Những người lính Mỹ đã sáng tạo ra những chiếc cày để đánh bại quân đội Đức trong Cuộc Đổ Bộ Normandy như thế nào?
Làm thế nào các binh sĩ Lục quân Hoa Kỳ đã dò tìm và phá hủy các tuyến phòng thủ của quân đội Đức Quốc Xã trong Cuộc Xâm lược Normandy.
Vào buổi tối ngày 06/09/1944, lực lượng quân đội của các nước như Anh, Canada và Hoa Kỳ đã đặt chân lên các bãi biển của vùng Normandy ở miền Bắc nước Pháp – đây là bước khởi đầu cho việc kết thúc sự thống trị của Đức Quốc Xã ở Âu Châu. Tuy nhiên, khi những người lính của quân đồng minh chen chúc nhau lăn lộn trên bãi biển đầy đá cuội, vượt qua những vách đá thẳng đứng hướng ra năm bờ biển đổ bộ, họ phải đối mặt với những trở ngại không lường trước được: chính là cảnh quan tự nhiên của vùng đất Normandy này.
Miền Bắc nước Pháp, cũng giống hầu hết những nơi khác ở Âu Châu, đã liên tục bị nhân loại chiếm hữu trong hàng nhiều thiên niên kỷ, những ngọn đồi thoai thoải, thơ mộng, đẹp như tranh vẽ, cùng với những khu rừng nhỏ rậm rạp cây cối của miền Bắc nước Pháp từ lâu đã được phân chia thành các cánh đồng canh tác. Toàn bộ khu vực, theo tiếng địa phương được gọi là “bocage*” được chia cắt bởi những làn đường thấp trũng bình dị, và những dãy hàng rào bằng cây cổ thụ, có tuổi đời lên đến hàng thế kỷ nằm dọc hai bên đường. Những hàng cổ thụ này – đã được người nông dân chăm sóc một cách nghiêm túc và cẩn thận qua nhiều thế hệ , được sử dụng như một hàng rào tự nhiên để giữ gia súc – có thể vươn cao đến 3 mét hoặc hơn, với những nhánh cây đầy gai nhọn và vô số dây leo đan xen vào nhau, trở nên vô cùng hiệu quả để ngăn chặn sự xâm nhập của một con bò rừng hoặc là một con dê, huống chi là một con người.
Tuy nhiên, người Đức đã có sự chuẩn bị sẵn sàng cho thời điểm này.
Những pháo đài tự nhiên
Nhà sử học người Mỹ, ông Stephen Ambrose, trong tác phẩm nổi tiếng của mình “Citizen Soldiers – Những người lính thường dân,” kể lại rằng làm sao mà có đến tận 14 cánh đồng với hàng rào cây xanh trên mỗi từng cây số, và từng cái trong đó đều kết nối với các con đường theo những góc độ bất quy tắc và thông thường thì chỉ có một lối ra vào duy nhất mà thôi. Và người Đức đã biến cả chục ngàn hàng rào cây tự nhiên này trở thành những pháo đài thực sự, với tua tủa súng máy và đại bác được trang bị.
Tệ hơn nữa, học thuyết chiến đấu của người Mỹ đơn giản là vô hiệu trong những con đường trũng thấp chật hẹp, đầy lá cây ở giữa những dãy hàng rào cây xanh này. Những chiếc xe tăng không thể kết nối với bộ binh, nếu di chuyển theo hai bên sườn hoặc những nỗ lực để vòng qua các cứ điểm đều gặp phải súng cối hoặc đại pháo đã chực chờ sẵn. Thậm chí cả lực lượng không quân Hoa Kỳ – tại thời điểm này là vượt trội hơn nhiều so với lực lượng Luftwaffe* đẫm máu – đã tỏ ra kém hiệu quả hơn sự mong đợi khi đối diện với những mê cung chóng mặt hình thành bởi các cánh đồng và những khu rừng cây che lấp vị trí đóng quân của người Đức. Có vẻ như là lực lượng của Quân Đồng Minh chỉ có thể đơn giản là phải liều mình cứng rắn vượt qua.
Có thể làm được và Bắt tay vào làm
Tuy nhiên, với tính cách của người Mỹ – được rèn giũa với thái độ tích cực tại tiền tuyến – đã không cho phép mình từ bỏ. Tất cả binh lính thuộc mọi cấp bậc của lực lượng Lục Quân Hoa Kỳ đã tản ra tràn ngập từ bờ biển này đến bờ biển khác, cũng không cần bất cứ chỉ dẫn hay mệnh lệnh nào từ các sĩ quan, họ bắt đầu chủ động tìm kiếm giải pháp từ tận cấp bậc thấp nhất. Có lẽ đó là con trai của một người thợ máy ở tiểu bang New Jersey, hoặc là một người thợ cơ khí ở quận Bronx ở thành phố New York, là người đầu tiên nghĩ đến việc hàn chiếc lưỡi thép của xe ủi vào phần đầu của chiếc xe tăng hạng trung M4 Sherman, loại xe tăng chủ lực đang phục vụ tại tiền tuyến của lực lượng Quân Đồng Minh. Và chúng đã hoạt động rất tốt: Với một luồng hơi mạnh lao ra khỏi con đường trũng, một chiếc Sherman có thể lao xuyên qua hàng rào bằng cây đó,và tháp pháo chính của cỗ xe tăng sẽ xả đạn trực tiếp vào ụ súng máy của quân Đức đang lộ ra.
Tuy nhiên với nguồn cung cấp lưỡi xe ủi rất hạn chế, và rất khó để ra lệnh chuyển tất cả các lưỡi máy ủi có thể tìm được đến Mặt Trận Phía Tây này, vì vậy những người lính bắt buộc phải cải tiến lại. Trung sĩ Curtis Culin được ghi nhận là người đã phát triển ra một chiếc máy cắt cỏ khổng lồ, chiếc “Culin Cutter,” thứ mà anh đã khéo léo tạo ra từ những con nhím Séc – những dầm thép chống xe tăng, thường được gắn cùng với những quả mìn – mà người Đức đã bố trí dọc theo các bờ biển để cản trở sự đổ bộ của xe tăng.
Mặc dù cuối cùng cũng có nhiều xe tăng đã được lắp đặt phụ kiện này và cũng có nhiều chiếc máy cắt Cullin Cutter được tạo ra, nhưng những người lính thậm chí còn cần nhiều sức mạnh hơn nữa để có thể đánh bại những chiếc pháo đài cây kiên cố này.
Có lẽ tiếp sau đó là một người thợ mỏ, vừa mới tới từ các hầm mỏ ở Thung Lũng Silver của tiểu bang Idaho, người đã bổ sung thêm chất nổ vào mệnh lệnh dọn dẹp các hàng rào cây. Những vụ nổ đã dễ dàng san phẳng nhiều khu vực của hàng rào, tuy nhiên ông Ambrose kể lại rằng hai lần đột kích với 22kg thuốc nổ có thể thành công tạo ra một lỗ trống vừa đủ cho một chiếc xe tăng Sherman chạy qua, việc dọn dẹp theo kiểu này có thể tốn ít nhất 17 tấn thuốc nổ cho mỗi dặm hàng rào cây, là một nhiệm vụ cao cấp khó nuốt trôi thậm chí là với những lực lượng được trang bị rất tốt như quân đội Hoa Kỳ.
Tuy nhiên ngay sau đó, có một sự đột phá thiên tài. Có thể đó là con trai của một người nông dân ở tiểu bang Nebraska hoặc là Kansas, người đã phối hợp một cách hoàn hảo giữa chiếc máy cắt Culin Cutter và thuốc nổ với nhau: những chiếc ống dài khoảng hơn 1 mét được hàn vào phần đầu của xe tăng Sherman, giống hai chiếc cần xúc cỏ khô khổng lồ. Người lính này đã phát triển một hệ thống,thử nghiệm liên tục trên nhiều cánh đồng: Chiếc xe tăng Sherman sẽ lao vào một bên của hàng rào, đâm sâu vào trong nền đất bên dưới hàng rào, rồi lùi lại, để lại nhiều chiếc lỗ sâu như bạn có thể thấy trong các hầm mỏ. Những người lính công binh sẽ chạy dưới làn đạn để nhét chất nổ vào các chiếc lỗ vừa được tạo ra, thỉnh thoảng chất nổ được đặt bên trong những chiếc vỏ đạn pháo và cài vào bên trong những cái lỗ giống như nòng pháo trong thời Nội Chiến. Tất cả sẽ lùi về một khoảng cách an toàn và kích nổ, rồi nhanh chóng lao qua khoảng trống, càn quét mọi sự phòng ngự hiện diện, sau đó là một khoảng hồi phục ngắn ngủi rồi lại tiếp tục hướng đến hàng rào tiếp theo.
Các chiến lược cải tiến khác
Không chỉ có những người lính trên mặt đất tìm ra được các chiến lược mới, mà ở bất cứ nơi đâu tinh thần đổi mới của người Mỹ cũng không chịu khuất phục. Các phi đội không quân, thất vọng vì họ không thể hoàn toàn kết nối với binh lính trên tiền tuyến, họ đã bắt đầu thử nghiệm với việc liên lạc qua vô tuyến trực tiếp với xe tăng và hỗ trợ cho bộ binh của họ, dùng ưu thế trên không để giáng những đòn trừng phạt nặng nề cho kẻ thù với sự chính xác cao độ. Và công tác hậu cần kỳ diệu ở các bến cảng Mulberry – gồm các cảng và đê chắn sóng khổng lồ được vận chuyển xuyên qua Kênh Đào và xây dựng lên chỉ trong vài ngày sau khi đổ bộ thành công- đã đem đến dòng thác gần như bất tận những vật tư và nhân lực mới để tận dụng. Sau vài tuần chiến đấu ác liệt, những chiếc pháo đài bằng cây tự nhiên cuối cùng đã ngã xuống trước những lực lượng của Quân Đồng Minh, và những dòng thác xe tăng do Hoa Kỳ chế tạo đã tràn qua miền Bắc nước Pháp trong sự náo động bởi cuộc đột kích từ ngoài đại dương. Thành phố Paris sẽ sớm nhìn thấy sự tự do, và sự sụp đổ của Đệ Tam Đế Chế* là điều chắc chắn.
Trong bài phát biểu trước bình minh nổi tiếng của Đại tướng Eisenhower, được chuyển tải đến những người đàn lính đang chuẩn bị thực hiện điều mà ông gọi là “Cuộc Thập Tự Chinh Vĩ Đại” của Chiến Dịch Overlord* vào ngày 06/06/1944, ông đã nhấn mạnh rằng “nguồn quân lực dự bị to lớn gồm những người lính được đào tạo bài bản” và “sự ưu việt về vũ khí và đạn dược” sẵn sàng giúp cho Hoa Kỳ và các đồng minh của mình giành được kết quả “không có gì ngoài một trận chiến toàn thắng.” Tuy nhiên, có lẽ ông đã chỉ ra rất rõ rằng tài sản vĩ đại nhất trong tất cả là: Tinh thần sáng tạo của những binh sĩ lực lượng Lục Quân Hoa Kỳ, chiến đấu trên những bờ biển xa lạ để chia sẻ cho tất cả nhân loại món quà tự do.
Chú thích của dịch giả:
Bocage là địa hình hỗn hợp rừng cây và đồng cỏ đặc trưng của các vùng miền Bắc nước Pháp, miền Nam nước Anh, Ireland, Hà Lan và miền Bắc nước Đức, trong những vùng sử dụng đất canh tác là chủ yếu.
Nhím chống tăng hay nhím Séc là một dạng chướng ngại vật bất động để chống xe tăng, được liên kết từ các kết cấu thép. Nhím chống tăng rất hiệu quả trong việc cản đường xe tăng và những phương tiện quân sự (như xe chiến đấu bộ binh) hạng nhẹ hay hạng trung, không cho những phương tiện này chọc thủng phòng tuyến vì những chướng ngại vật này vẫn duy trì chức năng cản đường ngay cả khi bị nghiêng, hoặc bị lật đổ sau một vụ nổ.
Bức tường Đại Tây Dương là một tuyến phòng thủ quân sự to và rộng do quân đội Đức Quốc xã xây dựng dọc bờ biển Đại Tây Dương phía tây châu Âu trong những năm 1942 – 1944 thời Thế chiến thứ hai để phòng chống lại quân Đồng Minh từ Anh kéo sang đổ bộ xâm chiếm châu Âu.
Luftwaffe – Lực lượng không quân của Đức Quốc Xã.
Chiến dịch Overlord là mật danh của Trận Normandie, một chiến dịch quân sự lớn của quân đội Đồng Minh tại miền Bắc nước Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Đức Quốc xã, còn gọi là Đệ Tam Đế chế hay Đế chế thứ ba hoặc với tên chính thức là Đế chế Đức, là nước Đức trong thời kỳ 1933–1945 đặt dưới một chế độ độc tài toàn trị chịu sự kiểm soát của Adolf Hitler và Đảng Quốc xã.
Hoàng Long biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times