Tác phẩm ‘Từ Tân Thế Giới’: nhà soạn nhạc Dvorak đã tôn vinh Thánh ca Mỹ như thế nào
Vào ngày 15/12/1893, khán giả tại Carnegie Hall đông đến mức tràn cả ra vỉa hè, nơi mọi người co ro dưới mưa để có thể nghe buổi công diễn lần đầu tiên Bản giao hưởng số 9 của nhà soạn nhạc Antonin Dvořák.
Sau đó, tờ New York Evening Post viết: “Bất cứ ai nghe bản nhạc này đều không thể phủ nhận rằng đây là tác phẩm giao hưởng vĩ đại nhất từng được sáng tác ở đất nước này”.
Âm nhạc Mỹ đã đi vào kinh điển cổ điển.
Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun sẽ biểu diễn chương thứ tư của bản giao hưởng nổi tiếng này trong chương trình âm nhạc cổ điển cùng với các tác phẩm đến từ khắp nơi trên thế giới. Ngoài ra, dàn nhạc còn trình diễn bản “Finlandia” của tác giả Sibelius, “Bản hòa tấu vĩ cầm Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài” của Trung Quốc và các tác phẩm nguyên tác do các nhà soạn nhạc của Công ty Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun sáng tác.
Vé của buổi hòa nhạc tại Lincoln Center hiện đang mở bán cho buổi diễn lúc 01 giờ chiều và 05 giờ chiều ngày 22/10.
Âm nhạc cổ điển Mỹ
Vào cuối sự nghiệp của mình, Antonin Dvořák tự mô tả ông là “một nhà viết nhạc người Séc bình dị”, ông đã nhận được sự mến mộ và sự chỉ dẫn của các nhà soạn nhạc vĩ đại khác như Brahms và Smetana khi sống ở châu Âu. Người đàn ông có khởi đầu khiêm nhường này yêu quê hương, yêu Chúa, thiên nhiên và âm nhạc. Ông đi lễ rất đều đặn và thường viết thêm lời tạ ơn Chúa “Deo gratias” vào mỗi sáng tác của mình.
Ông đến New York để làm giám đốc Nhạc viện Quốc gia Hoa Kỳ mới theo lời thuyết phục của nhà thiện nguyện người Mỹ Jeannette Thurber. Bà Jeannette Thurber là người hy vọng được chứng kiến các nhạc sĩ tài năng của Hoa Kỳ phát triển và [tạo nên] một kho tàng âm nhạc cổ điển Hoa Kỳ.
Nhưng ông Dvořák nhớ quê hương da diết và ông đã dành mùa hè năm thứ hai nghỉ tại một thị trấn nhỏ ở Iowa, nơi có nhiều người Séc sinh sống. Ở đó, ông chơi đàn organ cho người dân địa phương, dành nhiều thời gian trò chuyện với những người cao niên, cùng gia đình đến thăm Hội chợ Thế giới ở Chicago và sáng tác bản giao hưởng nổi tiếng của mình với tên gọi phụ là “From the New World” (Từ Tân Thế Giới).
Ông nhận ra rằng nước Mỹ là một nơi của sự hội tụ, một tấm thảm của các cộng đồng nhập cư như cộng đồng mà ông tìm thấy ở Spillville, tiểu bang Iowa, nhưng họ cũng có ngôn ngữ âm nhạc chung.
Một trong những học sinh của ông tại nhạc viện mới là anh Harry Burleigh, một giọng nam trung (baritone) tự học, người sau này trở thành soạn giả nhạc cổ điển da đen đầu tiên của Mỹ. Anh Harry Burleigh đã hát cho ông Dvořák nghe những bản nhạc tâm linh như “Go Down Moses” và “Swing Low, Sweet Chariot,” và trong thời gian làm việc tại nhạc viện này ông Dvořák nhận ra rằng đây là âm nhạc mà tất cả người Mỹ đều công nhận là của riêng họ.
Ông đã viết trên tạp chí Harper: “Tất cả các chủng tộc đều có những bài hát dân tộc đặc trưng của mình, những bài hát mà họ ngay tức thì nhận ra là của riêng mình, cho dù khi họ chưa bao giờ nghe chúng trước đây. Và những giai điệu tâm linh nổi bật là điều mà người Mỹ nhận ra, thường là một cách vô thức.”
Những người Mỹ gốc Phi châu bị bắt làm nô lệ đã gìn giữ truyền thống ca hát dân gian, truyền thừa chúng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những bài hát này thường là những câu chuyện trong Kinh Thánh và nói về Thiên đường như phần thưởng vĩnh cửu sau một cuộc đời vất vả và khó nhọc. Vào thế kỷ 19, chúng được gọi là những bản thánh ca thiêng liêng và còn được gọi là những bài thánh ca Cơ Đốc Giáo.
Mặc dù ông Dvořák chưa bao giờ trích dẫn trực tiếp bất kỳ [ý tứ] tâm linh nào trong bản giao hưởng cuối cùng của mình, một số người cho rằng phần mở đầu của tác phẩm là phần tiếp theo của bản “Swing Low, Sweet Chariot” và phần Largo (với nhịp điệu rất chậm) của tác phẩm đã thể hiện tinh thần đó đến mức nhà soạn nhạc William Arms Fisher sau này đã viết thêm lời cho giai điệu. Bài hát có tựa đề “Goin’ Home,” (Về nhà) là chương thứ hai do Dvořák viết nguyên gốc, đã được hát trong nhà thờ cũng như trong các phòng hòa nhạc.
Ngôn ngữ phổ quát
“Một nghệ sĩ cũng có đất nước của riêng mình, nơi anh ta phải có niềm tin vững chắc và trái tim nhiệt thành vì đất nước đó,” ông Dvořák từng nói khi bảo vệ âm nhạc và các nhà soạn nhạc người Séc.
Ngay sau buổi ra mắt bản giao hưởng số 9 của ông, vốn được viết theo đề nghị của dàn nhạc New York Philharmonic, các dàn nhạc và nhạc trưởng khắp nơi trên thế giới cũng bắt đầu đưa tác phẩm vào chương trình của họ.
Tất cả nghệ thuật cổ điển đều tìm kiếm [giá trị] chân, thiện và mỹ, bất kể nguồn gốc của chúng. Sự thật vang vọng khắp nơi, và như những câu chuyện đằng sau các tác phẩm do Shen Yun trình diễn, cũng vang vọng khắp thế giới.
Trong bản “Finlandia”, nhà soạn nhạc Jean Sibelius đã tìm cách thể hiện tiếng nói của người Phần Lan trong âm nhạc cổ điển vào lúc Phần Lan bị Nga đàn áp. Trong “Bản hòa tấu vĩ cầm Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài”, các nhà soạn nhạc ở Trung Quốc thế kỷ 20 nhận thấy họ có thể sử dụng ngôn ngữ phổ quát của âm nhạc cổ điển để khắc họa văn hóa, lịch sử và những câu chuyện của Trung Quốc.
Cả hai bản nhạc này đều cất lên lời chân thành với người nghe và nhanh chóng được các dàn nhạc trên toàn cầu đón nhận. Chúng trở thành biểu tượng của nền văn hóa nơi chúng được sinh ra.
Bên cạnh ba tác phẩm đậm tinh thần dân tộc trước khi được ái mộ trên toàn thế giới, Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun còn trình diễn một số tác phẩm nguyên tác theo phong cách đặc trưng của mình. Các nhà soạn nhạc của Shen Yun cũng đã tìm ra cách sử dụng ngôn ngữ cổ điển, phổ quát để khắc họa những giai điệu Trung Hoa cổ xưa thông qua dàn nhạc cổ điển đồ sộ. Là dàn nhạc giao hưởng đầu tiên trên thế giới kết hợp nhuần nhuyễn các nhạc cụ Trung Quốc, các nghệ sĩ đã tìm ra cách để chia sẻ văn hóa truyền thống Trung Quốc—một nền văn hóa được Thần truyền—đến toàn thế giới.
Quý vị có thể xem thêm các buổi diễn lại khác trên trang GanJingWorld.com và ShenYunCreations.com.
Vé hiện đang được mở bán tại ShenYunSymphony.org.
Hoa Hạ biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times