Hoa mai đi vào thơ ca và hội họa, lại nở rộ trên sân khấu Shen Yun
“Mai hoa hương tự khổ hàn lai,” hoa mai nhờ chịu khổ trong giá lạnh mà tỏa ngát hương thơm. Hoa mai có nguồn gốc từ Trung Quốc, là một trong những yếu tố tượng trưng của văn hóa Trung Hoa. Mấy ngàn năm qua, vẻ đẹp của hoa mai đã đi vào thơ ca, hội họa và hòa vào tiếng đàn du dương. Vẻ đẹp tinh tế đó cũng đã được truyền tải trên sân khấu nghệ thuật múa cổ điển Trung Quốc.
Hoa mai thường nở từ cuối đông đến đầu xuân. Thông thường hoa có năm cánh, màu trắng hoặc màu hồng nhạt, thuộc loại hoa cảnh có tuổi thọ cao. Ở huyện Hoàng Mai, tỉnh Hồ Bắc có một gốc cây mai được trồng vào thời nhà Tấn, trải qua 1,600 mùa xuân thu vẫn tỏa hương thơm ngát.
Vào lúc vạn vật điêu tàn, hoa mai vẫn kiên cường kiêu hãnh, thanh cao tao nhã, giống như người không màng danh lợi trong thế gian, vô dục vô cầu. Vì vậy, hoa mai được văn nhân các thời đại đưa vào thơ ca ngâm vịnh, được nhiều họa sĩ tài hoa dùng sắc mực miêu tả, bày tỏ lòng yêu mến và ngợi ca.
Khúc cổ cầm nổi tiếng “Mai hoa tam lộng” thuộc thể loại “tá vật trữ hoài” (mượn vật để bày tỏ nỗi lòng), mượn hình ảnh hoa mai để ca ngợi những con người gìn giữ tiết tháo cao thượng. Năm 1609, trong tập “Bá Nha Tâm Pháp” của Dương Luân thời Minh có bình rằng: “Mai vi hoa chi tối thanh, cầm vi thanh chi tối thanh. Dĩ tối thanh chi thanh tả tối thanh chi vật, nghi kỳ hữu lăng sương âm vận dã.” (Tạm dịch: Mai là loài hoa thanh cao nhất, cầm là âm thanh thanh thoát nhất. Dùng âm thanh thanh thoát nhất tả loài thanh cao nhất, nên nó có âm vận của lăng sương vậy).
Trong cuốn “Khô Mộc Thiền Cầm Phổ” cũng đề cập đến bản nhạc cổ này: “Khúc âm thanh u, âm tiết thư sướng, nhất chủng cô cao hiện vu chỉ hạ; tự hữu hàn hương thấm nhập phế phủ” (Âm khúc thanh tĩnh và đẹp đẽ, âm tiết nhẹ nhàng, một loại khí chất thanh cao hiện ra dưới ngón tay; tựa như có làn hương mát lạnh thấm nhập đáy lòng). “Thanh tĩnh” và “thanh cao” chính là trạng thái đặc biệt của hoa mai khai nở. Dùng âm thanh để miêu tả trạng thái của hoa, như tấu lên mùi hương thoang thoảng của hoa mai, thật là tuyệt diệu không thể diễn tả bằng lời.
Những bài thơ ca ngợi hoa mai thường mang một vẻ đẹp giản dị, tự nhiên và cảm động lòng người. Nhiều câu thơ hay đã được truyền tụng hàng ngàn năm:
“Sơ ảnh hoành tà thủy thanh thiển,
Am hương phù động nguyệt hoàng hôn.”
(Trích bài thơ “Sơn viên tiểu mai” của thi nhân ẩn dật Lâm Bô thời Bắc Tống).
Tạm dịch nghĩa:
Bóng cành mai thưa đâm nghiêng trên mặt nước trong và cạn,
Hương mai thoang thoảng như lay động bóng trăng hoàng hôn.
“Diêu tri bất thị tuyết,
Vi hữu ám hương lai.”
(Trích bài thơ “Mai” của Vương An Thạch).
Tạm dịch nghĩa:
Xa biết không phải tuyết,
Vì hương thoảng đâu đây.
Hương thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng, phảng phất như xuyên thấu qua áng thơ xa xưa, phiêu tán đưa tới.
Lục Du rất yêu thích hoa mai. Ông đã lưu lại những câu thơ nổi tiếng mang dư vị sâu sắc:
“Vô ý khổ tranh xuân,
Nhất nhậm quần phương đố.
Linh lạc thành nê niễn tác trần,
Chích hữu hương như cố.”
(Trích bài thơ “Bốc toán tử – Vịnh mai” của Lục Du)
Tạm dịch nghĩa:
Không có ý khổ tranh giành xuân,
Mặc cho hoa thơm cỏ lạ ghen ghét.
Héo rụng thành bùn, tan thành bụi,
Chỉ có hương thơm vẫn còn nguyên.
Vương Miện, thi nhân và cũng là họa gia nổi tiếng thời Nguyên, cả đời yêu thích hoa mai, biệt hiệu của ông là “Mai Hoa ốc chủ” (chủ nhân của hoa mai). Hai bài thơ “Bạch mai” và “Mặc mai” của ông khắc họa chính xác sự cao quý thanh khiết, không tranh với đời của hoa mai.
Bạch mai
Băng tuyết lâm trung trước thử thân,
Bất đồng đào lý hỗn phương trần.
Hốt nhiên nhất dạ thanh hương phát,
Tán tác càn khôn vạn lý xuân.
Tạm dịch nghĩa:
Hoa mai trắng
Băng tuyết trong rừng phủ lên thân,
Không cùng đào mận lẫn hương trần.
Bỗng nhiên một đêm nở hương ngát,
Bay khắp trời đất vạn dặm thơm.
Bài “Mặc mai” là bài thơ đề họa:
“Ngô gia tẩy nghiễn trì đầu thụ,
Cá cá hoa khai đạm mặc ngân.
Bất yếu nhân khoa hảo nhan sắc,
Chích lưu thanh khí mãn càn khôn.”
Tạm dịch nghĩa:
Cây mai bên ao rửa nghiên nhà ta,
Từng bông hoa nở mang dấu mực nhạt.
Chẳng cần ai khen màu sắc đẹp
Chỉ để hương thơm ngát đất trời.
Hai bài thơ này giản dị, thanh đạm nhẹ nhàng. Các từ như “càn khôn,” “vạn lý,” “đạm,” “mãn” trong bài thơ được sử dụng một cách khéo léo, hóa xuất cảnh giới rộng lớn, khoáng đạt, cũng thể hiện được lý tưởng trong tâm cảnh của chính tác giả.
Theo dòng thời gian lưu chuyển, đến năm 2011, Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun đã sáng tác tiết mục vũ đạo “Hoa mai.” Âm nhạc và vũ đạo được phối hợp hài hòa tinh diệu, thể hiện một tầng ý nghĩa mới.
Trong ánh mặt trời ngày đông, tiếng nhạc du dương trong trẻo vang lên, như xuyên qua cái lạnh. Một nhóm diễn viên nữ mang phục sức màu trắng pha hồng, tay cầm quạt hình cánh hoa màu hồng, nhảy múa, xoay tròn, giống như những đóa hoa mai trong giá rét, kiêu hãnh khai nở. Giai điệu mang đậm bản sắc dân tộc, lúc chậm rãi, tình ý sâu lắng, khi thì vui tươi, sống động, giống như đang kể lại từng câu chuyện về sự kiên cường và cao quý thanh khiết giữa đất trời. Các nghệ sĩ trẻ với khuôn mặt rạng rỡ mỉm cười, nhẹ nhàng di chuyển đội hình, tạo thành những bức tranh mùa xuân, thể hiện ánh sáng và hy vọng.
Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun với sứ mệnh khôi phục văn hóa truyền thống Trung Hoa, không sợ khó khăn hiểm trở, luôn tiến về phía trước. Tính sáng tạo trong tiết mục vũ đạo “Hoa mai” do Shen Yun sáng tác đã nhận được sự tán thưởng của khán giả. Chí hướng và sứ mệnh của các nghệ sĩ Shen Yun hòa cùng vẻ đẹp thanh lệ và kiên trinh của hoa mai, mang đến cho thế gian một dòng chảy nghệ thuật trong trẻo thánh khiết.
Mời quý vị thưởng thức tiết mục vũ đạo “Hoa mai” sản xuất năm 2011:
https://www.shenyuncreations.com/Early-Shen-Yun-Pieces-Plum-Blossom
Chào mừng quý vị tìm hiểu thêm:
Ganjing World: