Đèn lồng và vũ điệu đèn lồng – Một trang sử xán lạn của văn minh 5,000 năm
Phong tục treo đèn lồng dịp Tết Nguyên tiêu đã được thắp sáng hơn hai ngàn năm qua. Trong suốt chặng đường dài của lịch sử văn hóa truyền thống, khung cảnh ấy hiện lên như thơ như họa.
Trung Quốc được cho là quốc gia sử dụng đèn lồng sớm nhất. Từ thời kỳ Tần, Hán, người dân Trung Hoa đã biết dùng đèn lồng. Việc phát minh ra giấy đã mang đến những chiếc đèn lồng bằng giấy. Hơn hai ngàn năm qua, người dân khắp nơi ở Hoa lục đã chế tác những chiếc đèn lồng có chất liệu khác nhau với các công dụng khác nhau: đèn cung đình, đèn treo, đèn lụa, đèn kéo quân .v.v.
Trong “Nam Sử” có câu “Trên vách tường treo chiếc đèn lồng cát.” “Cát” là dùng sợi gai dệt thành tấm vải thô màu trắng, “đèn lồng cát” có khả năng là khởi nguồn của đèn lụa sau này. Việc chế tác chiếc đèn lồng phải biết kết hợp nhiều loại nghệ thuật như hội họa, cắt giấy, may vá .v.v. Các nhân vật, hoa cỏ, chim muông, núi non sông nước, côn trùng và cá … đều có thể vẽ trên đèn lồng hoặc trở thành hình dạng của đèn lồng.
Đèn lồng cũng được gọi là “đèn màu,” một mảnh năm màu sặc sỡ, gắn liền với đèn hoa rực rỡ đêm Nguyên Tiêu. Tân Khí Tật, thi nhân thời Nam Tống, đã viết một câu nổi tiếng trong “Thanh ngọc án – Nguyên tịch”:
“Đông phong dạ phóng hoa thiên thụ, Canh xuy lạc, tinh như vũ.”
Tạm diễn nghĩa:
“Gió đông trong đêm thổi vào ngàn cây hoa,
Gió càng thổi mạnh, hoa càng rơi như mưa sao.”
Đường Dần, danh họa thời nhà Minh, đã viết trong bài “Nguyên Tiêu”:
“Hữu đăng vô nguyệt bất ngu nhân,
Hữu nguyệt vô đăng bất toán xuân.
Xuân đáo nhân gian nhân tự ngọc,
Đăng thiêu nguyệt hạ nguyệt như ngân”
Tạm diễn nghĩa:
Có đèn không trăng thì mất vui,
Có trăng mà không có đèn thì chưa được tính là xuân,
Xuân đến nhân gian, người như ngọc,
Thắp đèn dưới trăng, trăng như bạc.
Phong tục ngắm đèn vào dịp Tết Nguyên tiêu có từ thời Đông Hán. Hán Minh Đế Lưu Trang là vị Hoàng đế đầu tiên đưa Phật giáo du nhập vào Trung Quốc. Ông nghe nói, vào ngày Rằm tháng Giêng, có tăng nhân Phật giáo ngưỡng vọng Xá lợi tử và thắp đèn kính Phật. Vì vậy, ông hạ lệnh cho hoàng cung và các chùa chiền cũng phải thắp đèn kính Phật vào ngày hôm đó, dân chúng cũng phải treo đèn.
“Cấm dạ lệnh” (tức lệnh cấm đi lại ban đêm) được ban hành vào thời Đường để nhường đường cho việc thắp đèn vào Tết Nguyên tiêu. “Tây đô tạp ký” của Vi Thuật viết rằng: “Trên đường phố phía tây kinh thành, lúc chập tối và chạng vạng, có vị quan Kim Ngô (một chức quan bảo vệ kinh thành) sẽ hô hào cấm đi lại vào ban đêm. Nhưng vào đêm Rằm tháng Giêng, Kim Ngô được lệnh nới lỏng, trước sau cách một ngày, gọi là phóng dạ (ý là không cấm).”
Cứ như vậy, hoạt động này dần dần được truyền rộng trong dân chúng và trở thành lễ hội đèn lồng long trọng. Ở Bắc Kinh có phố “Đăng Thị Khẩu.” Sở dĩ con phố này được đặt tên như vậy, là vì từ thời nhà Minh, cứ vào ngày mùng 8 đến 18 tháng Giêng hằng năm, nơi đây thường tổ chức hội chợ đèn lồng.
Vào Tết Nguyên Tiêu, người dân không chỉ treo đèn mà còn đoán câu đố về đèn lồng. Mọi người sẽ viết từng câu đố ra giấy rồi dán lên đèn, vừa thưởng ngoạn đèn vừa đoán câu đố. Phong tục này càng làm tăng thêm nét đặc sắc của lễ hội. Đèn lồng không chỉ thể hiện trí huệ của con người vùng đất Thần Châu, mà còn trở thành biểu tượng cho niềm vui mừng đoàn tụ.
Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun đã chế tác hai tiết mục vũ đạo đèn lồng khác nhau vào năm 2010 và 2014. Mỗi tiết mục đều có sự nét đặc sắc riêng.
Vào đêm Nguyên Tiêu, trong thành Trường An, đèn lồng được thắp sáng rực rỡ. Một nhóm nam thanh niên trong trang phục màu cam, tay cầm đèn lồng màu vàng xuất hiện. Cùng với tiếng chiêng trống, tiếng sáo và tiếng đàn, họ nhảy múa, di chuyển dưới ánh trăng. Đèn lồng lên xuống phấp phới, sức sống thanh xuân của họ đã đưa không khí lễ hội lên cao trào.
Bầu trời đêm xanh thẳm, vầng trăng lên cao. Tiếng tỳ bà gảy nhẹ, đưa mọi người đến vùng cố đô Giang Nam. Nơi đây có dòng nước chảy lững lờ dưới cây cầu nhỏ, một nhóm thiếu nữ áo lam đang nhảy múa với ánh đèn. Đèn hoa màu vàng nhạt phản chiếu lên khuôn mặt xinh đẹp của các giai nhân. Tiếng nhị hồ và vĩ cầm hòa quyện, diễn tả ra sự êm đềm của bóng đêm, và dường như cũng miêu tả những vũ điệu uyển chuyển nhẹ nhàng. Lúc thì tiếng kèn trumpet trong vắt, lúc thì tiếng chiêng trống vang lên phá vỡ sự yên ả. Hòa nhịp với giai điệu nhiều cấp độ, đội hình không ngừng thay đổi, thể hiện niềm vui tràn ngập của lễ hội, ca vang niềm hân hoan của cuộc sống.
Âm nhạc nguyên tác của Shen Yun đã dung hợp nhạc cụ phương Đông và phương Tây, thể hiện ý cảnh truyền Thần nổi bật trong từng vũ đạo. “Vũ điệu đèn lồng” vốn chỉ là khúc nhạc đệm, nhưng sau đó đã được cải biên thành một bản giao hưởng, là một trong những tiết mục lưu diễn của Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun vào năm 2014. Nhà soạn nhạc Cao Nguyên (Gao Yuan) từng bày tỏ rằng, ông hy vọng khán giả sẽ “được truyền cảm hứng và dẫn dắt từ giai điệu đẹp đẽ, từ năng lượng của buổi biểu diễn, từ văn hóa cổ xưa của Trung Hoa và từ diện mạo hoàn toàn mới của âm nhạc cổ điển.”
Video này là một phần trong bộ sưu tập gói cao cấp của Tác Phẩm Shen Yun.Nhận quyền truy cập để xem video đầy đủ bằng cách đăng ký ngay hôm nay!✓ Truy cập không giới hạn tất cả video nguyên tác của Shen Yun✓ Thưởng thức trên tất cả thiết bị, mọi lúc, mọi nơi✓ Bắt đầu 7 ngày dùng thử miễn phí✓ Đăng ký tại: https://www.shenyuncreations.com/vi-VN/subscription
The Epoch Times tự hào là một nhà tài trợ của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun. Chúng tôi đã đưa tin về phản hồi của khán giả từ những ngày đầu thành lập Shen Yun vào năm 2006.
Chào mừng quý vị tìm hiểu thêm:
Cao Thiên Vận thực hiện
Sương Sương biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ