà thư pháp này, “điểm kéo công phu, chọn lựa vi diệu”, lệnh cho đám người Âu Dương Tuân, Chử Toại Lương tỉ mỉ mô phỏng được nhiều bản. Lan đình tự là Vương Hi Chi trong lan đình tu tập, cảm ngộ vẻ đẹp của vạn vật tự nhiên trong trời đất tạo hóa, vũ trụ thâm sâu tinh vi, văn hay bút đẹp ấn chứng trên thư pháp, “Lớn thay tạo hóa công, vạn sự khác biệt không gì không đều”; Sách này có 324 chữ, mỗi một chữ đều được sáng tạo xuất ra một hình tượng sinh mệnh, lại giao phó bản tính, tinh thần, phong nghi cho chính mình, xưa nay được xem là “thần phẩm” (tác phẩm thần kì).
Đường Thái Tông dựng Hoằng Văn quán, cho phép các nhà thư pháp nổi tiếng làm bác sĩ thư học, chuyên môn bồi dưỡng nhân tài thư pháp. Cựu Đường thư ghi chép: “Vào lúc trong nước dần dần bình ổn, Thái Tông nhanh chóng nghĩ đến việc kinh thư, mở văn học quán mà đối đãi với sĩ tử bốn phương”; Toàn Đường thi quyển một ghi chép: Đường Thái Tông “bên trái điện dựng Hoằng Văn quán, đều cho dẫn học sĩ vào trong, lần lượt lưu lại mà nghỉ ngơi.
Giữa buổi thính triều, ắt cùng nhau thảo luận điển tịch, vịnh văn của nhiều người, hoặc ngày đọc đêm nghỉ, chưa từng lười biếng, thi bút pha trộn giữa thảo thư và lệ thư, thực trác tuyệt xưa nay chưa từng có. Còn như thiên văn phát ra đẹp đẽ, chìm trong mỹ lệ, cao khiết, sáng sủa. Thời thịnh đạt của nhà Đường trăm năm phong nhã, mà Hoàng đế thực là người khai mở điều đó.”
Đường Thái Tông vốn cũng là một nhà thư pháp kiệt xuất, Tự thư lục nói: “(Trinh Quán) năm thứ 14, ngày 22 tháng 4, Thái Tông tự viết chữ chân thư, thảo thư ở bình phong để quần thần hiểu rõ, bút lực mạnh mẽ, là tuyệt tác một thời.” Chịu ảnh hưởng ấy, các vị quân chủ thời Đường sau đó cũng phần lớn giỏi thư pháp, như Đường Cao Tông, Đường Duệ Tông, Đường Tuyên Tông .v.v. đều tích cực khởi xướng thư pháp.
Đến thời Đường, giáo dục thư pháp định ra chế độ ban xuống. Trong học phủ ở sáu nơi lệ thuộc Quốc Tử Giám, có một chỗ gọi là “Thư học”. Trong sáu khoa mục của khoa cử triều Đường, thư pháp được xem là một khoa, tên là “Minh thư”. Triều đình vì nhà thư pháp thiết lập chức quan chuyên môn, như Hàn Lâm viện thiết lập Thị thư học sĩ, Quốc Tử Giám có Thư học bác sĩ, cơ quan các cấp bên dưới của tam tỉnh lục bộ đại bộ phận đều thiết trí quan lại chuyên trách quản lý thư pháp. Giống như Hoằng Văn quán, Sùng Văn quán, Tập Hiền viện, Bí thư tỉnh .v.v., cơ cấu các loại văn sử, quan viên chuyên trách thư pháp càng nhiều. Thời Đường, tuyển bổ nhân tài và sử dụng càng xem trọng tài năng thư pháp. Vô luận là nhu cầu của xã hội hay là yêu cầu khảo thí đều cường điệu “Thư pháp chữ khải mạnh mẽ, mỹ lệ”. Cái này đích xác là phong cảnh văn hóa một đường sáng đẹp.
Văn hóa – nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phồn vinh của thư pháp thời Đường
Thời Đường, ba nhà Nho, Phật, Đạo cùng tồn tại. Đường Thái Tông tôn sùng Nho học, lại nâng đỡ Đạo giáo và Phật giáo. Từ nền móng lập quốc mà nói, văn hóa Nho gia là cơ sở, là luân lý quy phạm xã hội và chuẩn tắc cơ bản của hành vi con người, kinh điển Nho gia trở thành tiêu chuẩn tài liệu giảng dạy khảo thí khoa cử thời Đường; Mà ở lĩnh vực tư tưởng, thì là ba nhà Nho, Phật, Đạo cùng tồn tại, lại đều đạt tới thời kỳ phát dương cường thịnh, khiến xã hội duy trì tiêu chuẩn đạo đức tương đối cao. Bởi vậy có thể thấy được, trên mặt tư tưởng thời Đường khai phóng tự do, là cơ sở phồn vinh toàn diện văn hóa nghệ thuật thời kì này. Thời Đường rất nhiều người cầu tiên hỏi đạo, khí tức thần tiên tràn ngập khắp xã hội; tư tưởng Phật gia cũng được truyền bá với quy mô chưa từng có, phiên dịch kinh Phật, truyền bá số lượng cực lớn. Tư trị thông giám ghi lại ảnh hưởng của Phật giáo vào thời này “ngày càng rực rỡ, từ đế vương đến sĩ dân, không ai không tôn kính, tin theo.”
Chịu ảnh hưởng của truyền thống văn hóa, tư tưởng tín ngưỡng của văn nhân thời Đường tuy mỗi người có tông phái riêng, nhưng đa số đều có đặc điểm xuất nhập tam giáo. Ba nhà Nho, Phật, Đạo đều dạy người hướng thiện, tuân theo quy luật vũ trụ, truy cầu “thiên nhân hợp nhất “, bởi vậy trong văn nhân đã có nhân cách quân tử của Nho gia, lại có tiên phong đạo cốt của Đạo gia; có nương theo tu luyện Phật pháp. Như Hạ Tri Chương cũng Nho cũng Đạo, không chỉ có sắc thái văn chương nổi bật mà lại giỏi thư pháp, nhận chức bác sĩ đến Bí thư giám tứ môn trong Quốc Tử Giám, lúc thành đạo từ quan về quê, được Hoàng đế tặng thơ, Thái tử cùng văn võ bá quan vì ông mà làm tiệc tiễn biệt. Tác phẩm thư pháp nổi tiếng có Hiếu Kinh, Long Thoại cung kí.v.v, Thuật thư phú xứng là thư pháp hay, “đặt bút tinh tuyệt, lời hay ít có sự đắn đo, như sắc màu rực rỡ của rừng xuân, thực là một cái nhìn mà tả được sự lo buồn.” Vương Duy kiêm đủ thi, văn, thư, họa, làm quan đến Thượng thư Hữu thừa, “Dốc chí phụng Phật”, mỗi ngày bãi triều hồi phủ liền tĩnh tâm đọc kinh Phật, cũng khuyên người chung quanh hướng thiện. Cựu Đường Thư khen “thư họa đặc biệt đạt đến chỗ vi diệu”, Thuật thư phú khen “thi nhập quốc phong, bút siêu thần tích”.
Thơ ca thời Đường cũng đạt đến đỉnh cao trong lịch sử văn học Trung Quốc, cùng hình thức nghệ thuật thư pháp ở giữa tương hỗ, thẩm thấu, dung hợp, đạt đến trình độ hoàn mỹ, cũng là trước nay chưa từng có. Thi nhân thời Đường giỏi thư pháp, nhà thư pháp giỏi làm thơ, thi nhân nhiều, nhà thư pháp cũng đông đảo, đều là chưa từng có, một người mà kiêm hai thân phận nhà thơ và nhà thư pháp, người nào cũng có. Như “Thi tiên” Lý Bạch, Thư quyết nói phép viết chữ đại tự của ông xem như ẩn cư nhưng lại có được sự sáng rõ vững chải, mạnh mẽ, phóng túng, tú lệ, lâng lâng như có tiên khí, mỗi chữ đều hào phóng, thi phong đẹp đẽ, thoải mái. Tuyên Hòa thư phổ khen “Chữ họa cực kì bay bổng, phóng túng, giống như tự biết bản thân không đặc biệt nhờ vào bài thơ”.”Thi thánh” Đỗ Phủ, Thư sử hội yếu khen khải thư, lệ thư, hành thư, thảo thư không gì không giỏi, “Thư pháp quý ở chỗ mảnh mai nhưng cứng rắn, thông đạt thần linh” của ông được người đời sau tôn làm nguyên tắc mỹ học thư pháp. Thư pháp Bạch Cư Dị phong cách cao nhã, trong sáng, tiêu sái, còn có đặc điểm nghệ thuật “thế bút nhẹ nhàng”. Ngoài ra, Lưu Vũ Tích, Liễu Tông Nguyên, Mạnh Hạo Nhiên, Thường Kiến, Vi Trang .v.v. đều là những người có thành tựu cao ở cả hai mặt thơ ca và thư pháp.
Có rất nhiều nhà thư pháp đồng thời lại là thi nhân, như Âu Dương Tuân, Ngu Thế Nam, Nhan Chân Khanh, Liễu Công Quyền .v.v., thơ văn tài tình cả xưa lẫn nay, trong Toàn Đường thi đều có tác phẩm của bọn họ. Như lối viết thảo của nhà thư pháp Trương Húc thực là tầm tiên phỏng đạo, thường nghỉ ngơi ở chốn núi non Ngũ Hồ, Vân Hạ, trong bài thơ Sơn trung lưu khách viết: “Cho dù trời tạnh ráo sáng sủa không có sắc mưa, vào trong chỗ mây dày cũng dính áo”, câu tứ mới lạ, triết lý bao chứa sự phong phú: nơi u cốc trong núi non vắng lặng, khói mây mờ mịt…… Kia là ý cảnh như thế nào, ông ấy nhất định phải lên núi cao, tìm kiếm u cốc, thân đến chỗ như vậy mới có thể lãnh hội. Mà bốn chữ “trong chỗ mây dày” càng sẽ khiến người ta suy tư vô hạn, bởi vì càng “vào” càng “sâu”, nơi thấy được cũng càng nhiều, nhưng “không phải người có chí thì không thể đến được”. Miêu tả vẻ đẹp của mây núi càng có nguyện vọng mong cùng bạn bè thưởng thức cảnh đẹp.
Trong nghệ thuật thư pháp, số văn nhân đạt đến đỉnh cao nhiều không kể xiết, mở đến trạng nguyên cập đệ. Thư sử hội yếu viết: “Ban đầu lấy văn chương nổi danh trong nước, mà giỏi về thư pháp”. Trong võ tướng, nhà thư pháp cũng không thiếu một người, làm quan đến chức Vũ Vệ Đại tướng quân Lý Tư Huấn, màu sắc vi diệu, họa tác siêu tuyệt, đặc biệt là cảnh núi sông ngọc bích rất có tiếng tăm, thường kết hợp đề tài Phật, Đạo, Thần tiên, sáng tạo ra một loại cảnh phiêu bồng sương khói; Ở phương diện dùng bút, rất giỏi lệ thư và thảo thư, chuẩn mực nghiêm chỉnh, bút lực cứng cỏi sắc nhọn, khí thế nhẹ nhàng, thoải mái. Trong tăng đạo, nhà thư pháp cũng rất nhiều, như đạo sĩ Tôn Tư Mạc không chỉ tinh thâm y thuật, mà còn giỏi thư pháp, thư pháp của ông vận độ bất phàm, thanh nhẹ tao nhã; Tư Mã Thừa Trinh giỏi thư pháp, Hoàng đế từng lệnh cho ông dùng ba thể chữ để viết Đạo Đức kinh, san chính văn từ lộn xộn, khắc làm thạch kinh. Đạo sĩ Ngô Quân, Chung Ly Quyền, tăng nhân Hoài Tố, Hoài Nhân, Hàn Sơn, Cao Nhàn, Biện Tài .v.v. thư pháp của họ cũng rất xuất sắc. Khi đó, thư pháp trong dân gian rất phổ cập, như thế người sao chép kinh điển Phật Đạo rất nhiều. Chép kinh cần có tâm cung kính, chân thành, dùng thể khải thư ngay chính, trong quá trình viết nhận được ảnh hưởng của kinh văn mà thay đổi một cách vô thức, bút lực cô đọng ổn định, rất có công lực, thư pháp như trên cũng có tiêu chuẩn tương đối cao.
Trong lĩnh vực thư pháp, tư tưởng ba nhà Nho, Phật, Đạo không chỉ có đề tài và nội hàm thư pháp phong phú, mà còn trực tiếp chạm vào và nâng cao cảnh giới tư tưởng của người viết, tác phẩm thư pháp hoặc phong cách cao nhã, hoặc mộc mạc tự nhiên, hoặc chân chất dẫn ý, hoặc chuẩn mực nghiêm chỉnh; Truy cầu cảnh giới đẹp “đạo pháp tự nhiên”, “thuận theo trời mà tự cường”; Trong thư pháp ẩn chứa tâm cảnh yên tĩnh, xa xăm của tác giả, cái đẹp sáng rõ, trong xanh, tinh thần bao dung vạn vật, đều là từ nơi này đến.
Chuyển từ “Minh Tuệ Cương”
Toan Đinh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại EpochTimes Hoa ngữ