‘Bính âm Hán ngữ’ hay ‘Phù hiệu Chú âm’? Chàng trai Phi Châu tiết lộ cách học tốt tiếng Trung (P.1)
Đối với người nước ngoài, học tiếng Trung và sử dụng Hán ngữ Bính âm dường như là một điều tự nhiên, nhưng đối với A Tụ, việc học các Phù hiệu Chú âm lại mang một ý vị khác.
“Khi còn nhỏ tôi đã thần tượng Châu Kiệt Luân”. Anh A Tụ đến từ Malawi, với một mái đầu tóc xoăn dài, 5 năm trước anh đã vượt qua đại dương để đến Đài Loan – nơi sinh ra thần tượng Châu Kiệt Luân, và tham gia học ở trường Đại học Sư Phạm. A Tụ cười nói: “Tham gia câu lạc bộ guitar là điều lớn nhất đã thay đổi cuộc đời tôi.” Anh thành lập một nhóm cùng những người bạn yêu âm nhạc để luyện hát, sau đó thành lập câu lạc bộ hip-hop. Anh tự mình sáng tác ca từ, âm nhạc và tham gia dự thi các chương trình ca hát, hy vọng có thể trở thành một Rappers.
Đến Đài Loan để thực hiện ước mơ học tiếng Trung
Một chàng trai da đen nhưng nói tiếng Trung rất lưu loát, không khỏi khiến mọi người cảm thán và hỏi rằng, “A Tụ, anh là người Đài Loan sao?”. Anh đã 6 lần liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng cuộc thi trên chương trình “Super Red Man List” (Vidol TV), hát những bài hát kinh điển tiếng Đài Loan một cách trìu mến khiến khán giả mê mẩn. Thậm chí anh còn nhận được lời mời hát tại các hội chợ ở miền Trung và miền Nam Đài Loan trong các dịp lễ hội. Đến nay, anh và nhóm của mình đã có một lượng fan hâm mộ kiểu “bà cô khó tính” (chỉ những người rất khó hâm mộ ai nhưng vẫn hâm mộ nhóm của anh).
A Tụ hiện đang theo học Khoa Tiếng Trung Ứng dụng tại Đại học Sư phạm Đài Loan. Anh thường bị xem là một người chỉ “đi du học chơi chơi thôi”, và thường được hỏi “Tại sao bạn lại chọn đến Đài Loan để học tiếng Trung?”. Có rất nhiều lý do khiến anh quyết định đến Đài Loan. Ví dụ: Người Đài Loan thân thiện, Đài Loan an toàn và tiện lợi… Nhưng lý do cốt lõi nhất có thể là anh đã kết một cái duyên tốt đẹp với Đài Loan từ khi còn nhỏ.
Trên thực tế, A Tụ đã học tiếng Trung khi còn học tiểu học ở đất nước Malawi. Vào thời điểm đó, giáo viên người Đài Loan đã dạy anh, người giáo viên đã sử dụng các Phù hiệu Chú âm và chữ Chính thể (Phồn thể) của Trung Quốc để giảng dạy. Sau đó đến thời Trung học phổ thông thì chuyển sang giáo viên đại lục dạy học, và người giáo viên này sử dụng Hán ngữ bính âm (pinyin) và chữ Hán giản thể để giảng dạy. A Tụ cũng đã đến Đại Liên của Trung Quốc để học tiếng Trung. Anh đã trải nghiệm qua các phương pháp giảng dạy của các giáo viên ở hai bên eo biển Đài Loan – Đại lục, vậy nên những chữ Chính thể (Phồn thể), chữ Giản thể, Phù hiệu Chú âm hay Hán ngữ bính âm đều không làm khó được anh.
Nhiều người tò mò, cách dạy học giữa hai bờ eo biển Đài Loan – Đại Lục có gì khác nhau? Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Thời báo Epoch Times, A Tụ đã chia sẻ 4 phát hiện lớn để việc học tốt tiếng Trung:
1. Phương pháp giảng dạy
“Thực ra, rất ít người nước ngoài thích viết và học chữ Hán. Đa số họ học tiếng Trung để giao tiếp, chủ yếu là nói khẩu ngữ”, A Tụ đã bộc bạch cảm xúc của hầu hết người nước ngoài. Và xét cho cùng, Hán ngữ (tiếng Trung) được xếp vào danh sách một trong những ngôn ngữ khó học nhất thế giới, bất kể là cách phát âm hay là cách viết, và nó có thể khiến người nước ngoài choáng ngợp.
“Giáo viên ở Đài Loan lúc đó sẽ tìm cách khiến học sinh hứng thú với tiếng Trung. Không phải ai cũng thích chữ Hán, nhưng giáo viên sẽ hướng dẫn mọi người cách học một cách sinh động và thú vị.” Anh lấy ví dụ, giáo viên luôn sử dụng 18 món võ nghệ để trợ giúp cho việc giảng dạy, như ca hát, diễn kịch, trò chơi, phim ảnh… Điều khiến anh ấn tượng nhất là vị giáo viên đó đã thông qua ca khúc “Cao sơn thanh” để kể một câu chuyện sinh động lý thú về Đài Loan.
Các câu chuyện và hý kịch sẽ hỗ trợ việc học chữ Hán
Để học sinh dễ nhớ, khi dạy chữ Hán, giáo viên Đài Loan chịu khó kể những câu chuyện đằng sau các con chữ. Ví dụ bộ Nữ 女, bộ Điền 田, mỗi một con chữ đều có một câu chuyện. “Mặc dù một con chữ sẽ phải dạy trong thời gian khá dài và phải giải thích nhiều, nhưng một khi bạn đã học, bạn sẽ không thể quên nó. Bởi vì bạn không chỉ đang học chữ Hán, mà còn là đang học văn hóa và lịch sử”.
Kể chuyện cũng rất hữu ích cho việc luyện nói khẩu ngữ, khi giáo viên càng nói nhiều thì học sinh càng nhớ. “Bởi vì quá trình học tập là một quá trình kiểu bắt chước, xem giáo viên giảng như thế nào thì bạn sẽ muốn học nhiều như thế đó.” A Tụ cho biết, khi giáo viên đang kể một câu chuyện, nếu bạn không hiểu câu chuyện, bạn có thể giơ tay lên và hỏi trực tiếp giáo viên. Như thế bạn có thể học và chủ động suy nghĩ về nhiều vấn đề cùng một lúc.
A Tụ cũng tiết lộ kỷ niệm vui nhất khi học tiếng Trung: “Giáo viên sẽ giúp chúng tôi mang về từ Đài Loan rất nhiều đĩa DVD phim về các thần tượng. Chúng tôi yêu thích đến nỗi buổi tối không ngủ mà bí mật xem phim. Ví dụ các phim “Vườn hoa sao băng”(流星花園), “Cục cưng biển cả” (海派甜心), “Chuyển hướng gặp được tình yêu”(轉角遇到愛), “Hoa khôi học đường không tốt” (不良校花), v.v., Và các bộ phim thần tượng đã trở thành động lực để A Tụ học tiếng Trung.
2. Cách phát âm
Hán ngữ Bính âm và Phù hiệu Chú âm, cái nào tốt hơn? A Tụ đã từng đến Đại Liên, Trung Quốc du học trong nửa năm để học tiếng Trung cùng với sinh viên từ khắp nơi trên thế giới. Anh quan sát thấy lý do phát âm không chuẩn của nhiều sinh viên Phi Châu và sinh viên nước ngoài có thể liên quan đến Hán ngữ Bính âm (pinyin).
“Tiếng Trung kiểu nước ngoài” ra đời như thế này?
“Vì Hán ngữ Bính âm (pinyin) dùng bính âm theo kiểu chữ cái La Tinh nên rất quen dùng cách phát âm kiểu tiếng Anh, đặc biệt đối với người trưởng thành đã quen với cách phát âm tiếng Anh thì lại càng khó sửa đổi.” Anh đưa ra ví dụ, chữ “bản” 闆 trong chữ “lão bản” 老闆 (ông chủ) , khi dùng bính âm (pinyin) ghi là “ban”. Khi bạn nhìn thấy Hán ngữ Bính âm (pinyin) viết như thế thì dễ phát âm thành như tiếng Anh, nhưng nếu bạn học các Phù hiệu Chú âm, thì sẽ không xuất hiện vấn đề này.
Khi sử dụng Hán ngữ Bính âm (pinyin), mặc dù giáo viên có thể phát âm tiếng Trung một cách rất rõ ràng nhưng học sinh khi nhìn thấy bính âm (pinyin) thì dễ đọc theo kiểu của tiếng Anh, điều này dễ gây ra khẩu âm hơi nặng, phát âm bị “ biến dạng”. Đây là lý do tại sao chúng ta thường nghe nhiều người nước ngoài có điểm giống nhau, đó là nói “Tiếng Trung kiểu nước ngoài” .
Ngược lại, nếu bạn học các Phù hiệu Chú âm, cách phát âm của “ㄅ ㄆ ㄇ ㄈ” rất rõ ràng và sẽ không bị đọc rối loạn. A Tụ nói rằng nhiều người có thể nghĩ rằng Hán ngữ Bính âm (pinyin) rất đơn giản và phù hợp với người nước ngoài, nhưng họ có thể không để ý rằng Hán ngữ Bính âm (pinyin) sẽ còn mang đến những ảnh hưởng khác. Anh cười và nói rằng khi còn nhỏ lúc anh được tiếp xúc với tiếng Trung, lúc đó không có cách nào để giao tiếp trực tiếp với giáo viên, khi ấy anh nghĩ người phiên dịch thật là lợi hại. Sau này lớn lên nhớ lại, thấy rằng họ nói chuyện với nhau phát âm không được chuẩn, “và thấy rất buồn cười”.
Các Phù hiệu Chú âm có nguồn gốc từ các chữ Hán
Trên thực tế, các Phù hiệu Chú âm về cơ bản được lấy ra từ các chữ Hán, có tổng cộng 37 Phù hiệu, và mỗi Phù hiệu lại có thể đại diện cho cách phát âm chính xác của các chữ Hán. Ví dụ hình và âm của Phù hiệu Chú âm「ㄅ」chính là lấy từ bộ “bao” trong chữ “bánh bao” 包子. Còn Hán ngữ Bính âm (Pinyin) là mượn cách phát âm tiếng Nga và tiếng Anh để phát âm tiếng Trung, và nó khó có thể thay thế hoàn toàn cách phát âm của tiếng Trung được.
Ngoài ra, Hán ngữ Bính âm (pinyin) và các chữ cái trong tiếng Anh có thể dễ gây nhầm lẫn lẫn nhau, ví dụ như Hán ngữ Bính âm (pinyin) của từ “chúng tôi” (我們) là “Wǒmen”, thì trong tiếng Anh từ “phụ nữ” cũng viết là Women, trong Hán ngữ Bính âm (pinyin) cũng viết giống như vậy, cho nên học sinh sẽ dễ bị phát âm nhầm lẫn. Lấy một ví dụ khác: bính âm (pinyin) của chữ “gia” (家) trong tiếng Trung được viết là “jiā” và chữ cái “j” là bính âm (pinyin) của Trung Quốc, giống như chữ “j” trong tiếng Anh, tuy nhiên cách phát âm tiếng Anh của “j” hơi hơi có âm “u” kèm theo, ngược lại trong tiếng Trung, nó lại được phát âm thành một âm rõ ràng, và phát âm nhẹ, vì vậy người nước ngoài không dễ mà phát âm cho đúng được.
Ngược lại Phù hiệu Chú âm “ㄐ” là một âm rất nhẹ, chẳng hạn như từ ㄐㄧㄡ ㄓㄥ 糾正 (sửa đổi cho ngay chính), ㄐㄧㄡ ㄔㄚˊ 糾察 (bảo an) cái âm này phát ra rất rõ ràng và sẽ không bị nhầm lẫn với âm “j”. Bà Chu Bội Bội, một chuyên gia về Phù hiệu Chú âm tiếng Trung “ㄅ ㄆ ㄇ” tại Trung tâm giáo dục tiếng Trung thế giới (World Chinese Education), cho rằng những Hán ngữ Bính âm (pinyin) là nhân tố khiến việc học tiếng Trung trở nên khó khăn hơn.
Để biết thêm các phát hiện về việc học tiếng Trung của A Tụ, mời các bạn đón xem Phần tiếp theo.
Lý Nghiên Hy biên tập
Học Hải biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ