Các nhà điều hành Wall Street nhận thấy sự cần thiết phải hạn chế dòng vốn của Hoa Kỳ đổ vào Trung Quốc
Theo Chủ tịch Ủy ban Hạ viện về Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Wall Street đã bày tỏ sự sẵn sàng chung tay rút vốn đầu tư ra khỏi Trung Quốc.
NEW YORK — Chủ tịch Ủy ban Hạ viện về Trung Quốc Mike Gallagher (Cộng Hòa-Wisconsin) cho biết các nhà lãnh đạo Wall Street bày tỏ sự sẵn lòng chung tay rút lại đầu tư ra khỏi Trung Quốc.
Vào ngày đầu tiên trong hai ngày dừng chân ở New York, ông Gallagher, cùng với bảy thành viên khác trong ủy ban của mình, đã đón tiếp các nhân vật hàng đầu của Wall Street tại một cuộc diễn tập bàn tròn nhằm tìm ra những tác động của một cuộc cạnh tranh kinh tế với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Đài Loan.
Ngay cả với những nhà điều hành có quan điểm ôn hòa hơn với Trung Quốc, ông Gallagher cho biết ông rất ngạc nhiên khi thấy “có sự thừa nhận chung rằng chúng ta cần hạn chế dòng vốn của Hoa Kỳ đổ vào Trung Quốc ở một số khu vực nhất định.”
“Vì vậy, không ai đi ngược lại nguyên tắc này. Vấn đề chỉ là làm thế nào để quý vị thực hiện cho đúng — chẳng hạn như làm cách nào tốt nhất để quy định điều đó,” ông nói với The Epoch Times hôm 12/09, đồng thời nói thêm rằng ông thấy hình thế hiện tại rất đáng khích lệ.
Hồi tháng Tám, Tổng thống Joe Biden đã ký một sắc lệnh quy định việc đầu tư vào các công nghệ nhạy cảm như trí tuệ nhân tạo, công nghệ lượng tử và chất bán dẫn ra ngoại quốc có liên hệ với Trung Quốc. Việc đầu tư này có thể đã trợ giúp cho những tiến bộ quân sự của Bắc Kinh.
Ông Gallagher tin rằng phạm vi của các hạn chế có thể rộng hơn nhiều với bao gồm “bất cứ thứ gì liên kết đến tổ hợp công nghiệp-quân sự [Trung Quốc],” có thể là công nghệ vũ trụ, siêu thanh, hoặc công nghệ sinh học.
“Tôi nghĩ chúng ta có thể đưa một giải pháp thành luật trên cả sắc lệnh của ông Biden, và điều đó rõ ràng đòi hỏi chính phủ Biden phải thực hiện cho việc này cho đúng.”
“Mỗi ngày chúng ta đều tài trợ cho tham vọng quân sự của ĐCSTQ,” ông nói trước đó tại phiên điều trần ở Peterson Hall, Manhattan, “chúng ta khiến cho sự xung đột ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có thể xảy ra hơn.”
Và nếu Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan, những tổn thất trên toàn hệ thống tài chính của Hoa Kỳ sẽ “làm giảm đi những khoản lỗ được ghi nhận ngay từ đầu cuộc chiến Nga-Ukraine,” ông nói thêm. “Toàn bộ nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ sẽ gặp nguy hiểm. Thị trường chứng khoán sẽ sụt giảm nhanh chóng khi các tuyến đường vận chuyển toàn cầu đóng cửa, phí bảo hiểm vận chuyển tăng vọt, chuỗi cung ứng bị phá vỡ, và nỗi ám ảnh xung đột toàn cầu ngày càng gia tăng. Người dân Mỹ sẽ thấy lương hưu của họ bị giảm lại và trương mục ngân hàng của họ bị rút cạn tiền.”
Tuy nhiên, ngay cả ngoài một cuộc xâm lược Đài Loan, điều mà ông Gallagher mô tả là “tình huống xấu nhất” mà ông hy vọng tránh được bằng cách hợp tác với các nhà điều hành Wall Street, là môi trường kinh doanh ở Trung Quốc ngày càng trở nên cừu địch.
Các nhóm từ dễ hiểu như “bí mật nhà nước” theo một luật chống gián điệp mới khiến các doanh nghiệp gặp rủi ro trong các hoạt động thương mại thông thường; nhiều công ty tư vấn của Hoa Kỳ đã bị đột kích trong những tháng gần đây, nền kinh tế nước này đang gặp khó khăn nghiêm trọng trong khi căng thẳng song phương với Hoa Kỳ tiếp tục gia tăng. Mức độ rủi ro liên quan đến kinh doanh đã tăng vọt đến mức các công ty Hoa Kỳ phải than phiền với Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo, người vừa đến Trung Quốc, rằng “Trung Quốc không thể đầu tư được vì điều đó quá rủi ro.”
Ông Gallagher nói: “Các nhà đầu tư Mỹ ở Trung Quốc giống như những con ếch đang bị luộc từ từ trong nồi,” đồng thời nói thêm rằng “giao thiệp với một chính quyền cộng sản diệt chủng ở vị trí là một đối tác kinh doanh không phải là phương pháp để thành công,” mà là một phương pháp chỉ để [gặp] “rủi ro mang tính hệ thống.”
Ông Gallagher tin rằng việc tách rời có chọn lọc cuối cùng là không thể tránh khỏi, tin rằng “mọi người đang thức tỉnh trước những rủi ro này.”
Các quỹ phòng hộ của Hoa Kỳ như Coatue, D1 Capital, và Tiger Global đã cắt giảm mức độ tiếp xúc với thị trường Trung Quốc trong quý 2. Một cuộc thăm dò hồi tháng Năm của các giám đốc điều hành của Fortune 500 cho thấy 41% đang giảm đầu tư vào Trung Quốc vì “rủi ro chính trị và uy tín” trong khi chỉ có một nửa số đó muốn mở rộng sự hiện diện của họ ở quốc gia này.
Năm 2021, BlackRock, vốn đã trở thành nhà quản lý tài sản toàn cầu đầu tiên trên thế giới thành lập quỹ tương hỗ nội địa thuộc sở hữu hoàn toàn của Trung Quốc, vừa đóng lại một quỹ tập trung vào Trung Quốc sau một cuộc điều tra của ủy ban về Trung Quốc về mối liên kết đầu tư với các công ty nằm trong danh sách đen.
Trong lời chứng trước Ủy ban Đặc biệt về ĐCSTQ, cựu chủ tịch cơ quan quản lý chứng khoán Hoa Kỳ Jay Clayton đề xướng rằng các công ty nên tiết lộ rủi ro ở Trung Quốc nếu vốn hóa thị trường của họ vượt quá 50 tỷ USD, có chi phí hoặc doanh thu tại Trung Quốc trên 10 tỷ USD hàng năm, hoặc nếu việc chấm dứt liên kết với Trung Quốc tác động đáng kể đến triển vọng kinh doanh của họ.
“Đây không phải là về trách nhiệm pháp lý, không phải là chuyện ‘hù dọa’ — mà chỉ là vấn đề trong phòng họp, nếu tiếp xúc nhiều với Trung Quốc, quý vị nghĩ thế nào về loại rủi ro mà quý vị đang nói đến nếu rủi ro đó trở thành hiện thực và cung cấp thông tin đó cho các nhà đầu tư,” ông nói tại phiên điều trần.
Ông Clayton đồng tình với ông Gallagher về tầm quan trọng của việc có được giải pháp lâu dài từ chính phủ nhằm giúp bảo vệ Hoa Kỳ khỏi những rủi ro tài chính ở Trung Quốc.
“Với sự chỉ thị rõ ràng và nhất quán từ chính phủ, sức mạnh của thị trường đáp ứng chính sách là rất đáng chú ý,” ông nói, và viện dẫn các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga. “Các lệnh trừng phạt này mang tính toàn diện, mang tính song phương, và ngay tức thì, mọi người đã rút về.” Ông cho rằng những hậu quả dành cho Moscow đã khiến mọi người ở Wall Street cần xem xét một tình huống tương tự có thể xảy ra với Trung Quốc và nghĩ cách giảm thiểu rủi ro.
Thanh Nhi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times