Thư pháp Trung Hoa: Khải thư – thư pháp sử luận
Khải thư bắt đầu từ cuối thời Hán, trải qua Tam quốc Lưỡng Tấn đến Nam Bắc triều mà đạt đến chỗ thành thục, tạo thành cao trào trong lịch sử thư pháp.
Nhà Tùy đã kết thúc cục diện phân thành sáu nước nhỏ ở cả Nam và Bắc, hoàn thành xong sứ mệnh lịch sử, khiến tình trạng nhiều năm phân liệt trở về thống nhất. Từ giữa niên hiệu Đại Nghiệp đã bắt đầu chế độ khoa cử lấy người học giỏi, Thư pháp (chủ yếu là Khải thư) đã thành một trong những tiêu chuẩn để lấy người đỗ đạt. Lúc ấy vẫn rất tôn sùng thư pháp, tất nhiên trở thành mục tiêu để người đời tranh cầu. Thế là việc học tập Khải thư ngày càng được coi trọng, như thế nào để chữ đẹp, như thế nào mới có thể viết tốt, liền trở thành vấn đề cần nghiên cứu.
Xem xét bia đá tạc tượng từ đời Tùy, mặc dù vẫn bảo lưu lại một chút di ý thời Bắc Ngụy, nhưng rõ ràng có một loại xu hướng mới, tức xu thế hướng đến sự ngay ngắn tinh tế, nghiêm cẩn quy phạm đã bắt đầu phát triển, như Triệu phân tần bi, Long Tàng tự bi, Tín Hạnh thiền sư minh tháp bi, Hạ nhược nghị bi, Mạnh Hiển Đạt bi, Long Hoa tự bi, Hỗ chí bi, Khải Pháp tự bi, Trữ bi, Thất đế tự chủ huệ úc đẳng tạo tượng kí. Từ đó đó có thể thấy bia thời Bắc Ngụy nhẹ nhàng, thoải mái hướng tới việc nhạt hóa, mà quy cách Khải thư mới mẻ lại đang nổi lên bên trong.
Ngoại trừ các bia đá tạo tượng đã nói ở trên, còn có rất nhiều mộ chí như sau đây nhắc tới, theo lý đây là văn tự thể hiện ý khắc danh thơm đức tốt ca tụng tổ tiên, cũng nên sử dụng quy phạm thông thường. Như Mỹ nhân Đổng thị mộ chí, Lý Hòa mộ chí, Lư Văn Cấu mộ chí, Tô Từ mộ chí, Trâu thị mộ chí, Trương Kiều mộ chí, Ngũ Đạo Tiến mộ chí, Viên thị mộ chí, Úy Phú Nương mộ chí, yêu cầu cách viết đều cùng một dạng như các bia đá tạo tượng. Đến các bia ma nhai đã viết qua, đều có thể nhìn ra được dáng dấp tất yếu xuất hiện của một loại thể chữ mới sáng tạo.
Sau khi Lý Uyên kiến lập triều Đường vẻn vẹn mười năm, Đường Thái Tông liền bắt đầu thời kỳ trị vì dưới niên hiệu Trinh Quán, nghỉ việc võ, sửa việc văn, chăm lo quản lý, hết thảy phương diện đều đi vào quỹ đạo, việc dùng người đều tuân theo chế độ khoa cử thời Tùy, đồng thời tận lực để hoàn thiện nó, chế định tương đối hoàn mỹ, hệ thống pháp quy ngăn chặn tệ nạn đạt ở mức độ lớn nhất. Nghệ thuật thư pháp cũng tự nhiên lấy đó làm khuôn mẫu, liền tạo thành trào lưu mang tính thời đại “người nhà Đường tôn sùng pháp chế”.
Chính quyền vương triều lúc này thiết lập việc học thư pháp, lập làm chuyên khoa, sĩ tử thứ dân cũng đều tranh nhau học tập, để cầu mở được cửa cấm, thu được ưu ái, được cất nhắc thu nhận sử dụng, hoặc chờ mong có thể đăng tên lên bảng vàng, thông đạt mọi sự đổi thay trên đời, cầu được vin sủng mà cậy nhờ. Thế là trên dưới nhất trí, liền tạo thành một chủ đề sôi động.
Đầu thời nhà Đường, thư pháp rất nhiều, như Tần Vương cáo Thiếu Lâm tự chủ giáo bi, Chiêu Nhân tự ngã cùng một số mộ chí, chữ rất tốt, chỉ tiếc đều không có danh tính của người viết, không biết xuất ra từ tay người nào. Nhưng bố cục chặt chẽ, bút họa đúng phương pháp, cấu tạo nét vẽ hòa hợp, mang theo phong cách viết nồng đậm thời nhà Tùy; cũng mang một chút di ý thời Bắc Ngụy, như “Đẳng Từ tự bi” của Nhan Sư Cổ, như mây lành yên tĩnh, tránh chùa viết kinh. Dạng này, trước mắt người nhà Đường đưa ra một vấn đề “Đi như thế nào, bắt đầu như thế nào”: Là trở về thời bia nhà Ngụy? hay vẫn tuân theo phép viết nhà Tùy? Hiển nhiên, thư pháp thời Tùy là sự phát triển của Bắc bia, mà thư pháp nhà Tùy lại không như ý muốn, cho nên, người nhà Đường ý thức được nhất định phải trên cơ sở thời Bắc Ngụy và thời nhà Tùy hướng tới phía trước, khai thác lý tưởng. Kết quả, chính trị kinh tế văn hóa thời Đường theo đó dần phồn vinh, còn thư pháp chữ Khải người nhà Đường “tuân theo pháp”, trong lịch sử lại triển hiện ra sự vượt trội to lớn.
Đương thời, người có tài năng nhất chính là Âu Dương Tuân, Ngu Thế Nam, Chử Toại Lương, Tiết Tắc, bọn họ có rất nhiều bia nổi danh truyền thế, đủ để xem là thư pháp.Cửu thành cung lễ tuyền minh, Hoàng Phủ diên bi, Khổng Tử miếu đường bi, Mạnh Pháp Sư bi, Tín Hạnh thiền sư đều là đại biểu đương thời, một mực trở thành mô phạm, đến nay trở thành phép viết cơ bản. Những người khác như Ân Lệnh Danh, Triệu Mô, Kính Khách, Vương Tri Kính, Lý Huyền Thực, Gia Cát Tư Trinh, Bùi Thủ Chân, Vương Hành Mãn, Âu Dương Thông, Cao Chính Thần đều là các bậc danh gia một thời.
Sau đó có Ân Huyền Tộ, Ngụy Tê Ngô, Nhan Chân Khanh, Lữ Tú Nham cũng đều lưu rất nhiều dấu tích thư pháp, trong đó cống hiến của Nhan Chân Khanh càng thêm nổi bật. Xem xét bài minh trên bia mà ông ấy lưu lại, thì thấy phong cách đại thể thống nhất, các nét khắc trên bia qua các thời kì đều không hoàn toàn giống nhau, thảy đều có nét đặc sắc, có thể thấy được ông ấy không ngừng truy cầu, cố gắng, cho nên thành tựu nghệ thuật cũng không ngừng phát triển.
Lại sau có những Liễu Công Quyền, Ngô Thông Vi, Bùi Hưu, Ngô Thái Loan cũng là các bậc thầy về Khải thư. Có thể xem Liễu Công Quyền là đại biểu thời kì này. Ông ấy khác với các vị tiền bối, dựng lập kiểu mới, tạo thành một thể độc lập.
Còn có một số người nhà Đường đã viết, dù không biết danh tính tác giả, dù cũng bắt nguồn từ người nước Tấn, nhưng ở thời Đường cũng có kiểu thức mới, cũng tưới tắm cho dòng máu thời Đường thêm tươi mới.
Nhìn chung, thư pháp các nhà Âu, Ngu, Chử, Nhan, Liễu ngay ngắn, sâu sắc, bình hòa, tiêu sái, mỹ lệ, tao nhã, hùng hậu, thành thực, nhẹ nhàng, vững chải, truy cầu các loại “đẹp” đều thể hiện được sự hoàn chỉnh cụ thể, hình thành nên các loại chuẩn mực phải tuân theo. Trong lịch sử cái gọi là lời bình phẩm “người nhà Đường tuân theo pháp chế” là khá phổ biến, được các đời tán thành.
Phải nói rõ là, mặc dù “người nhà Đường tuân theo pháp chế”, nhưng lại cũng không phải là ngàn người như một, mà là người này có được cái chất ấy, người khác có chỗ khác biệt, thiên hình vạn trạng, trăm hoa đua nở, hoàn toàn trở thành tiêu chuẩn của Khải thư về sau.
Nghệ thuật thư pháp đời Tống trên là kế thừa đời Đường mà không suy, nhất là phương diện Hành thư, Thảo thư, phải nói là có khai thác mới. Nhưng ở phương diện Khải thư thì dần dần yếu ớt. Có thể Khải thư không thiếu người viết, như Lương Đỉnh, Lý Tông Ngạc, Phạm Xúc Yêm, Âu Dương Tu, Thái Tương, Thẩm Liêu, Tô Thức, Vương Biện, Triệu Cát, Triệu Cấu, Chu Hi, Trương Thức, Nhạc Kha, Trương Tức Chi, Tiền Thuấn Tuyển, Vương Đình Quân, nhưng chưa từng có người nhà Đường nào có sự khác biệt, trình độ mãi mãi không thể so sánh cùng thời nhà Đường. Đến “Sấu kim thư” của Triệu Cát, dù tự tạo thành một cách riêng, biệt lập một kiểu, nhưng chỉ như một đóa hoa đẹp mà thôi, không đủ để thấy được khí thế hoàn bị, sâu xa, trang nghiêm, hùng hậu, thành thực.
Được suy tôn đứng đầu Khải thư thời Nguyên là Triệu Mạnh Phủ. Chữ của ông sinh động, lưu loát, đẹp đẽ, dù cũng có bút ý Hành thư nhưng vẫn không mất phép viết Khải thư. Có một số tác phẩm là ông ấy đã học được sau khi viết bia thời Ngụy, cho nên có chút nặng nề, hoàn toàn không có khí chất mềm mại đáng yêu. Sau ông có Liễu Quán, Ngu Tập, Chu Bá Kỳ, Nghê Toản đều là người viết theo lối chữ Khải. Đặc biệt, Khải thư của Giám thư bác sĩ Kha Cửu Tư, vững vàng cứng rắn, khéo léo linh động.
Đời Minh bởi vì các đời Hoàng đế và các vương hầu ngoại phiên phần lớn yêu thích thư pháp, thậm chí liệt vào thời khóa hằng ngày. Vô luận phép bên trong hay bên ngoài đều muốn tự thân viết chữ thật đẹp, trở thành thông lệ. Vì triều đình cần, điển sách tất thảy đều cùng một quy cách, cho nên yêu cầu của “thể đài các” theo thời thế mà sinh. Cái gọi là hình thành “thể đài các” là một tiêu chuẩn cố định của Khải thư, từ góc độ xã hội mà xét là một nhu cầu tất yếu; Từ góc độ nghệ thuật mà nhìn, tựa như là một loại hạn chế. Nhưng là trên cơ sở tiêu chuẩn phù hợp cố gắng đạt tới nghệ thuật đẹp hóa, nếu như có thể thống nhất được mâu thuẫn, vậy thì đạt đến cảnh giới tối cao. Nếu như dùng tiêu chuẩn trói buộc nghệ thuật, đương nhiên rất không lý tưởng; Nhưng nếu vì nghệ thuật mà trái ngược hoàn toàn với tiêu chuẩn, đó cũng là rất không nên. Một số danh gia viết chữ Tiểu Khải đời Minh như Tống Liêm, Tống Khắc, Du Khắc Mộc, Thẩm Độ, Vương Phất, Chúc Doãn Minh, Văn Trưng Minh, Vương Sủng, Đổng Kỳ Xương, thậm chí nhà thư pháp nữ Thái Ngọc Khanh, cũng xác thực đạt đến trình độ nhất định.
Người nhà Thanh đem “Hoằng văn quán” từ đời Đường, “thuần hóa các” đời Tống, “Đài các” đời Minh tập trung đến cùng một chỗ, tạo thành một loại yêu cầu quy cách viết chữ, tức cái gọi là “Thể quán các”. Số đạt đến mức xuất sắc rất ít, số không viết tốt lại nhiều, thế là vô hình trung “thể quán các” đã hạn chế nghệ thuật. Kỳ thật, các tác phẩm quán các xuất sắc cũng là tự có cá tính, đáng quý.
Để thỏa mãn yêu cầu “quán các”, có quy trình học thư pháp của “Nhan, Liễu, Âu, Triệu”. Đầu tiên lấy thể cách của Nhan, bỏ đi sự mập mạp mà lấy cái gân cốt mạnh mẽ của Liễu, lại bỏ đi cái gầy nhỏ mà lấy quy cách dựng đứng của Âu, lại bỏ đi cái vỏ toàn thể mà lấy cái của Triệu để linh động. Nhưng kết quả là viết ổn thỏa mà chẳng có sinh khí, trong nghệ thuật thư pháp khó tránh khỏi việc cầu mà chẳng được. Chính là bởi vì như thế, ban đầu có Nguyễn Nguyên, Bao Thế Thần, Khang Hữu Vy, những người này tôn sùng thư pháp thời Ngụy mà hạ thấp thư pháp thời Đường. Cho nên thời kỳ sau vào đời Thanh lại bắt đầu truy cầu các bia đá thời Bắc Ngụy.
Nhưng mà Khải thư đời nhà Thanh có mấy vị được coi là bậc kiệt xuất một thời, như Vương Đạc, Hà Trác, Tiền Phong, Hà Thiệu Cơ, Trương Dụ Chiêu, Triệu Chi Khiêm, có thể xem là các bậc danh gia về Khải thư xuất sắc.
Tóm lại, Khải thư từ sau khi thoát ra khỏi Lệ thư mà hình thành bố cục riêng, bia thời Nguỵ là một thể hệ, Khải thư thời Đường lại là một thể hệ khác. Các tác phẩm vào hàng cao cấp này đều đủ để gọi thư pháp, đều là một bộ phận di sản văn hóa trân quý của Trung Quốc, rực rỡ chói sáng đến nay không hề suy giảm, đều có thể làm bản mẫu để chúng ta học thư pháp.
Toan Đinh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: