Thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch (P.31): Mỹ viện trợ cho Liên Xô
Mời quý vị đón đọc Loạt bài “Thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch”
Trợ Trụ vi ngược
Mỹ viện trợ cho Liên Xô
Trong thời gian chiến tranh giữa Liên Xô và Đức, Liên Xô nhận được viện trợ rất lớn từ Hoa Kỳ. Hoa Kỳ viện trợ cho Liên Xô gấp bảy lần viện trợ cho Trung Quốc. Tháng 03/1941, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Lend – Lease. Theo đạo luật này, tổng số tiền viện trợ ngoại quốc thời chiến của Hoa Kỳ lên tới 50.6 tỷ USD. Trong đó, từ năm 1941 đến cuối năm 1945, Liên Xô nhận được tổng cộng khoảng 10.9 tỷ USD tiền thuê vật tư, chiếm 22% tổng số; Trung Quốc đã nhận được tổng cộng khoảng 1.6 tỷ USD hỗ trợ vốn vay, chiếm khoảng 3% tổng số. Thứ hai, từ năm 1941 đến năm 1944, những năm khó khăn nhất trong Chiến tranh chống Nhật của Trung Quốc, đã nhận được rất ít viện trợ từ Hoa Kỳ; hầu hết viện trợ của Hoa Kỳ cho Trung Quốc đều được chuyển giao vào năm 1945. (Đào Văn Chiêu, “Chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trong thời gian chiến tranh,” năm 2010).
Tháng 07/1941, Hoa Kỳ áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Nhật Bản. Không lâu sau đó, chính phủ thực dân Anh quốc và Hà Lan cũng hùa theo. Chính sách này bị Nhật Bản gọi là mạng lưới bao vây ABCD (viết tắt tên tiếng Anh của 4 quốc gia: Hoa Kỳ, Anh,Trung Quốc và Hà Lan).
Nhật Bản phải chịu đả kích nặng nề. Nagano Osami, Tổng tư lệnh chỉ huy quân đội Nhật Bản báo cáo với Nhật Hoàng: “Cứ tiếp tục như vậy, hiện tại lượng dự trữ của chúng ta chỉ còn có hai năm, nếu như chiến tranh nổ ra, thì trong một năm rưỡi sẽ tiêu hết sạch. Như vậy, chi bằng lập tức động thủ, ngoài cách này ra không còn con đường nào khác.” ([Nhật] Seizaburō Shinobu, “Nhật Bản ngoại giao sử,” The Commercial Press, năm 1980)
Vì vậy, Nhật Bản từ bỏ tấn công Liên Xô ở phía Bắc, bắt đầu Nam tiến. “Bất luận chiến trường Liên Xô và Đức diễn biến như thế nào, hủy bỏ kế hoạch giải quyết vấn đề phương Bắc trong năm 1941, dốc lòng tận lực vào phương châm giải quyết phương Nam”. Sau “Lịch sử chiến tranh Đại Đông Á,” quân Nhật Nam tiến, bất ngờ tập kích Trân Châu Cảng, chiến tranh Thái Bình Dương nổ ra.
Toàn bộ âm mưu
Chiến tranh Thái Bình Dương nổ ra lại tạo cho Nga Cộng và Trung Cộng bắt đầu tiến hành phá hoại và lật đổ Chính phủ Quốc dân Trung Quốc một cách có hệ thống. “Nhưng chính sách của Moscow đối với Trung Quốc vì thế mà thay đổi toàn diện. Trước khi nổ ra chiến tranh Thái Bình Dương, Nga Cộng hy vọng Trung Quốc trường kỳ kháng chiến, ngăn cản Nhật Bản Bắc tiến. Trung Cộng cũng muốn phát triển lực lượng quân sự và mở rộng lãnh thổ trong cuộc kháng chiến lâu dài để đạt được mục tiêu chia cắt Trung Quốc. Mãi đến tháng 01/1942, sau khi Trung Quốc tham gia Tuyên bố Liên minh tại Washington, Stalin muốn lên kế hoạch phá hoại thành quả kháng chiến thắng lợi của Trung Quốc, ngăn cản chúng ta phục hưng chính quyền Trung Hoa Dân Quốc độc lập, thống nhất và hùng mạnh. Mao Trạch Đông cũng muốn chuẩn bị một sự chuyển biến toàn diện cho Moscow. Bước đầu tiên [của họ] là khiến chính phủ hai nước Hoa Kỳ và Anh quốc tuyên bố một bước quan trọng tại hội nghị Washington, đó là thu hồi các đặc quyền của họ ở Trung Quốc, để người dân Trung Quốc không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ khuynh hướng thân phương Tây nào.”
“Vì vậy, Nga Cộng và Trung Cộng đã tập trung toàn lực nhằm hủy hoại vị thế và uy tín của chính phủ quốc dân chúng ta trên trường quốc tế; và trong chính phủ Quốc dân chúng ta, họ muốn phá hoại tình hữu nghị của các nước đồng minh phương Tây đối với nước ta, tạo ảnh hưởng lớn đến hiệp ước bình đẳng mới. Mà điểm nổi bật nhất trong đó là họ dùng nhiều cách phao tin tuyên truyền trong đoàn đại biểu quân đội Mỹ trú ở Trung quốc và giữa đại sứ các nước, rằng chính phủ Trung Quốc đã cùng với Nhật Bản bí mật tiến hành đơn phương đình chiến. Mục đích của việc này là nhằm tác động đến Hoa Kỳ khiến nước này cắt viện trợ cho chính phủ ta, thúc đẩy cuộc kháng chiến quân sự của ta sớm ngày sụp đổ, để đạt được âm mưu lật đổ chính phủ.” (Tưởng Giới Thạch, “Nước Nga tại Trung Quốc”).
Tháng 05/1943, Stalin giải tán Đệ tam Quốc tế, tạm thời thỏa hiệp với phương Tây để cứu vãn thế cục. Khi đó, Tưởng Giới Thạch cũng xem là đây là thành ý của Đảng Cộng sản. “Moscow tuyên bố giải tán Quốc tế Cộng sản, khiến toàn thế giới vì thế mà chấn động. Tôi cũng tin rằng đây là biểu hiện hợp tác chân thành của Nga Cộng đối với Mỹ quốc, quyết không phải là hình thức giả tạo. Bởi vì tôi tin tưởng, nếu đài chỉ huy của các nước Cộng sản như Quốc tế Cộng sản, và là trung tâm của tín ngưỡng chung của họ, mà Stalin lại đem hủy bỏ, nếu như điều này không phải chân thực mà là giả dối, thì uy tín của ông ta đối với thế giới hoàn toàn bị phá sản. Sau đó sẽ không có ai tiếp tục tin tưởng vào hành động của Nga Cộng nữa. Cho nên lúc ấy tôi từng nói với tổng thống Roosevelt (Franklin Delano Roosevelt): ‘Đây là thắng lợi lớn nhất về mặt ngoại giao của nước Mỹ các ông trong Đại chiến Thế giới thứ hai.’”
Sau này, Tưởng Giới Thạch phát hiện việc giải tán Đệ tam Quốc tế chẳng qua chỉ là thỏa hiệp nhất thời, là đặt nền móng cho âm mưu quốc tế của Đảng Cộng sản Liên Xô. “Thế nhưng tại sao lúc ấy Stalin lại dám mạo hiểm làm lung lay nền tảng của Nga cộng, không ngần ngại tuyên bố kế hoạch giải tán Đệ tam Quốc tế? Đó chính là vì vào lúc ấy, họ không chỉ phải ứng phó với thế tấn công mạnh mẽ của quân Đức tại phương Tây, mà còn có Nhật Bản tại phương Đông cũng muốn hiệp đồng với quân Đức tiến công Siberia, tạo thành hình thế gọng kìm hai bên Đông-Tây vào nước Nga. Bởi vậy ông ta hy vọng Anh và Mỹ sẽ nhanh chóng lập tức mở mặt trận thứ hai, nên không thể không trả một cái giá đắt như vậy. Bởi vậy, không thể không tuyên bố giải tán Đệ tam Quốc tế, đồng thời chấp nhận một cuộc hội nghị bốn nước lớn mà Hoa Kỳ đưa ra, thảo luận về tất cả các vấn đề sau chiến tranh, bày tỏ ý nguyện có thể chung sống hòa bình với các quốc gia dân chủ, để đổi lấy những điều kiện có lợi khi mặt trận thứ hai mở ra. Giữa Liên Xô và Nhật Bản đã có thỏa hiệp, ông ta không cần phải lo lắng về Siberia nữa, lại thêm quân Đức liên tiếp thua trận trong tháng Bảy, tháng Tám. Sau chiến thắng của Aurel, ông ta quay lại trạng thái cũ, liền bỏ qua những đề nghị của Hoa Kỳ sang một bên, và phớt lờ chúng.” (Tưởng Giới Thạch diễn thuyết, “Hiệp đầu thắng lợi”).
“Không ngờ Stalin giải tán Quốc tế Cộng sản, ở ngoài mặt, là nhằm vào liên minh chống cộng của ba nước Đức-Nhật-Ý, và thúc đẩy mặt trận dân chủ đoàn kết chống lại trục trung tâm của thế giới. Nhưng trên thực tế, đây vẫn là chiến thuật chính trị và thủ pháp tuyên truyền của Stalin. Nghĩa là, sau khi giành chiến thắng trong trận Stalingrad, ông ta đã thực hiện âm mưu quốc tế vốn được sắp đặt từ trước. Bởi vì sau khi Quốc tế Cộng sản giải tán, dưới sự chỉ đạo từ kế hoạch chiến lược của Moscow, các nước Cộng sản ngang ngược âm mưu bạo lực, mà Moscow lại có thể không phải chịu bất kỳ trách nhiệm chính trị gì.” (Tưởng Giới Thạch, “Nước Nga Xô Viết tại Trung Quốc”)
Tưởng Giới Thạch đã khái quát chiến lược thế giới của Đảng Cộng sản Liên Xô, bước đầu tạo thành thế thất thủ của Đông Âu như sau: “Vào năm thứ 32 của Chính phủ Dân Quốc (năm 1943), cuộc tấn công mùa hè của Liên Xô chống lại quân Đức đã khôi phục lại 2/3 lãnh thổ bị mất của Nga. Nước Đức cuối cùng đã thấy được manh mối của sự thất bại. Toàn bộ kế hoạch của Stalin đối với thế giới sau chiến tranh cũng bắt đầu được xác lập từ thời kỳ này. Ông ta từ chối tham gia Hội nghị Cairo. Tháng Mười Hai năm đó, ông ta ôm toàn bộ âm mưu, đến Tehran cùng người đứng đầu hai nước Mỹ và Anh tiến hành hội nghị. Ở châu Âu, ông ta đánh bại chủ trương mở mặt trận thứ hai ở Baikal của Thủ tướng Churchill, thúc đẩy kế hoạch đổ bộ vào Pháp của quân Đồng minh. Đây là thắng lợi đầu tiên của Stalin về chiến lược thế giới, định trước vận mệnh tiêu vong của Đông Âu sau chiến tranh.” (Tưởng Giới Thạch, “Nước Nga Xô Viết tại Trung Quốc”).
Khi quân đội Liên Xô tiến về Berlin, chủ nghĩa cộng sản tại châu Âu nhanh chóng khuếch trương, các quốc gia Đông Âu như Bulgaria, Czechoslovak, Đông Đức, Hungary, Ba Lan, Romania, Albania .v.v. đều biến thành quốc gia cộng sản. Thủ tướng Churchill đã dùng từ Bức màn sắt” để khái quát sự biến hóa này: “Từ Szczecin (thành phố thuộc Ba Lan) gần biển Baltic đến Trieste (thành phố thuộc nước Ý) trên biển Adriatic, một bức màn sắt đã kéo ngang bao trùm lên đại lục châu Âu.”
Tưởng Giới Thạch vạch rõ hiệp hai của Đảng Cộng sản Liên Xô là khiến Mỹ quốc hy sinh lợi ích Trung Quốc, và lật đổ Trung Hoa Dân Quốc thông qua Đảng Cộng sản Trung Quốc. “Tháng Hai năm Trung Hoa Dân quốc thứ 34 (1945), trong Hội nghị Yalta giữa ba nước Hoa Kỳ, Anh và Liên Xô, Stalin lại giành được hiệp hai gần như có thể nói là thắng lợi toàn diện. Liên quan tới vấn đề Ba Lan, sự chiếm đóng của Đức, và vấn đề quyền phủ quyết của hiến chương Liên Hiệp Quốc, Stalin đều chiếm ưu thế. Đặc biệt là chủ quyền của Trung Hoa Dân quốc tại Ngoại Mông (thuộc Mông Cổ hiện nay) cùng toàn bộ hành chính chủ quyền vùng Đông Bắc, lại trở thành vật hy sinh cho việc Nga tham gia chiến tranh chống Nhật. Đồng thời, trong toàn bộ âm mưu kế hoạch của Stalin đối với Trung Hoa Dân Quốc ta, nhiệm vụ của Đảng Cộng sản Mỹ và những người bạn cùng chí hướng ở Mỹ quốc, là tiếp tục mở rộng các hoạt động tuyên truyền ‘Phản Hoa đảo Tưởng’ [chống Trung Hoa và lật đổ Tưởng Giới Thạch]; đồng thời nhiệm vụ của Trung Cộng và đảng phái bảo vệ nước ngoài của nó ở Trung Quốc là lật đổ chính trị và bạo động quân sự. Những sự việc sau đó đều là bằng chứng xác thực.” (Tưởng Giới Thạch, “Nước Nga Xô viết tại Trung Quốc”)
Bán đứng Trung Quốc
Một số nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy giao tình sâu đậm của Roosevelt và Stalin. Cùng với Thủ tướng Churchill, vào năm 1943 và năm 1945, họ đã lần lượt ký “Nghị Quyết Teheran” và “Mật ước Yalta” bán đứng Trung Quốc. Roosevelt bán lãnh thổ và chủ quyền Trung Hoa Dân quốc, đổi lấy việc nước Nga Xô viết tham chiến chống Nhật, để giảm bớt thương vong cho quân đội Mỹ. Có học giả cho rằng, Hoa Kỳ, Anh và Liên Xô có hoạch định phạm vi thế lực riêng của họ: Trung Quốc quy về Liên Xô, châu Âu quy về Hoa Kỳ và Anh. (Tham khảo: Tiếng chuông Trung Hoa, “Ảnh hưởng gián điệp đỏ của Đảng Cộng sản Mỹ đối với quan hệ Trung-Mỹ và vận mệnh của Trung Quốc”). Cựu tổng thống Bush của Hoa Kỳ đã chỉ rõ: “Mật ước Yalta là sai lầm lớn nhất.”
Mật ước Yalta giống như một thỏa thuận miệng giữa Roosevelt và Stalin, đến nay vẫn chưa công bố, chủ yếu là nhắm vào Trung Quốc, đồng thời hy sinh chính quyền chính phủ Quốc dân của Tưởng Giới Thạch. Điều này giống như Tôn Trung Sơn khi còn sống đã tiên đoán: Thủ đoạn ngoại giao sẽ khiến Trung Quốc diệt vong.
Tôn Trung Sơn nói: “Sử dụng sức mạnh chính trị để tiêu diệt quốc gia khác, vốn có hai loại thủ đoạn: Một là dùng quân sự, hai là dùng ngoại giao. Dùng quân sự là sử dụng súng ống, và họ đến với súng đạn, thì chúng ta còn biết cách chống cự. Nếu dùng ngoại giao, chỉ cần một tờ giấy và một cây bút. Nếu dùng một tờ giấy và một cây bút tiêu diệt Trung Quốc, chúng ta sẽ không biết làm thế nào để chống cự.” “Chỉ cần nhà ngoại giao của các nước, ngồi ở một chỗ và mỗi người chỉ ký một chữ, liền có thể tiêu diệt Trung Quốc.” “Nếu một số cường quốc thỏa hiệp, Trung Quốc cũng sẽ diệt vong. Cho nên, nói về tình hình dùng sức mạnh chính trị để tiêu diệt một quốc gia, thì Trung Quốc hiện nay đang rơi vào vị trí rất nguy hiểm.” (“Chủ nghĩa Tam dân,” bài giảng thứ năm về chủ nghĩa dân tộc).
Trong bài “Đối sách ngoại giao của Trung Hoa Dân quốc” của giáo sư Wineberg ở Trường đại học Münster, Đức, đã viết: “Về mặt ý thức mà nói, người theo chủ nghĩa quốc tế ở phương Tây (một số người theo tư bản chủ nghĩa, và một số nhân sĩ khác tán đồng phái tự do của Đảng Cộng sản) cùng với Liên Xô và ĐCSTQ luôn có tính liên quan về mặt lý trí. Họ đều có điểm chung là thống hận chủ nghĩa dân tộc. Họ cho rằng, chủ nghĩa yêu nước, sự tôn nghiêm của quốc gia và tình yêu đối với tổ quốc đều là phương thức biểu hiện tư tưởng chính trị sai lầm, nên phải diệt trừ triệt để. Người theo chủ nghĩa tư bản và người theo chủ nghĩa quốc tế của phái tự do luôn luôn xem Đảng Cộng sản là thế hệ sau của dân chủ. Đôi khi, những đảng viên Cộng sản này có thể trở thành thế hệ sau bất hảo, nhất là lúc họ phạm phải tội ác về mặt nhân quyền. Có điều, tại thời khắc then chốt của lịch sử, người theo chủ nghĩa quốc tế của phương Tây luôn luôn ủng hộ Đảng Cộng sản đối kháng với chủ nghĩa dân tộc … Họ cho rằng chủ trương chủ nghĩa dân tộc là trở ngại lớn nhất đối với chính sách và quyền lực toàn cầu của họ. (“Hiệp hội Tôn Trung Sơn ở châu Âu”, Hội nghị thường niên năm 1996).
(Còn tiếp)
Tổ nghiên cứu nhân vật Thiên cổ anh hùng của Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5,000 năm.
Sương Sương biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ