Đàn tỳ bà – Nhạc khí ngàn năm của Trung Hoa
Việc kết hợp một cách tự nhiên giữa các nhạc cụ phương Đông và phương Tây đã làm nên sự độc đáo của Dàn nhạc Giao hưởng Shen Yun. Trong đó, các nhạc cụ truyền thống Trung Hoa có lịch sử truyền thừa rất sâu xa. Vì sao âm nhạc ấy lại có nội hàm phong phú và rung động lòng người đến vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
Vào thời nhà Hán hơn 2,000 năm trước, Hán Vũ Đế vì muốn liên kết với nước Ô Tôn chống lại quân Hung Nô, nên đã đưa nữ nhi của mình là Công chúa Tế Quân đi hòa thân nơi Tây Vực xa xôi. Công chúa rời xa gia đình và đất nước, bên người không có vật gì để gửi gắm nỗi sầu muộn nhớ thương. Thế là nàng bèn đem tranh và trúc làm thành nhạc cụ mang theo bên mình. Công chúa ngồi trên lưng ngựa, tay ôm nhạc cụ, ngân nga những bài ca dao của cố quốc. Nàng mơ mình hóa thành chim Hoàng Hộc [Thiên nga vàng] bay qua sa mạc, trở về cố hương Thần Châu. Nhạc cụ làm bạn với Công chúa Tế Quân chính là cây đàn Tỳ bà đầu tiên của Trung Quốc.
Cây đàn Tỳ bà sớm nhất này, còn gọi là Tần tỳ bà. Nó có thân tròn cán thẳng, thân làm bằng gỗ, dây làm bằng tơ, dài ba thước năm tấc, tượng trưng cho Thiên, Địa, Nhân và Ngũ hành. Bốn dây tượng trưng cho bốn mùa, lại có mười hai trụ, ngầm hợp thành luật lữ (có 12 luật). Nguồn gốc tên gọi Tỳ bà xuất phát từ động tác chơi đàn: đẩy tay về phía trước là Tỳ (phê), kéo tay về phía sau là Bà (bả). Trong bài “Tỳ bà phú” của Tôn Cai đời Tấn đã viết, âm thanh của đàn tỳ bà có thể “Truất tà tồn chính, sơ mật hữu trình.” Đại ý là: nhịp điệu của âm thanh có hạn độ, có thể trừ bỏ tà niệm giúp lòng người trở nên đoan chính.
Thời kỳ Nam Bắc triều, Phật giáo du nhập vào Trung Quốc. Mỗi khi tín đồ Phật giáo thuyết pháp giảng đạo, luôn có diễn tấu âm nhạc. Trong các câu chuyện Kinh Phật được truyền lại từ thời nhà Đường, thường có ghi chép liên quan đến chuyện đàn tỳ bà nghênh đón các vị Thần. Chẳng hạn như, “Trên dây đàn tỳ bà, vận hợp tiếng chim oanh vào mùa xuân … Các thiên nữ thi triển ngũ luật, người người cất ngũ âm.” Khác với đàn Tần tỳ bà, đàn Khúc hạng tỳ bà ở Tây Vực lúc đó đã rất thịnh hành ở Trung Nguyên. Khúc Hạng tỳ bà có cán ngắn, bốn dây, bốn trụ, hộp âm hình quả lê, dây được chế tạo bằng gân hoặc da của con gà. Đây là tiền thân của đàn tỳ bà mà người hiện đại chúng ta đang dùng. Hình ảnh của nó thường xuất hiện trên các bức bích họa dọc theo con đường tơ lụa nam bắc của dãy núi Thiên Sơn.
Vào thời điểm đó, đồng thời du nhập vào Trung Quốc cùng với Khúc hạng tỳ bà, còn có nhạc Quy Tư (Tân Cương), Thiên Trúc (Ấn Độ) và nhạc Tây Lương. Những loại nhạc này đều mang sắc thái Phật giáo, và Tỳ bà là một nhạc cụ rất quan trọng trong đó. Nhạc điệu cơ bản của khúc nhạc nổi tiếng thời Đường “Nghê thường vũ y khúc” chính là từ khúc “Bà la môn” của Ấn Độ. Khúc nhạc này (Nghê thường vũ y khúc) đã được thể hiện xuất sắc trong tiết mục “Đường Huyền Tông du ngoạn cung trăng” của Đoàn nghệ thuật Shen Yun vào năm 2013.
Khúc nhạc tỳ bà được chia thành văn khúc và võ khúc. Trải qua hàng ngàn năm tôi luyện, kỹ năng và vận vị của mỗi loại đều có thể diễn tấu đến trình độ xuất thần nhập hóa. Văn khúc nổi tiếng có “Xuân giang hoa nguyệt dạ” và “Chiêu Quân oán.” Giai điệu của nó uyển chuyển, tươi đẹp, tĩnh lặng và sâu xa, đúng như Bạch Cư Dị đã từng miêu tả trong “Tỳ bà hành”:
“Tào tào thiết thiết thác tạp đàn,
Đại châu tiểu châu lạc ngọc bàn.
Gian quan oanh ngữ hoa để hoạt,
U yết tuyền lưu thủy hạ than.”
Dịch thơ:
“Tiếng cao thấp lần chen liền gảy,
Mâm ngọc đâu bỗng nảy hạt châu.
Trong hoa, oanh ríu rít nhau,
Suối tuôn róc rách chảy mau xuống ghềnh”
(Bản dịch của dịch giả Phan Huy Thực)
Võ khúc nổi tiếng có “Thập diện mai phục” và “Bá Vương ngự giáp.” Giai điệu của nó tựa như sóng lớn vỗ bờ, như kỵ binh tung hoành ngang dọc, thật đúng như câu thơ trong “Lương Châu từ” của Vương Hàn:
“Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi.
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?”
Dịch thơ:
“Rượu bồ đào, chén dạ quang
Muốn say, đàn đã rền vang dục rồi
Sa trường say ngủ, ai cười?
Từ xưa chinh chiến mấy người về đâu!”
(Bản dịch của Dịch giả Trần Trọng San)
Một khúc tỳ bà, có thể khuấy động cả tâm can, gợi đến những bi tráng từ thiên cổ. Vô vàn câu chuyện được tái hiện giữa bốn sợi dây. Trong thế kỷ mới này, mời quý vị thưởng thức một khúc tỳ bà mới, để có thể gột rửa đi những ưu sầu muôn thuở.
(Bài viết đăng lại từ trang web của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun).
Video trong bài viết này là một phần trong bộ sưu tập gói cao cấp của Tác Phẩm Shen Yun.
Nhận quyền truy cập để xem video đầy đủ bằng cách đăng ký ngay hôm nay!
✓ Truy cập không giới hạn tất cả video nguyên tác của Shen Yun
✓ Thưởng thức trên tất cả thiết bị, mọi lúc, mọi nơi
✓ Bắt đầu 7 ngày dùng thử miễn phí
✓ Đăng ký tại: https://www.shenyuncreations.com/vi-VN/subscription
The Epoch Times tự hào là một nhà tài trợ của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun. Chúng tôi đã đưa tin về phản hồi của khán giả từ những ngày đầu thành lập Shen Yun vào năm 2006.
Hoan nghênh quý vị tìm hiểu thêm tại:
Sương Sương biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ