Mạn đàm về thư pháp thời Đường (2)
Xem lại phần 1: Mạn đàm về thư pháp thời Đường (1)
Phong cách nghệ thuật thư pháp thời Đường
Đời nhà Thanh, nhà lý luận thư pháp Lương Nghiễn trong Thừa Tấn trai tích văn lục đề ra thuyết pháp “Người nhà Tấn chuộng vận, người nhà Đường chuộng pháp, người Tống chuộng ý, người thời Nguyên, Minh chuộng thái”, là chỉ đặc trưng thư pháp mỗi thời mỗi khác. Nói “người nhà Đường chuộng pháp” là chỉ nghệ thuật thư pháp đời Đường cũng giống như để hình dung thời Thịnh Đường, coi trọng chuẩn mực, đường đường chính chính.
Thư pháp chú trọng “pháp độ”, “hợp pháp” rồi mới có “chất mỹ”. Chuẩn mực viết thư pháp là hình thức và yêu cầu trong quá trình sáng tác, là một quy củ, chỉ dựa theo đặc điểm văn tự và hàm nghĩa của nó, lấy phép bút, thể chữ, kết cấu và phép viết chữ, làm cho tác phẩm nghệ thuật trở nên giàu mỹ cảm. Mỹ học của pháp xem xét yêu cầu sáng tác thư pháp cần nạp khí vận ở chuẩn mực, hòa hình và chất vào trong thần thái, từ đó đạt tới sự kết hợp hoàn mỹ giữa hình thức và nội dung thư pháp. Vô luận là dùng bút, kết cấu cùng bố cục đến phong cách, đều hình thành một loại quy tắc và phương pháp sáng tác cơ bản. Nhà thư pháp trác tuyệt luôn luôn giỏi ở chỗ bên trong chuẩn mực nghiêm ngặt lại tự do rong ruổi và thi triển tài năng sáng tạo của họ, tung bút theo ý muốn, gọi là “trong chuẩn mực xuất ra ý tưởng mới, gửi diệu lý ở cái hào phóng bên ngoài”.
Thời Đường, các thể thư pháp trong phong cách nghệ thuật luôn truy cầu chuẩn mực nghiêm cẩn, cảnh giới bác đại tinh thâm. Khải thư phát triển vào thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều, đạt đến độ thành thục vào thời Đường. Tùy khoa cử, trong chế độ thời Đường có sự thay đổi, giỏi Khải thư thành tiêu chuẩn hàng đầu trong bốn thứ tuyển chọn sĩ tử “Thân, ngôn, thư, phán”. Khải thư cũng tùy theo bối cảnh xã hội cần và quy luật phát triển của tự thân mà từng bước hoàn bị phép tắc trở nên nghiêm chỉnh, trở thành thể chữ số một được xã hội đương thời ứng dụng rộng rãi nhất, là kỹ thuật viết thư pháp mà văn nhân, sĩ tử nhất định phải nắm vững. Khải thư thời Đường trở thành tác phẩm điển phạm cho Khải thư đời sau, lưu cho người đời sau tấm bia cực lớn.
Dưới ảnh hưởng của Đường Thái Tông, “Sơ Đường tứ gia” gồm Âu Dương Tuân, Ngu Thế Nam, Chử Toại Lương và Tiết Tắc, phong cách Khải thư của bọn họ đều là lấy thế bút và bút pháp của Vương Hi Chi làm cơ sở, lại kiêm chứa hòa trộn với phép viết văn bia thời Hán Ngụy, đề xướng tiêu chuẩn thẩm mỹ nghệ thuật thư pháp “cái đẹp xung hòa”, “thập toàn thập mỹ”, từ đó hình thành phong cách nghệ thuật đặc biệt riêng có, có thể nói “Thư pháp đến thời Sơ Đường đạt cực thịnh”, mở ra tiền lệ “thư pháp đời Đường chuộng pháp”. Thời Thịnh Đường, lấy Nhan Chân Khanh làm đại biểu. Phong cách thể chữ Khải của họ Nhan “chính mà không câu nệ, trang nhã mà không hiểm, bác đại tinh thâm, hùng dật phóng khoáng”, hình thành nên chính thống, đem phong cách nghệ thuật “chuộng pháp” của thư pháp thời Đường đẩy đến đỉnh cao. Quảng xuyên thư bạt bình “Lỗ công trong thư pháp, chỗ hơn người khác chính là chuẩn mực vẫn còn hoàn bị”. Khải thư của Liễu Công Quyền hùng tú hiên ngang, chuẩn mực hoàn mỹ, kế sau Nhan Chân Khanh, và là một “tập đại thành” về Khải thư thời Đường.
Thời Đường, phong cách các nhà thư pháp theo lối Thảo thư, Hành thư linh động, bay bổng. Thư pháp ấy nhìn tựa như không có thứ tự, lực co duỗi ở đường cong và không gian kết cấu phần nhiều tự do biến hóa, không chịu ước thúc, trên thực tế một chiêu một thức đều chuẩn mực nghiêm chỉnh, quy củ ngay ngắn. Thư pháp này không vượt chuẩn mực, khắp nơi đều thể hiện ra nghệ thuật thư pháp không chỗ nào thiếu đi quy củ và chuẩn mực, là cơ sở cho kỹ năng nắm giữ pháp thuần thục, đạt đến cảnh giới tự do “làm điều trong lòng mong muốn, không vượt khuôn phép”. Lệ thư, Triện thư thời Đường có khả năng kế thừa di pháp thời Tần Hán, cũng đem nó phát dương quang đại, hình thành phong cách hoặc nghiêm chỉnh, chặt chẽ hoặc mạnh mẽ, viên tròn linh hoạt.
Bởi vậy, thể chữ thư pháp người thời Đường có bút pháp tinh thâm, thành thục, trung chính thuần hậu, khí thế hùng hồn. Văn hóa thời Đường phồn vinh toàn diện, sao chép kinh điển Phật Đạo vô số, đồng thời viết bi văn, đề bảng tên quán, cung, miếu, chùa .v.v.; Sự hình thành thơ cách luật thời Đường, viết thư pháp; Khoa cử khảo thí cùng quan lại khảo hạch, trong các phương diện về đề tài, kỹ pháp đều có quy định nghiêm chỉnh tương đương. Những cái này đều yêu cầu nhất định phải tuân theo chuẩn mực, cái này cũng tạo nên sự lưu hành của phong cách thư pháp “chuộng pháp”, khởi lên tác dụng xúc tiến nhất định. Thời Đường, chuẩn mực thư pháp truy cầu tối cao, nghiêm cẩn nhất, thành tựu của nó cũng là đỉnh cao rực rỡ nhất trong lịch sử thư pháp.
Chuyển từ Minh Tuệ Cương
Toan Đinh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ EpochTimes Hoa Ngữ