Thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch (P.30): Đơn độc khó chống đỡ
Mời quý vị đón đọc Loạt bài “Thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch.”
Thiên Tướng đơn độc khó chống đỡ
Theo lý tương sinh tương khắc, có chính thì sẽ có tà. Sáng Thế Chủ và các Chính Thần muốn cứu tất cả các sinh mệnh, còn sinh mệnh phụ diện tất sẽ muốn phá hoại, hủy đi chúng sinh. Chúng làm ra cái gọi là thuyết Vô thần, thuyết Duy vật, khoa học thực chứng, phân cách tinh thần và vật chất, khiến con người chỉ tin vào những sự vật mà mắt thường nhìn thấy, gạt bỏ tinh thần, tín ngưỡng, không còn tin vào Thần, dẫn đến cuối cùng bị Thần bỏ rơi.
Satan đã gieo rắc bóng ma Cộng sản, giảng nói thuyết tiến hóa và thuyết vô Thần, khiến nhân loại hoàn toàn rời xa vị Thần đã tạo ra mình. Vào thời điểm đó, đạo đức suy đồi là hiện tượng trên toàn thế giới. Đảng Cộng sản với sự hậu thuẫn của giả dối và bạo lực, có thị trường truyền bá trên toàn thế giới, chính là hậu quả trực tiếp của sự suy đồi về đạo đức.
Vào thời đại của Tưởng Giới Thạch, nhà nước cộng sản đầu tiên cướp chính quyền một cách thô bạo là Liên Xô được thành lập. Đến cuối Đệ nhị Thế chiến, phong trào cộng sản quốc tế trở nên mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, con người chưa hiểu rõ về bản chất tà ác của chủ nghĩa cộng sản. Hoàn cảnh quốc tế về khách quan đã giúp chủ nghĩa cộng sản bành trướng. Thế trận phòng bị chống chủ nghĩa cộng sản còn chưa hình thành ở phương Tây. Trong số các lãnh tụ trên toàn thế giới, sự hiểu biết và nỗ lực của Tưởng Giới Thạch đối với Đảng Cộng sản là rất hiếm thấy, nhưng ông đơn thương độc mã, rất khó để thành tựu. Trong một thời gian ngắn, việc ông tiêu diệt Đảng Cộng sản sắp thành công, nhưng vì sự biến Tây An nên đã thất bại. Đảng Cộng sản đã có được thời gian và không gian để tồn tại và phát triển lớn mạnh.
Cuộc chiến giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản ở Trung Quốc, trong lịch sử được xem là một cuộc nội chiến. Thực chất, đây là cuộc đại chiến giữa Chính và Tà trong vũ trụ được phản chiếu tại nhân gian. Cuộc chiến do Đảng Cộng sản phát động là để quảng bá ý thức hệ của mình trên trường quốc tế bằng vũ lực. Chỉ cần là cuộc chiến do Đảng Cộng sản phát động thì nó sẽ là cuộc chiến tranh khiến thế giới đẫm máu, và cũng chính là chiến tranh mang tầm quốc tế. Lực lượng Đảng Cộng sản tham gia vào cuộc chiến với Quốc Dân Đảng bao gồm người Triều Tiên, người Nhật Bản, còn có sự hỗ trợ hậu cần của Liên Xô. Đây là một cuộc xâm lược Trung Quốc của các thế lực Chủ nghĩa cộng sản quốc tế.
Những sinh mệnh phụ diện đã tạo ra ma nạn trong giai đoạn đầu của thời kỳ nhân loại lần này khi các chính giáo đang truyền Pháp độ nhân. Còn có những ma nạn và khảo nghiệm lớn hơn nữa đã được an bài vào lúc Đại Pháp hồng truyền trong vũ trụ cuối cùng này. Để đạt được điều này, họ đã tạo ra một môi trường xã hội khắc nghiệt hơn, cho phép tương ứng sinh ra một Đảng Cộng sản cực đoan không tin vào Thần, không tin nhân quả, hành động tùy tiện, sử dụng mọi thủ đoạn để đạt mục đích, còn cho nó thiết lập một nhà nước chuyên chế toàn trị để sử dụng sau này. Vậy nên, điều đó được xem là thiên thời bất lợi.
Vào cuối cuộc chiến tranh, bộ phận chủ lực của quân Quốc Dân Đảng tập trung ở phía Tây Nam. Trong khi quân Nhật Bản bạc nhược, quân Cộng sản đã phát triển mạnh mẽ ở các khu vực sau lưng địch và thiết lập căn cứ địa ở địa khu Hoa Bắc. Hiệp định Yalta được ký kết giữa Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh đã giúp cho Stalin thuận lợi chiếm lĩnh vùng Đông Bắc. Hơn nữa, Hoa Kỳ đã mắc sai lầm trong chiến lược đối với Trung Quốc, khi liên tục can thiệp và phá hoại cơ hội chiến thắng của quân Quốc Dân Đảng, khiến cuộc chiến tiêu diệt giặc phỉ (chỉ Cộng sản) vừa mới bắt đầu đã mất đi yếu tố địa lợi.
Tưởng Giới Thạch kiên trì giữ gìn đại nghĩa dân tộc, bảo vệ tôn nghiêm dân tộc, không ngại đắc tội những vị khổng lồ như Hoa Kỳ, Anh quốc và Liên Xô. Còn Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngược lại hết sức nịnh bợ lấy lòng, đồng thời thực hiện chính sách ngoại giao xu nịnh giữa Liên Xô và Hoa Kỳ. Đối với người dân trong nước, họ dùng thuật lừa bịp về một cuộc chiến giành lại nền thống nhất hòng thu được nhiều lợi ích khác nhau và chiếm được cảm tình rộng rãi của người dân. Tướng lĩnh cao cấp của Quốc Dân Đảng, ngoài những người xem cái chết như sự trở về, kể cả chiến tử nơi sa trường, thì đa số thường bị gián điệp của Cộng sản dụ hoặc, khiến họ do dự, dẫn đến có nhiều người binh biến “khởi nghĩa.” Cộng thêm một vấn nạn quốc gia phải đương đầu, đó là số lượng lớn người vì lợi ích cá nhân mà tham ô, hủ bại. Điều này chính là nhân hòa không ổn.
Tuy thiên thời, địa lợi, nhân hòa đều không có, nhưng Tưởng Công vẫn cố gắng hết mình chiến đấu với Satan Cộng sản, lưu lại trong lịch sử một thế trận giao tranh, diễn dịch cuộc đại chiến Chính – Tà tại nhân gian. Từ đó giúp thế nhân nhận biết thế nào là Chính, và Satan Cộng sản tà ác như thế nào.
Theo quan điểm của Tưởng Giới Thạch, thiện và ác, được và mất đều là tương đối. Trong nhật ký ngày 31/05/1944, ông viết: “Mọi việc có thất bại tất phải có thành công, cũng như có thành công thì phải có thất bại. Thứ hôm nay xem là nhân ác, có thể trong tương lai lại được xem là quả thiện. Còn người hôm nay được xem là nhận quả ác, trong quá khứ lại xem là nhân thiện. Điều này chứng tỏ, không có việc gì không nằm trong mâu thuẫn, và không có quả thiện mang tính tuyệt đối.”
Đại cục chờ phân định
Trong mắt Tưởng Giới Thạch, từ khi khai thiên tịch địa cho đến ngày nay, những biến động trên thế giới giống như một ván cờ. Tưởng Giới Thạch từng viết bài thơ “Vịnh tượng kỳ”:
“Mang mang Long Hán đáo kim thì, Bách chiết nan đào nhất cục kỳ. Sát mã hồi xa tòng thử thủy, Vạn phương đồng khái cánh hà chi”
Tạm dịch:
Mênh mang Long Hán kéo đến nay, Thế cờ trăm sự chẳng thoát tay. Ngựa dữ quay đầu từ đây đổi, Bùi ngùi vạn nẻo biết sao đây.
Đệ nhất Thế chiến khai sinh ra việc Đảng Cộng sản nắm chính quyền ở Nga. Đệ nhị thế chiến khiến thế lực Cộng sản bành trướng ở đại lục Á – Âu như trận hồng thủy, như con thú dữ. Sau chiến tranh, chủ nghĩa cộng sản tiến thêm một bước trong việc mở rộng ảnh hưởng. Xã hội Đảng Cộng sản và xã hội tự do đối đầu với nhau trên thế gian, bắt đầu cuộc Chiến tranh Lạnh kéo dài nhiều thập niên.
Năm 1936, ba nước Đức, Ý và Nhật Bản đã ký “Hiệp định chống Quốc tế cộng sản.” Hiệp định này là một nỗ lực nhằm thiết lập một liên minh chính trị – quân sự trên cơ sở chống lại chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên, cuộc chiến chống Cộng trên danh nghĩa đã dẫn đến kết cục Đảng Cộng sản phát triển lớn mạnh hơn.
Liên minh quân sự của ba nước trước hết là nhằm vào Liên Xô, nội dung chủ yếu là: các nước ký kết nhất trí trao đổi tin tình báo về hoạt động của Quốc tế Cộng sản, hợp tác chặt chẽ, thỏa thuận và thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết; khi một trong các bên ký kết bị Liên Xô tấn công hoặc đe dọa, các bên còn lại không được thực hiện bất cứ hành động nào có lợi cho Liên Xô, đồng thời cần thảo luận ngay lập tức các biện pháp “bảo vệ lợi ích chung”; nếu không có sự đồng ý của cả hai bên thì không được ký kết bất kỳ điều ước chính trị nào với Liên Xô trái với tinh thần của hiệp định này.
Anh và Pháp từng áp dụng chính sách xoa dịu Đức. Một trong những mục đích là chống lại Liên Xô đang theo chủ nghĩa cộng sản, giảm bớt mối đe dọa của Liên Xô đối với châu Âu, và biến nước Đức trở thành bình phong ngăn chặn giữa Đảng Cộng sản Liên Xô và lục địa châu Âu.
“Vào tháng 1 năm 1940, trợ lý riêng của Hitler, Tướng Schmundt, nói với tôi về những cuộc trò chuyện gần đây của ông ta với Hitler về Liên Xô … Hitler chỉ có một kết luận: Stalin muốn chinh phục toàn bộ châu Âu. Giờ đây, quân đội Đức là rào cản có tác dụng duy nhất giữa Hồng quân Liên Xô và châu Âu. Vì vậy, Hitler tin rằng, sứ mệnh của Đức là loại bỏ mối nguy từ phương Đông và đánh đuổi chủ nghĩa Bolshevism đang dần xâm nhập vào châu Âu ra khỏi châu Âu. Ông đã theo dõi chặt chẽ các diễn biến trong vấn đề này và sẵn sàng hành động nếu cần thiết. (“Victory Away: Hồi ức của một vị tướng tiền tuyến của Đức trong Thế chiến thứ hai”, 1956)
Năm 1941, khi Đức liên minh với Nhật Bản tấn công Liên Xô, Hitler nói: “Quan hệ giữa Đức và Liên Xô hiện nay ngày càng trở nên tồi tệ, và chiến tranh Đức-Xô có lẽ là điều không thể tránh khỏi.” Ông Ribbentrop nói: Nếu Nhật Bản “cảm thấy tiến vào Trung Quốc ở phía Nam gặp khó khăn thì hoan nghênh Nhật Bản tiến lên phía Bắc để hỗ trợ Đức tấn công Liên Xô” (“Con đường dẫn đến chiến tranh Thái Bình Dương”, Asahi Shimbun, ấn bản năm 1963).
Lục quân Nhật Bản có ba phương án: tăng cường tiến công về hướng Nam, tập trung tiến công về hướng Bắc và chờ đợi thời cơ. Để đạt được mục tiêu này, Bộ Lục quân Nhật Bản và Bộ Tổng tham mưu đã xây dựng “Chính sách Quốc phòng thích ứng với tình hình thay đổi,” chú ý đến cả phương Bắc và phương Nam, chờ thời cơ hành động. Nguyên do có chính sách này là: “Giải quyết vấn đề phương Bắc, nhất thiết phải sử dụng vũ lực trên quy mô lớn. Vì vậy, phải cần đến các vật tư chiến lược, đặc biệt là nhiên liệu hóa lỏng (dầu mỏ) mà trên thực tế phải được tìm kiếm từ phía Nam. Cũng vì vậy, rất nguy hiểm nếu miễn cưỡng giải quyết vấn đề phía Bắc.” (Takehiro Hattori, Lịch sử chiến tranh Đại Đông Á, 1984)
Ngoại trưởng Nhật Bản Matsuoka Hiroyoshi chủ trương rằng, Đức nên tấn công Liên Xô: “Ngày nay, khi Liên Xô và Đức bắt đầu chiến tranh, Nhật Bản nên liên kết với Đức để tấn công Liên Xô.” Tổng tham mưu trưởng quân đội Nhật Sugiyama Yuan phản đối: “Đại đa số quân đội Nhật Bản hiện đang bị kiềm chế trên chiến trường Trung Quốc. Những gì Ngoại trưởng nói, trên thực tế là không thể thực hiện được. Với tư cách là cơ quan đầu não, việc cân nhắc đầu tiên là chuẩn bị chiến tranh, còn hiện nay chưa thể bàn đến việc có tham chiến hay không. Chỉ tính riêng quân Quan Đông, việc chuẩn bị cho chiến tranh phải mất từ 40 đến 50 ngày, và sẽ mất nhiều thời gian để chuyển đổi binh lực hiện tại sang thể chế thời chiến và xa hơn nữa là phát động một cuộc tấn công. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đó, diễn tiến của cuộc chiến tranh Xô-Đức cũng đã được xác định rồi.” (Takehiro Hattori, Lịch sử chiến tranh Đại Đông Á, 1984).
Tưởng Giới Thạch tổng kết từ quan điểm quân sự rằng, các hoạt động quân sự của Đức chống Liên Xô đều không chiếm ưu thế về thiên thời và địa lợi: “Về thiên thời mà nói, lãnh thổ của Đảng Cộng sản Nga đều là những vùng lạnh giá âm u, băng tuyết bao phủ. Trong đó còn có một phần là sa mạc có khí hậu nóng lạnh khắc nghiệt, nhiệt độ biến động gay gắt. Cho nên, điều kiện thời tiết thích ứng cho chiến tranh trên lãnh thổ Nga trong một năm chỉ có chưa đến bốn tháng. Đây là điều kiện thiên thời đặc biệt có lợi cho Đảng Cộng sản Nga. Đặc biệt về mặt địa lý, Nga có biển Bắc Cực làm hàng rào tự nhiên ở sau lưng, eo biển Bering và biển Okhotsk ở phía Đông, và biển Baltic ở phía Tây, có thể nói là được bao bọc bởi ba mặt là biển, hình thành nên điều kiện tự nhiên thuận lợi. Chỉ có phía Nam là nội địa, nhưng cũng có nhiều núi non sông ngòi, thung lũng, tạo thành những rào cản. Hơn nữa, diện tích lãnh thổ rộng lớn 21.3 triệu kilomet vuông bao bọc lấy châu Âu và châu Á. Đảng Cộng sản Nga có được một lãnh thổ vừa sâu vừa rộng, cho nên họ đặc biệt có trong tay điều kiện thuận lợi cho phòng thủ quân sự và chiến tranh lâu dài. Nếu quân địch tấn công từ phía Đông, cuối cùng họ có thể rút về phía Tây. Nếu quân địch tấn công từ phía Tây, họ càng có thể dần dần rút về phía Đông, đánh trận trường kỳ, tiêu hao sinh lực địch. Đây lại là một điều kiện vô cùng ưu việt về mặt địa lý có lợi cho nước Nga bạo chúa. Bởi vì nước Nga có ưu thế về mặt thiên thời, địa lợi như vậy, cho nên các nước phương Tây như Anh, Pháp, Ý, Hà Lan, Đức, Áo … có gây chiến với họ, thì cuối cùng cũng không thể giành thắng lợi, chỉ đành bó tay không làm gì được. Vì vậy, trong lịch sử, tuy các quốc gia phương Tây đã từng có Napoléon, William Đệ II và Hitler tấn công vào lãnh thổ Nga, thậm chí có lúc đã chiếm được thủ đô Moscow, nhưng cuối cùng hiếm khi khắc chế được điều kiện thiên thời, địa lợi này, để dám đánh một trận quyết chiến với nước Nga.” (“Lý thuyết cơ bản về chống Cộng và chống Nga” của Tưởng Giới Thạch).
Vào tháng 6 năm 1941, quân Đức phát động Chiến dịch Barbarossa, Đại quân từ ba hướng tiến thẳng, đội quân tiên phong đã tiến một mạch đến ngoại ô Moscow. Thời tiết ở Liên Xô vào tháng 10 gây ra bùn đất lầy lội. Các đơn vị cơ giới của Đức phải vật lộn tiến từng bước trong khó khăn, và việc đẩy nhanh tốc độ tiến quân của họ bị cản trở đáng kể.
Đến tháng 12, Liên Xô bước vào một mùa đông khắc nghiệt, và quân đội Đức mất sức tấn công do thời tiết. Tướng Đức Guderian nhớ lại: “Trong khí hậu mùa đông năm đó, các cánh đồng ở Liên Xô phủ đầy tuyết trắng, gió lạnh thấu xương. Tất cả các mục tiêu trên đường tiến quân bị tuyết dày đặc vùi lấp. Sau vài giờ ngồi trên xe hơi từ vùng đất không người, chúng tôi mới gặp những đoàn quân đói rét của mình. So với các lực lượng quân đội Siberia của Liên Xô, họ được ăn no, mặc ấm và có đầy đủ trang thiết bị tác chiến mùa đông. Đó thật sự là khác biệt một trời một vực … Quân đội Đức hoàn toàn không chuẩn bị cho kiểu thời tiết lạnh giá này, đợi đến khi nhiệt độ ở Liên Xô xuống đến âm 32 độ, thì tất nhiên không thể tránh khỏi hoảng loạn.” (“Hồi ức của Guderian”).
(Còn tiếp)
Tổ nghiên cứu nhân vật Thiên cổ anh hùng của Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5,000 năm.
Tâm An biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ