Thành ngữ cổ xưa: ‘Một đồng tiết kiệm’
Gần đây, gia đình chúng tôi, cũng như nhiều gia đình khác, đã tìm hiểu nhiều cách để tiết kiệm tiền. Điều này đã khiến tôi có suy nghĩ sâu sắc hơn về một câu thành ngữ phi thường: “Để dành được một đồng cũng chính là kiếm được một đồng.”
Dù một số người có thể coi cụm từ này là sáo rỗng, nhưng đây thực sự là một “kim chỉ nam” tuyệt vời cho rất nhiều lựa chọn trong cuộc sống.
Có một điều thú vị mà sau này tôi mới nhận ra–chính là một đồng để dành được thật sự đáng giá hơn nhiều so với một đồng làm ra, chính bởi vì… các loại thuế!
Đây là điều mà tôi ước mình được dạy dỗ khi còn nhỏ nhằm khi tôi muốn mua ít kẹo hay một que kem, tôi sẽ hiểu tốt hơn về ý nghĩa của cách sống tiết kiệm. Đúng vậy, tôi biết rằng cha mẹ tôi đã phải làm việc rất vất vả để chăm lo đại gia đình chúng tôi, và họ đã đưa ra nhiều ví dụ hay về tánh tiết kiệm. Nhưng cho đến khi tôi có gia đình của riêng mình, tôi mới thật sự nhận ra những khoản thu nhập sau khi tính thuế như thế nào..
Bây giờ, mỗi người chúng ta hãy thử nghĩ về tình trạng tài chính của chính mình và nhận định chính xác 1 đồng tiết kiệm được tương đương với bao nhiêu. Và chúng ta hãy xem xét hướng dẫn các con về việc tiết kiệm này, dĩ nhiên là còn tùy theo hoàn cảnh và lứa tuổi của các em. Ví dụ, chúng ta tiết kiệm được 1 đồng tương đương với 0.0125 đô la Mỹ làm ra, vậy tiết kiệm 100 đồng, sẽ tương đương với 1.25 đô la kiếm được.
Đây cũng là bài tập về tính toán vô cùng hay cho việc dạy con trẻ tại nhà. Hay nói cụ thể hơn, bài tập đó cũng khá vui và dễ thực hành.
Chúng ta có thể áp dụng tánh tiết kiệm đó trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống. Ví như khi chúng ta có nhu cầu [mua hàng] công nghệ, nhu cầu được ăn ngon, mặc đẹp, xe sang và nhiều thứ khác nữa.
Thậm chí chúng ta cũng có thể cùng con trẻ lập một biểu đồ dựa trên ý tưởng rằng một xu tiết kiệm được nhiều hơn một xu làm ra. Mỗi lần bạn đưa ra quyết định sẽ không mua một chiếc bánh quy Starbucks, bạn có thể thực hiện một phép tính nhỏ. Bạn hãy viết ra giá của chiếc bánh quy đó và số tiền mình phải kiếm được để mua nó, và đó sẽ là số tiền bạn có thể tiết kiệm được! Ngoài ra, bạn cũng có thể hình thành một ý tưởng về việc khen thưởng – chẳng hạn như phần thưởng xem một bộ phim (mượn từ thư viện) mỗi khi bạn tiết kiệm được 20 đô la.
Bạn cũng có thể sử dụng những tờ tiền dạng kỷ niệm để tạo ra hoạt động tương tự cho con trẻ. Mỗi khi các con không mua thứ mình không cần hoặc mua một sản phẩm giống như thứ mình cần nhưng rẻ hơn một chút, bạn có thể bỏ số tiền đó vào một chú heo đất hoặc một chiếc túi zip. Cứ mỗi tuần hoặc mỗi tháng, [bạn cùng các con] đếm lại số tiền đó và xem như thế nào, đồng thời tạo ra nhiều phần thưởng hoặc mục tiêu cao hơn.
Bạn hãy nghĩ đến những thói quen quản lý tài chính sẽ giúp ích con trẻ trong cuộc sống sau này biết bao nếu tánh tiết kiệm được truyền tải đến các em một cách khéo léo và mang đến nhiều điều hứng thú.
Có lẽ “vừa đủ” là điều chúng ta nên hướng đến – đủ ăn đủ mặc, có nhà để ở, và được quan tâm. Có lẽ chúng ta có thể bỏ qua món tráng miệng hoặc đồ uống tại nhà hàng, hoặc thậm chí không đi ăn nhà hàng nữa.
Đó có thể là hành trình tuyệt vời làm sao để phát triển tâm linh – một chặng đường để loại bỏ đi một trong những tội lỗi của loài người: sự tham lam. Với tình hình xã hội hiện thời, có lẽ đã đến lúc chúng ta nên xem xét lại 7 tội lỗi hay được nhắc đến (trong thần thoại Kito giáo) và nhìn sâu vào trái tim và tâm trí chúng ta.
Vậy bằng cách nào chúng ta lĩnh hội trí tuệ qua những tác phẩm lịch sử?
Đó là tác phẩm “Biên niên sử Richard Nghèo” của Ngài Ben Franklin.
Trong Biên niên sử năm 1737, Ngài Franklin viết, “Một đồng tiết kiệm được rõ ràng là hai đồng.” Sau đó, trong Biên niên sử năm 1758, ông viết một câu gần giống với phiên bản trước đó mà chúng ta biết, “Một đồng tiết kiệm được là một đồng nhận được.”
Nhưng gốc rễ của câu nói ấy đã có từ xa xưa.
Giống như nhiều câu thành ngữ phổ biến khác hiện nay, hóa ra dạng thức khác hơn một chút của câu này đã xuất hiện từ những năm 1600.
Một ví dụ về phiên bản ban đầu của cụm từ này xuất hiện trong cuốn “Outlandish Proverbs,” được xuất bản năm 1633 bởi nhà thơ người Anh George Herbert. Trong đó có viết, “A penny spar’d is twice got.”
Nhưng bởi vì câu thành ngữ xuất hiện trong một bộ sưu tập các câu thành ngữ vào thời điểm ấy, nên theo đó người ta giả định rằng câu này đã được dùng trước đó.
Điều này đưa chúng ta trở lại với tiêu đề chính của loạt bài “Proverbs to Cherish” – “Thành ngữ cổ xưa.” Sở dĩ tiêu đề ấy được lựa chọn, theo tôi, chính là vì chúng ta được trao truyền những câu châm ngôn và thành ngữ cổ xưa. Qua đó chúng ta biết rằng qua dòng lịch sử bằng cách nào con người đã gìn giữ và nhận thấy giá trị nên tiếp tục truyền cho thế hệ kế tiếp.
Có lẽ một ai đó đang cố gắng truyền tải thông điệp đến với chúng ta. Rằng Ít nhất, những thành ngữ cổ xưa cũng là những viên ngọc quý của truyền thống, của nền văn hóa và về những giá trị tốt đẹp [với mong muốn] chúng ta có thể gìn giữ cho hôm nay, tiếp tục tồn tại và truyền lại một lần nữa.
Thục Nhã biên dịch
Mời quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times.