Mạn đàm thư pháp (5): Hành thư và Khải thư thời Tần Hán
Kỳ trước đã chia sẻ đơn giản sự phát triển và đặc sắc của Thảo thư và Hành thư, cái trước phiêu dật thoải mái, thể chữ coi trọng tính nghệ thuật, cái sau thì tự do dễ phân biệt, dễ dàng cho tập viết. Sau cùng còn nói cho mọi người biết một việc có quan hệ, kỳ này muốn giới thiệu thể chữ mà chúng ta tiếp xúc và vận dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày, đó là Khải thư.
Thể chữ thông dụng – Khải thư
Vô luận các bạn ngày thường là dùng bút đầu cứng, bút chì, bút máy hoặc bút đầu tròn (bút bi) để viết, mọi người cũng nhất định sẽ thường xuyên nhìn thấy thể chữ cùng được sử dụng, nó chính là Khải thư. Khải thư khởi nguồn vào thời Hán, không biết các bạn có cẩn thận phát hiện hay không, thời Hán sản sinh ra rất nhiều thể chữ, như Lệ thư và Thảo thư. Đây là bởi vì thời Hán phổ biến bút lông, nghiễn mực và trang giấy đều có lợi rất lớn cho sự phát triển thư pháp, cho nên nhiều thể chữ lần lượt xuất hiện vào thời Hán. Nhưng lúc Khải thư chân chính vận dụng thành thục thật ra là vào triều Tấn sau này.
Thể Khải thư nam nhỏ nhắn, bắc thô vụng
Sau thời Đông Tấn đến cuối cùng phát sinh sự việc gì? Sau khi nhà Đông Tấn kết thúc, Trung Quốc chính thức tiến vào thời đại Nam Bắc triều. Lúc ấy phía nam có bốn vương triều luân lưu thay đổi, phía bắc có năm vương triều. Sách của họ viết phong cách khác lạ chẳng giống nhau. Khải thư ở nam triều mà nói, là một loại thư pháp mười phần chính quy. Lúc ấy thân ở Bắc triều phía bắc, bởi vì là dân tộc du mục người Tiên Ti lập quốc, tuy có tiếng nói của mình nhưng không có văn tự, cho nên họ chủ động đi hấp thụ một chút văn hóa tốt đẹp. Thế là họ liền bắt đầu học tập một số chữ tiên tiến của nam triều, trong đó liền bao quát cả Khải thư.
Họ viết Khải thư mười phần thú vị, thể chữ tương đối thô vụng, có thể gọi là chữ như người, cái này cũng vừa vặn phản ánh ra tính cách đặc sắc. Loại thư pháp thô vụng này được gọi là “thể chữ chân thư” Bắc Ngụy, cũng gọi là “Bắc Ngụy bi thư”, đa số thấy ở một số bia mộ, hoặc bia tượng Phật, thậm chí sao chép trong kinh thư, trong đó chép kinh Đôn Hoàng bao quát 1500 năm. Chỉnh thể mà nói, thể chữ phía bắc tương đối hùng hồn, mà thể chữ phía nam tương đối nhu nhuận. Khải thư phía nam cũng thường dùng khắc bia, đường cong tương đối nhỏ bé. Nếu đem thể chữ hai bên đặt so sánh, từ nét nhỏ nhắn, thô vụng của đường cong hình chữ, liền có thể phân biệt ra được phong cách thể chữ Nam – Bắc.
Thời kỳ Khải thư thành thục – thời Đường Tống
Thời Đường, Khải thư tiến vào giai đoạn thành thục, lúc ấy xuất hiện rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng, như Nhan Chân Khanh, Ngu Thế Nam, Âu Dương Tuân .v.v, cũng là thầy giáo dạy thư pháp vỡ lòng cho mọi người qua các thời đại, tin rằng đại đa số mọi người lúc còn nhỏ đều từng mô phỏng thiếp thư của họ, cho nên nói họ là thầy giáo thực sự của mọi người. Thể Khải thư khác nhau, vào thời Đường cuối cùng có quy phạm, dần dần trở thành chữ viết thường ngày của hậu thế.
Cho đến thời Tống, kỹ thuật in ấn khởi lên mạnh mẽ, càng giúp sự truyền bá Khải thư nhanh chóng hơn. Kỳ thật, thuật in ấn vào thời Tùy Đường đã tồn tại, bất quá đến thời Bắc Tống đã phát minh được thuật in chữ rời, tức “giữ chữ rời như hạt gạo” trong tiếng Quảng Đông, giảm được nhiều thời gian dài dành cho ấn loát, vấn đề chi phí cao, tăng tính lưu truyền thư tịch văn tự. Những thư tịch này liền lấy Khải thư biểu hiện và truyền bá, cho nên chữ mọi người hiện tại nhìn thấy, tuy là dùng máy tính sắp chữ, không “giữ chữ rời như hạt gạo”, nhưng cũng vẫn là kiểu dáng Khải thư.
(Tư liệu do Hoàng Cảnh Hành cung cấp)
Do Văn/Hoàng Tĩnh Tu thực hiện
Toan Đinh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại EpochTimes Hoa ngữ
Xem thêm: