Mạn đàm thư pháp (3): Lệ thư thời Tần Hán
Kỳ trước đã chia sẻ, vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, các nước nhỏ phân lập trong thời gian dài, xuất hiện hiện tượng “văn tự khác biệt”. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, việc cần làm trước tiên là thống nhất văn tự, ông ấy lấy chữ vốn của nước Tần làm cơ sở, đem chữ tiểu triện (hoặc gọi là Tần triện) làm chữ viết quy phạm hóa, phổ biến khắp cả nước, được người đời gọi là chính sách “Thư đồng văn” (Sách cùng một thể chữ). Kỳ này sẽ giới thiệu đặc điểm Lệ thư thời Tần Hán.
- Mạn đàm thư pháp (1): Giáp cốt văn và Kim văn
- Mạn đàm thư pháp (2): Phép viết chữ thời Xuân Thu Chiến Quốc
Chữ tiểu Triện thời Tần và khắc bia đá
Kết cấu chữ tiểu Triện kỳ thật so với chữ khác trong quá khứ là tốt hơn nhiều, bộ thủ càng thêm chỉnh tề, cũng có tính quy phạm, đường cong thô vụng cũng đã phần nào cân đối. Lúc Tần Thủy Hoàng xuất tuần, đến Sơn Nhạc và Tế Thiên hỏi han sự khác biệt đồng thời lưu lại bia khắc, những bia khắc này lưu lại rất nhiều chữ tiểu Triện thời Tần.
Hiện nhà thư pháp lâu đời nhất mà chúng ta biết được xuất hiện vào thời Tần, ông chính là Lý Tư, tể tướng nước Tần lúc bấy giờ. Chữ tiểu Triện của Lý Tư là văn tự quan phương thời Tần, lại được xem là tổ của nghệ thuật Triện thư đời sau. Thư pháp mà Lý Tư lưu lại hiện vẫn còn, lúc ấy ông cùng theo Thủy Hoàng xuất tuần, tác phẩm bia đá ghi công lao đặt ở nơi họ đến. Thái Sơn khắc thạch nổi tiếng, nội dung ghi chép công tích của Tần Thủy Hoàng, và sự ca tụng Tiên đế của Tần Nhị Thế khắc thêm vào sau.
Sự xuất hiện của Lệ thư
Kỳ thực rất nhiều người có sự lầm lẫn, lấy thể chữ khác nhau để nói đến sự xuất hiện của các hình thức gần nó, các triều đại khác nhau xuất hiện các hình chữ khác nhau. Nhưng tôi nói với các bạn rằng, kỳ thật rất nhiều kiểu chữ là đồng thời song hành, chẳng qua là đến một triều đại nào đó đặc biệt lưu hành mà thôi, chúng ta nên nhìn từ góc độ lát cắt ngang.
Lệ thư tương truyền là được phát minh bởi Trình Mạc, một quan cai ngục thời Tần Thủy Hoàng, chính là chỉ viên quan làm việc giám ngục. Lúc ấy ông ta bị giam trong ngục, dùng một loại thể chữ mới phát triển là Lệ thư viết chữ lên bản thượng tấu, bị Tần Thủy Hoàng nhìn thấy, sau cho rằng loại này chữ cực kì tốt, thế là Tần Thủy Hoàng phong ông ta làm Ngự Sử, lại cho lưu thông loại chữ này. Đây là truyền thuyết xuất hiện Lệ thư. Nhưng theo khảo sát thời gian Lệ thư xuất hiện so với Trình Mạc vẫn còn phải sớm hơn. Trong khai quật khảo cổ, tại một địa phương thuộc tỉnh Hồ Bắc đã phát hiện một nhóm thẻ tre thời Tần, chính là tên “Hỷ” trong mộ huyện lại.
Sau khi trải qua chiến tranh xưng bá giữa Hạng Vũ và Lưu Bang, Lưu Bang thành lập nhà Tây Hán giành được thắng lợi. Sau khi các thế lực phản loạn ở các nơi bị thống nhất, Lệ thư tiếp tục phát triển. Những năm đầu Tây Hán vẫn dùng nhiều Triện thư, đến những năm giữa Tây Hán gần như toàn bộ đã dùng Lệ thư rồi. Lệ thư là văn tự hình thức quan phương. Vậy Lệ thư xuất hiện nhiều nhất ở nơi nào? Hiện còn có thuyết nói chữ xuất hiện nhiều nhất là khắc trên bia đá. Lệ thư là văn tự tương đối trang trọng, ngoại trừ viết thuận tiện, hình chữ cũng tương đối trang nhã. Cho nên xuất hiện nhiều nhất trong văn chương quan phương và văn bia đào được.
Thái Luân tạo giấy và Lệ thư thời Hán
Thời Đông Hán xuất hiện một nhân vật am hiểu gia truyền — đó là Thái Luân. Nhưng Thái Luân kỳ thật cũng không phải là người phát minh ra thuật làm giấy, mà là thuật cải tiến giấy. Tại một địa phương Tây Vực thuộc Đôn Hoàng đào được một số tàn phiến giấy, phía trên cũng viết thể chữ Lệ thư. Ngược dòng thời gian tìm hiểu thời Tây Hán, trước lúc Thái Luân sinh ra ước chừng 200 năm, đã có tàn phiến giấy này, chính là ví dụ chứng minh Lệ thư lúc đầu xuất hiện trên giấy.
Vào thời Hán, Lệ thư kỳ thật rất thịnh hành, cũng xuất hiện rất nhiều nhà thư pháp, nhưng lúc ấy bút tích của các nhà thư pháp đã không tồn tại nữa. Một phương diện khác là một số bia đá khắc chữ quan phương, như Hi Bình thạch kinh, đem Luận Ngữ của Khổng Tử khắc trên bia, mà tấm bia này lưu truyền đến hiện tại. Với những người yêu thích Lệ thư khác nhau từng nghe nói qua Tào Toàn bi, Ất Anh bi .v.v., sự lưu truyền những bài minh trên bia đá này, nhìn thấy kỳ thật có vài chữ viết theo thể Lệ thư rất khỏe khoắn, có thể là phong cách phương bắc, mà cách viết phương nam tương đối nhẹ nhàng hơn một chút, cái này cũng liên quan đến phong khí của nơi đó, nhưng sự biến hóa của Lệ thư kỳ thật tổng quan mà nói cũng không tính quá nhiều.
Trở lên là giới thiệu vắn tắt Lệ thư thời Tần Hán, kỳ tiếp theo sẽ nói về Thảo thư và Hành thư.
Tư liệu do Hoàng Cảnh Hành cung cấp
Do Văn Tăng Liên thực hiện
Toan Đinh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại EpochTimes Hoa ngữ