Mạn đàm thư pháp (4): Thảo thư và Hành thư
Kỳ trước đã chia sẻ truyền thuyết về nguồn gốc Lệ thư thời Tần Hán. Bởi vì hình thể Lệ thư trang nhã, trang trọng, cho nên thường thấy khắc ở bi văn hoặc quan phương thạch, như Hi Bình thạch kinh, Tào Toàn bi, Ất Anh bi, Thái Sơn khắc thạch .v.v., rộng truyền trên đời. Thái Luân cải tiến trang giấy tốt khiến Lệ thư vào thời nhà Hán càng thêm thịnh hành, dù biến hóa không nhiều, kiểu chữ lại bởi vì văn hóa từng nơi mà có khác biệt, chữ phương bắc khỏe khoắn, chữ phương nam ôn nhu, bóng bẩy. Kỳ này sẽ giới thiệu sự tồn tại phát triển của Thảo thư và Hành thư.
Sự tồn tại của Thảo thư
Thảo thư hình chữ tiêu sái phiêu dật, thường khiến cho người khác không có cách nào có thể phân biệt chữ, nhưng vẫn cảm thấy được sự lợi hại. Phát minh Thảo thư lúc đầu kì thật là vì viết được tiện lợi, bởi vì lúc ấy thẻ tre và mực cần dùng để viết chữ đều hao phí không ít tiền, khó được sử dụng rộng rãi, bởi vậy vì tiết kiệm thẻ tre và mực, người ta phát minh ra loại chữ giản lược nét bút, Thảo thư theo đó mà sinh ra.
Thảo thư xuất hiện sớm nhất vào cuối thời Chiến quốc, thẳng đến Đông Hán, một đường chân chính phát triển thành văn tự lưu hành có hệ thống. Theo truyền thuyết thời xưa ghi chép, Thiên tự văn của Chương Đế Lưu Đát nhà Đông Hán là thiếp thư xưa cũ nhất được viết bằng Thảo thư. Nhưng cái này cũng không hề đáng tin, bởi vì Thiên tự văn là sau khi Hán Chương Đế mất trên dưới năm trăm năm mới xuất hiện, vả không đủ để chứng minh Thảo thư là văn tự mới phát minh lúc ấy.
Căn cứ một số bản ghi chép đào được, vẫn tổng quát được Thảo thư vào thời Đông Hán đã là mười phần thịnh hành, hơn nữa lúc ấy xuất hiện một số nhà thư pháp khác nhau. Trương Chi ở huyện Uyên Tuyền, quận Đôn Hoàng thời Đông Hán, lợi dụng tiếng tăm Thảo thư. Lúc ông ta say rượu vung mực, chữ viết nhanh như cưỡi ngựa, buông lỏng tự nhiên. Cho đến thời Tây Tấn, Thảo thư vẫn là một hình thái xưa cũ, trục chữ cắt ra, bút họa giản lược, mà nghĩa chữ lúc ấy và nghĩa chữ hiện nay không giống nhau, cho nên tính đến hôm nay, muốn phiên dịch vẫn có chút khó khăn.
Nhà thư pháp nổi tiếng với lối Thảo thư — Vương Hi Chi, Vương Hiến Chi, Trương Húc
Đến thời Tấn, Thảo thư đã xuất hiện một vài nhà thư pháp có tiếng tăm. Một nhà thư pháp trong số đó có thể nói là nổi danh, các bạn nhỏ cũng nghe tiếng, đó chính là Vương Hi Chi. Vương Hi Chi thông minh mẫn tiệp, Khải thư, Thảo thư, Hành thư đều có chỗ thành công, đặc biệt là Thảo thư. Mặc dù Thảo thư do Vương Hi Chi viết vẫn là lối viết thảo vào thời cổ đại, nhưng ông ta tiến hành sửa chữa đường cong và hình thái thư pháp, cho nên lúc ấy là nhà thư pháp được nhiều người biết đến.
Nếu bàn về Thảo thư, con trai của Vương Hi Chi là Vương Hiến Chi có thể so sánh với cha ông ta càng là “thầy giỏi sinh trò giỏi”. Vương Hi Chi muốn trong bảy chữ có năm chữ, thư pháp đều có chỗ thành công, trong lúc ấy Vương Hiến Chi càng thêm sáng chói. Vương Hiến Chi đối với Thảo thư hơn mười phần giác ngộ, cũng đem Thảo thư cải tiến thêm một bước, tăng cường tính kết nối của nó, lúc viết thư pháp hai ba chữ viết ăn khớp vào nhau, khiến hành khí quán thông, kiểu chữ viết càng thêm trôi chảy.
Thảo thư phát triển đến thời Đường tiến vào cảnh giới chữ nghệ thuật, bởi vì lúc ấy kỹ thuật sản xuất giấy tiến bộ, lúc ấy đã xuất hiện tác phẩm thư pháp trường thiên, Trương Húc là người nổi bật trong số đó.
Nguồn gốc Hành thư
Thời gian Hành thư xuất hiện cũng rất sớm, vào thời Hán đã thấy dấu vết, nhưng bởi vì lúc ấy Lệ thư và Thảo thư thịnh hành, cho nên nó ở vào trạng thái bị xem nhẹ. Nhưng rất nhanh liền có người quan sát được tính tiện lợi của kiểu chữ này, đợi đến thời Tấn, Hành thư dù chưa đạt đến thư pháp quan phương, cũng đã thành văn tự chủ lưu của văn nhân nhã sĩ, quan viên đương thời giao lưu với nhau.
Đề cập đến Hành thư, không biết độc giả sẽ liên tưởng đến điều gì? Nó kỳ thật có quan hệ mật thiết với một người, người này chính là Vương Hi Chi. Vương Hi Chi được được ngợi khen là “Thư thánh”, có thể nói là nhà thư pháp đệ nhất về Hành thư nổi tiếng xưa nay, cực kì giỏi Hành thư. Sở dĩ nói Vương Hi Chi là nhà thư pháp lớn về Hành thư, là bởi vì ông đem kết cấu Hành thư tiến hành cải tiến. Lúc đầu Hành thư và Thảo thư có chút giống nhau, lại khó mà khu biệt, nhưng Vương Hi Chi đem Hành thư gia nhập vào Khải thư, đưa kết cấu của nó quy phạm hóa, thế là, cách nhận biết Hành thư và cách viết đều trở nên càng dễ dàng hơn, Vương Hi Chi cũng bởi vậy trở thành “ngôi sao sáng số một” trong thư pháp.
Thú vị chính là, trong một đoạn thời gian của lịch sử, 50 năm sau khi hai nhà thư pháp nổi tiếng qua đời, Vương Hiến Chi kỳ thật so với cha là Vương Hi Chi càng được nhiều người biết đến, cho đến thời Đường xuất hiện một nhân vật trọng yếu, phá vỡ cục diện này. Người này chính là Đường Thái Tông. Đường Thái Tông mười phần tán thưởng chữ Vương Hi Chi, thế là qua lời hay ý đẹp xuất ra từ miệng vàng của bậc đế vương, Vương Hi Chi liền trở thành nhà thư pháp nổi tiếng đệ nhất, cho đến hôm nay.
Hành thư và thư tín
Kiểu chữ Hành thư rất dễ phân biệt, cách viết thuận tiện. Rất nhiều cổ nhân dùng Hành thư viết thiên chương, hoặc viết trên giấy, lụa, hoặc dùng viết thơ, từ, thư tín, nhưng nhiều nhất là dùng trong thư tín.
Nói về thư tín, cách gọi cũ của thư tín là bản chép tay. Nghĩ đến bản chép tay đối với mọi người mà nói cũng không tính là lạ lẫm, mọi người thường xuyên có thể nhìn thấy. Vì cái gì vậy? Bởi vì mọi người có khả năng nhìn thấy chữ còn lưu lại của Vương Hi Chi, phần lớn đều có nguồn gốc từ thư tín của ông. Thư tín Vương Hi Chi đa số được người đời sau mô phỏng lưu truyền tới nay, bởi vì trước kia không có sao chụp, cho nên liền được mô phỏng. Bản chính đều đã thất truyền, kì thực hiện tại không có dấu vết chân thực của Vương Hi Chi. Chúng ta có khả năng nhìn thấy chúng, tất cả đều là hậu thế sùng bái tác phẩm của ông mà mô phỏng lại, đương nhiên những tác phẩm này cũng có tính khả quan tương đương, chúng ta gọi nó là “loại gần với bút tích chân thực”, nó cùng bút tích chân thực đều trân quý. Cho đến ngày nay, Hành thư cũng cực kì được mọi người yêu thích, dùng trong viết thư pháp, bởi vì ở trong thư pháp mà nói, nó dễ tập được, tốc độ viết lại tương đối nhanh.
Tư liệu do Hoàng Cảnh Hành cung cấpDo Văn/Hoàng Tĩnh Tu thực hiện
Toan Đinh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: