Thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch (P.32): Bảo toàn Nhật Bản
Mời quý vị đón đọc Loạt bài “Thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch”
Bảo toàn Nhật Bản
Những quyết định sai lầm của Roosevelt đã giúp Đảng Cộng sản bành trướng ở châu Âu và châu Á, và Tưởng Giới Thạch đã cứu Nhật Bản khỏi thảm họa đỏ ở châu Á. “Nguyên nhân của Đệ nhị Thế chiến đã được mô tả ở trên. Kết quả của chiến tranh là gì? Kết quả của chiến tranh là Trung Quốc mất đi, Đức bị chia cắt, nhưng Nhật Bản được bảo toàn. Tuy nhiên, sự bảo toàn của Nhật Bản không phải ngẫu nhiên. Trước Đệ nhị Thế chiến, các nhà chiến lược quân sự và chính trị gia nói chung luôn tin rằng kết quả của bất kỳ cuộc chiến nào cũng là một hội nghị hòa bình, trong đó nước bại trận chấp nhận các điều kiện mà nước chiến thắng đưa ra. “Tuyên bố ‘đầu hàng vô điều kiện’ của Tổng thống Roosevelt trong một cuộc họp báo đã gây chấn động không chỉ cho tôi mà cho cả thế giới. Khi đó, Thủ tướng Churchill có thái độ do dự, nhưng Tổng thống Roosevelt luôn kiên trì với yêu cầu này và không chịu thay đổi. Trên thực tế, tác dụng của yêu cầu này trên chiến trường châu Âu là buộc Đức phải chiến đấu đến cùng. Theo quan điểm của Stalin, nếu Đức bị tiêu diệt hoàn toàn thì Đế quốc Nga sẽ càng chiếm ưu thế đối với châu Âu. Sau Đệ nhất Thế chiến, những cường quốc Tây Âu đã thiết lập các quốc gia vùng đệm ở Đông Âu để đề phòng Đế quốc Nga, và lịch sử giúp Đức chống lại Đế quốc Nga không có cơ hội lặp lại. Vì vậy, yêu cầu này chỉ có lợi cho Đế quốc Nga.”
“Vào thời điểm đó, tôi đã lường trước được nguy cơ xâm lược từ phía đông của đế quốc Nga, và tôi muốn giữ cho Nhật Bản không phải lo lắng về thảm họa đỏ sau chiến tranh. Vì vậy, tại Hội nghị Cairo, tôi đã kêu gọi người dân Nhật Bản phải có quyền lựa chọn thể chế quốc gia của riêng mình; … [Điều này] không chỉ giúp Nhật Bản đầu hàng và duy trì sự toàn vẹn của nước này thời hậu chiến. Cho đến ngày nay, sự chia cắt giữa Đông Đức và Tây Đức đã biến Trung Âu trở thành kho chứa thuốc súng của châu Âu ngày nay. Trong khi đó, một Nhật Bản hoàn toàn dân chủ đã trở thành một trong những căn cứ trung tâm của tuyến phòng thủ Thái Bình Dương chống lại Nga. Đây là điều chúng tôi cảm thấy nhẹ nhõm phần nào.” (Tưởng Giới Thạch, “Báo cáo chính trị tại Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng, 1952”)
Nhiều nhà sử học tin rằng Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill phải chịu trách nhiệm về việc chỉ ngồi nhìn mà không có bất cứ hành động gì lúc đó, để mặc cho Liên Xô bành trướng thế lực của mình.
Ông Churchill không thấy rõ mục đích của Đảng Cộng sản Liên Xô: “Những vùng đất vừa mới được chiếu sáng không lâu bởi chiến thắng của các cường quốc Đồng minh đã bị bóng đen bao phủ. Không ai biết nước Nga Xô Viết và Quốc tế Cộng sản của họ dự định làm gì trong tương lai gần, khuynh hướng mở rộng và truyền giáo của họ sẽ chấm dứt ở đâu.” (Churchill, “Trụ cột của hòa bình”)
Đảng Cộng sản Liên Xô đã sử dụng các phương tiện quân sự và thủ đoạn ngoại giao để thực hiện sự bành trướng toàn cầu của chủ nghĩa cộng sản bằng cách thao túng tình hình thế giới. Stalin nói, “Cuộc chiến này khác với những cuộc chiến trước. Ai giải phóng lãnh thổ sẽ thực thi hệ thống xã hội của chính mình ở bất cứ nơi nào quân đội của họ đi tới.”
Hệ thống xã hội và sự bành trướng ý thức hệ của chủ nghĩa cộng sản đã mang đến sự chết chóc. Theo thống kê của “Sách đen về chủ nghĩa cộng sản”, tổng số nạn nhân của cuộc cách mạng cộng sản trong thế kỷ 20 là gần 100 triệu người, phân bố như sau: 20 triệu ở Liên Xô, 65 triệu ở Trung Quốc, 1 triệu ở Việt Nam, 2 triệu ở Bắc Hàn, 2 triệu ở Campuchia, 1 triệu ở Đông Âu, 150,000 ở Hoa Kỳ Latinh, 1.7 triệu ở Phi châu, 1.5 triệu ở Afghanistan. Nơi không có phong trào cộng sản quốc tế cầm quyền có khoảng 10,000 nạn nhân.
Phương thức sai lầm
Trong nhật ký ngày 31/01/1949, Tưởng Giới Thạch viết: “Thất bại của cuộc cách mạng trấn áp thổ phỉ này không phải là thất bại bởi thổ phỉ cộng sản, mà là thất bại bởi lịch sử Nga (Stalin), cũng không phải thất bại bởi lịch sử Nga mà là thất bại bởi ngựa chiến Hoa Kỳ (Marshall).” Hoa Kỳ và Liên Xô đã bảo vệ Đảng Cộng sản, và khiến thành công hóa thất bại.
Chính sách đối với Trung Quốc của các Tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ là Roosevelt và Harry S. Truman quả thực rất khó hiểu. Hoa Kỳ cử Marshall đến Trung Quốc với lý do rõ ràng là để tránh một cuộc nội chiến giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản. Tác dụng của nó là để bảo đảm Hiệp ước Yalta và cho phép chủ nghĩa cộng sản mở rộng về phía đông để đổi lấy sự toàn vẹn của Tây Âu.
Vào cuối tháng 12/1945, Tổng thống Truman đã cử đặc phái viên George Catlett Marshall, Jr. đến Trung Quốc làm trung gian và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản. Albert Coady Wedemeyer, Tham mưu trưởng Quân đội Hoa Kỳ tại Trung Quốc, đến đón đặc phái viên tại phi trường. Sau khi hiểu rõ nhiệm vụ của Marshall tại Trung Quốc, ông Wedemeyer đã nói thẳng với cấp trên cũ rằng: “Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản sẽ không bao giờ đến được với nhau. Tướng quân, ngài đến Trung Quốc với một sứ mệnh không thể hoàn thành được!” Ông Marshall tức giận và không thể chấp nhận lời nói thẳng khó nghe này. Marshall sớm thành lập một đội ba người với Trương Quần và Chu Ân Lai, chịu trách nhiệm điều phối cấp cao giữa Hoa Kỳ, Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản.
Ngày 09/06/1951, Tướng Douglas MacArthur, Tổng tư lệnh Lực lượng Liên Hiệp Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên, đã chỉ ra: “Cử đặc phái viên Marshall đến Trung Quốc là một trong những sai lầm lớn nhất trong lịch sử ngoại giao Hoa Kỳ, và thế giới tự do bây giờ đang phải trả giá bằng máu và tai họa.” Đánh giá của Tướng MacArthur về cấp dưới cũ quả thực rất sắc sảo.
Trong một bài nói chuyện khi trở lại Hoa Kỳ năm 1946, ông Wedemeyer nói: “Trong mối quan hệ kéo dài hai năm của tôi với ông Tưởng Giới Thạch, tôi tin rằng ông ấy là một nhà lãnh đạo ngay thẳng và vị tha, người luôn quan tâm đến hạnh phúc của nhân dân và khát vọng xây dựng một chính phủ dân chủ hợp hiến phù hợp với triết lý của Tôn Trung Sơn.” Thật không may, Marshall không có cái nhìn sâu sắc của ông Wedemeyer.
Các tài liệu “Kế hoạch Winona” được NSA giải mật từ năm 1995 đến năm 1996, cũng như một số tài liệu lưu trữ của KGB và Bộ Nội vụ được phát hành một thời gian ngắn sau khi Liên Xô sụp đổ đã chỉ ra rằng, bắt đầu từ những năm 1930, Đặc vụ Liên Xô và gián điệp của Liên Xô tại Hoa Kỳ đã thâm nhập vào xã hội Hoa Kỳ một cách có hệ thống. Theo ý kiến của một số người, hầu hết mọi cơ sở quân sự và ngoại giao quan trọng của Hoa Kỳ đều bị cơ quan gián điệp cộng sản Liên Xô xâm nhập ở các mức độ khác nhau. (Peake, Hayden B., “The Venona Progeny,” Naval War College Review, Summer 2000, Vol. LIII, No. 3)
Quân đội Hoa Kỳ đã chiến đấu với quân Nhật trong những trận chiến đẫm máu ở Okinawa, dẫn đến thương vong nặng nề, với hơn 48,000 người thương vong. Hơn 20,000 binh sỹ bị sang chấn thần kinh và 14,000 người phải giải ngũ. Trung tướng Buckner, chỉ huy hàng đầu của quân đội Hoa Kỳ, đã tử trận bởi đạn pháo của Nhật Bản. Quân Nhật thương vong hơn 100,000 người. Tướng Ushijima Manchu, Chỉ huy quân đội Nhật Bản ở Okinawa, đã mổ bụng tự sát. Sau khi Nhật Bản bác bỏ “Tuyên bố Potsdam”, quân đội Hoa Kỳ quyết định sử dụng bom nguyên tử đối với Nhật Bản vì thương vong nặng nề ở quần đảo Thái Bình Dương. Stalin điều quân đến Đông Bắc trước thời hạn vì Hoa Kỳ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima, Nhật Bản.
Cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã nhạy bén nhận thức được những hậu quả nghiêm trọng mà Liên Xô sẽ mang lại cho vùng Đông Bắc. Nhưng Marshall phớt lờ điều đó và lịch sử sau đó đã minh chứng tính chính xác của báo cáo này:
“Việc Liên Xô tham gia vào cuộc chiến ở châu Á sẽ là một sự kiện chính trị lớn gây chấn động thế giới, và tác động tiêu cực của nó sẽ được cảm nhận trong nhiều thập kỷ sau đó. Ý nghĩa việc hiện diện quân sự của nước này trong khu vực không quá quan trọng … Liên Xô tham gia vào cuộc chiến ở châu Á sẽ phá hủy địa vị của Hoa Kỳ ở châu lục này, giống như địa vị của Hoa Kỳ ở Đông Âu (Elbe đến Adriatic) hiện nay đã bị Liên Xô phá hủy hoàn toàn.
“Nếu Liên Xô can thiệp vào chiến trường châu Á, Trung Quốc chắc chắn sẽ mất độc lập chủ quyền và trở thành Ba Lan, Nam Hàn của châu Á, [hay] Romania của châu Á. Mãn Châu sẽ trở thành Bulgaria của Liên Xô. Liệu Trung Quốc có thể tồn tại trên danh nghĩa hay không vẫn là một ẩn số. Tưởng Giới Thạch có thể sẽ bị trục xuất, một chế độ Xô Viết Trung Quốc sẽ được thiết lập ở Nam Kinh, và sau đó Hoa Kỳ sẽ phải công nhận điều đó.
“Nếu chúng ta thực hiện hàng loạt các hành động ngay bây giờ (rút lui về Liên Xô) thì sẽ chỉ cứu được một số ít mạng sống (binh lính) và giành được một ít thời gian. Tuy nhiên, chúng ta sẽ phải trả giá bằng một tổn thất khôn lường về nhân mạng và mất danh dự của mình trong tương lai, đồng thời sẽ tiêu diệt đồng minh Trung Quốc. Đó sẽ là sự chà đạp lên Hiến chương Đại Tây Dương và là điều đáng xấu hổ mà chúng tôi đã làm đối với hòa bình thế giới.” (McCarthy, “Nước Hoa Kỳ rút khỏi chiến thắng”, 1965)
Nhiệm vụ quan sát của quân đội Hoa Kỳ tại Diên An đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc che mắt. “Không có mối liên hệ nào giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Liên Xô. Trước đây họ từng có mối quan hệ với Cộng sản Quốc tế, nhưng giờ cũng không còn nữa. Đảng Cộng sản là một sự từ bỏ truyền thống lâu đời của Trung Quốc, hấp thu tinh hoa bỏ đi cặn bã.” (“Lời nhận xét của Mao Tso-tung với Maurice Votaw,” ngày 18/07/1944, FRUS, 1944, quyển 6, tr.538.) Đảng Cộng sản Trung Quốc tự thể hiện mình là một đảng nông dân bình thường và nỗ lực phục vụ các giá trị của Hoa Kỳ, chẳng hạn như vận động mạnh mẽ việc thành lập chính phủ liên minh, v.v.
Vào cuối tháng 11/1945, Hurley, đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc, đã từ chức trong tức giận vì không hài lòng với chính sách thân cộng sản của chính phủ Hoa Kỳ. Trong một bài nói chuyện tại Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia Hoa Kỳ, ông đã chỉ ra rằng: “Chúng tôi, một số nhà ngoại giao chuyên nghiệp trong Bộ Ngoại giao, ủng hộ việc trang bị vũ khí cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. Điều này đã làm thay đổi chính sách truyền thống của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.”
Ông cũng nói rằng Truman “đã hướng dẫn tôi thiết lập lại quyền bá chủ của nước Nga Xô Viết ở Trung Quốc. Việc tán thành các đặc quyền của Đế chế Cộng sản Nga Xô ở Trung Quốc đã làm tổn hại đến tự do và độc lập của Trung Quốc.” (Chư Huyền Thức, “Khám phá cuộc nội chiến Trung Quốc: Xung đột văn hóa”)
Tổ nghiên cứu nhân vật Thiên cổ anh hùng của Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5,000 năm thực hiện
Tâm An biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ