Gìn giữ tuổi thơ trong sáng cho con trẻ trong thời đại công nghệ
Các bậc cha mẹ trên toàn cầu đang phải vật lộn với thứ mà một số người gọi là thách thức nuôi dạy con cái lớn nhất mọi thời đại: làm thế nào để kiểm soát việc con trẻ sử dụng quá mức công nghệ gây nghiện — chủ yếu là trò chơi điện tử và mạng xã hội, điện thoại thông minh — trong một nền văn hóa mà lũ trẻ thường xuyên tiếp cận với công nghệ đó.
Thế hệ thanh thiếu niên của chúng ta đang say sưa trên YouTube và trò chơi điện tử thâu đêm, gửi những bức ảnh gợi cảm cho những người mà chúng không hề quen biết và gặp bác sĩ trị liệu cho chứng lo âu và trầm cảm liên quan đến mạng xã hội. Những chàng trai cô gái này thậm chí còn bỏ học đại học do không thể rời thế giới ảo đủ lâu để tham gia lớp học.
Các bậc cha mẹ hãi hùng đang băn khoăn không biết phải làm sao. Tại sao nhiều gia đình xung đột? Tại sao chúng ta lại đang đánh mất những đứa trẻ của mình vào thế giới ảo này?
Bộ não của trẻ em và các thiết bị điện tử
Lý do đầu tiên khiến cho cuộc chiến này trở nên quá sức đối với các bậc cha mẹ ngày nay là sự thiếu hiểu biết cơ bản về tác động sinh lý của việc sử dụng các thiết bị điện tử quá mức đối với não bộ của trẻ em. Bên cạnh đó, còn có tác động liên tục của việc này đối với sự phát triển từ trẻ em thành người lớn.
Các bậc cha mẹ không hiểu tại sao con mình lại quá tập trung vào màn hình và họ không thấy được hậu quả lâu dài của việc lạm dụng các thiết bị điện tử.
Đã qua rồi cái thời mà các khuôn mẫu văn hóa bình thường hỗ trợ các bậc cha mẹ trong nhiệm vụ xây dựng não bộ của con cái họ theo những cách lành mạnh. Khi còn nhỏ, nhiều người trong chúng ta chơi ở ngoài trời cho đến khi đèn đường bật sáng, học các kỹ năng mới tại các câu lạc bộ sau giờ học, đạp xe đi khắp nơi, chơi một nhạc cụ ở trường và yêu thích các trò chơi nhặt đồ (hay “chơi tự do” như chúng ta gọi bây giờ) ) ở cuối đường. Nhưng ngày nay, các tù nhân được yêu cầu dành nhiều thời gian để ngủ, giao tiếp xã hội và tận hưởng khí trời nhiều hơn so với mức trung bình mà thanh thiếu niên chọn dành cho các hoạt động như vậy.
Khi còn nhỏ, cha mẹ chúng ta từng là chiếc la bàn đạo đức tự nhiên của chúng ta. Họ nghiêm khắc nhưng yêu thương – giống như huấn luyện viên của chúng ta vậy. Chúng ta đã có những ranh giới vững chắc cho phép phát triển tiềm năng của mình. Và giống như những huấn luyện viên lành nghề, các bậc cha mẹ đã dẫn dắt chúng ta và được chúng ta tôn trọng.
Ngày nay, bảng điều khiển trò chơi điện tử và điện thoại thông minh đang lấn át tiếng nói của cha mẹ và bạn bè đồng trang lứa đã trở thành nguồn quyền lực mới trong cuộc sống của những đứa trẻ bình thường.
Một người mẹ buồn bã gần đây đã nhận xét rằng điện thoại của cô con gái 14 tuổi là người bạn tốt nhất của cô ấy. Người mẹ lo lắng cho biết, “Con gái tôi dành quá nhiều thời gian sử dụng điện thoại, tôi cảm thấy như cháu thậm chí không còn sống ở đây nữa – giống như con gái tôi đã dọn ra khỏi nhà của chúng tôi”.
Để nuôi dạy thành công con cái của chúng ta trong nền văn hóa ngập chìm trong thiết bị điện tử, trước tiên cha mẹ cần được huấn luyện. Hiểu biết về các tác động vật lý, hóa học và hành vi của thiết bị điện tử lên não bộ của con cái chúng ta có thể giúp chúng ta định hướng lại và sẵn sàng đi đúng hướng một lần nữa. Nghiên cứu tiếp tục trình bày về những tác động này, cung cấp cho cha mẹ những hiểu biết mới và các lựa chọn tốt hơn để giải quyết tình huống khó xử đối với các thiết bị điện tử mà con cái họ sử dụng.
Trẻ em không phải là những người trưởng thành nhỏ tuổi
Lý do thứ hai khiến các bậc cha mẹ phải vật lộn với chứng nghiện thiết bị điện tử của con cái họ là sự nhầm lẫn về vai trò. Quan niệm rằng trẻ em là những người trưởng thành nhỏ tuổi đã góp phần khiến cha mẹ không thể quản lý vấn đề này. Cha mẹ đã không thể là người hướng dẫn nghiêm khắc mà họ cần phải như thế trong vấn đề trẻ em được phép quyết định việc sử dụng thiết bị điện tử.
Khoa học cho chúng ta biết rằng bộ não của thanh thiếu niên không chỉ đơn thuần là một phiên bản nhỏ hơn của bộ não người lớn và trí thông minh không tương ứng với sự trưởng thành. Ý tưởng rằng một đứa trẻ vị thành niên có thể sử dụng thiết bị điện tử gây nghiện một cách khôn ngoan chỉ với một chút khuyến khích hoặc huấn luyện là một điều hoang đường thường dẫn đến những hậu quả tai hại.
Không có gì lạ khi các bậc cha mẹ nhận thấy sự thay đổi không khí trong nhà mình khi họ đảo ngược suy nghĩ này. Ví dụ, mẹ của một nam sinh lớp 8 báo cáo rằng con trai cô đã bí mật yêu cầu cô giữ điện thoại của cậu bé thêm một tháng, sau khi cậu mất đặc quyền sử dụng điện thoại vào tháng trước.
“Thằng bé thực sự muốn tôi cất điện thoại đi — tôi nghĩ trong sâu thẳm điều đó đã thực sự khiến cháu rất căng thẳng,” cô nói.
Một đứa trẻ vị thành niên có thể đạt điểm trong bài thi PSAT của mình cao hơn 99% những người dự thi, nhưng do trung tâm phán xét của não bộ không được kết nối hoàn toàn cho đến độ tuổi từ 20 tuổi đến 30 tuổi, nên họ vẫn không có các kỹ năng điều hành cần thiết để sử dụng thiết bị điện tử lành mạnh. Kiểm soát sự bốc đồng, khả năng lập kế hoạch trước, hiểu biết về việc trì hoãn sự thỏa mãn và tư duy linh hoạt chỉ là một vài trong số những kỹ năng vẫn đang phát triển ở thanh thiếu niên.
Ngay cả khi bộ não vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, trẻ em có thể được huấn luyện để sử dụng một cách thích hợp một số công nghệ nhất định — viết bài bằng Microsoft Word, tạo bảng tính trong Microsoft Excel và thưởng thức một bộ phim gia đình — nhưng bộ não của các cháu không thể được rèn luyện đầy đủ để chống lại những cám dỗ và sự phân tâm mà công nghệ gây nghiện mang lại.
Và trên thực tế, sự thu hút và nắm giữ của công nghệ gây nghiện đang chống lại sự phát triển chức năng điều hành vẫn đang được tiến hành. Những đứa trẻ của chúng ta đang được thiết lập cho thất bại trước khi chúng ta đặt những tấm bảo vệ màn hình đó lên điện thoại thông minh mới của chúng. Có phải chúng ta đang thực sự bảo vệ thiết bị điện tử của con mình nhiều hơn bảo vệ con của chúng ta không?
Cha mẹ còn chịu áp lực của nền văn hóa chung quanh
Cuối cùng, lý do lớn nhất khiến các bậc cha mẹ gặp khó khăn trong việc giúp con mình quản lý thời gian sử dụng thiết bị điện tử là do họ bị áp lực bởi nền văn hóa xung quanh khiến họ nghĩ rằng họ chỉ có duy nhất một lựa chọn khi con họ đang cầu xin sử dụng thiết bị điện tử.
Bất chấp những gì bản năng mách bảo, họ cảm thấy họ phải giao thiết bị điện tử cho con mình khi đứa trẻ đến một độ tuổi nhất định, nếu không họ sẽ cảm thấy có lỗi khi “che chở” cho con cái mình. Các bậc cha mẹ được dẫn dắt để tin rằng mọi đứa trẻ đều cần truy cập liên tục vào các nền tảng truyền thông xã hội và trò chơi điện tử phổ biến để luôn dẫn đầu, có bạn bè và được chấp nhận.
Các bậc cha mẹ có những điểm mù khi vấn đề liên quan đến con cái của họ khiến cho vấn đề trở nên tệ hơn. Vì một số lý do, chúng ta tin rằng con mình sẽ là một trong một triệu người “trưởng thành hơn” hoặc là “đứa trẻ ngoan” và do đó sẽ không rơi vào cạm bẫy của thiết bị điện tử giống như những đứa trẻ khác.
Một viên chức phụ trách quản chế trẻ vị thành niên đã tận mắt trải nghiệm những điểm mù này. “Đã từng có nhiều bậc cha mẹ gọi điện cho tôi trong nước mắt vì bị con bạo hành. Một bà mẹ đã mua cho con trai mình một chiếc điện thoại như một phần thưởng vì cậu bé học rất tốt ở trường. Khi việc sử dụng điện thoại của cậu bé mất kiểm soát, bà đã cố gắng lấy điện thoại lại và cậu bé đã đánh mẹ mình. Rất nhiều trẻ em bị đưa vào hệ thống quản chế trẻ vị thành niên theo cách này.”
Một lối đi sáng sủa hơn
Nhiều bậc cha mẹ đang bắt đầu nhận ra rằng có một sự lựa chọn khác dành cho họ. Bất chấp những gì nền văn hóa quảng bá, có một cách tiếp cận đi ngược lại với nền văn hóa hiện tại mà đang làm giảm thiểu những khó khăn trong việc chống lại tác hại của thiết bị điện tử — nhấn nút tạm dừng trên trò chơi điện tử và điện thoại thông minh. Có một kế hoạch có chủ đích để trì hoãn việc sử dụng thiết bị điện tử mà gây nghiện và có khả năng độc hại có thể có tác động tích cực thay đổi cuộc sống đối với sự phát triển của con cái chúng ta.
Những bậc cha mẹ chọn con đường này sẽ đưa con cái họ lên một quỹ đạo cân bằng và lành mạnh hơn. Họ nhận ra rằng các trò chơi điện tử bạo lực là không lành mạnh và mạng xã hội không được thiết kế với tư duy vì lợi ích tốt nhất cho thanh thiếu niên. Họ biết rằng thời gian tiếp nhận nội dung không phù hợp khiến cho việc sử dụng không phù hợp và các hành động không phù hợp trở nên phổ biến hơn. Khi chúng ta ngày càng tìm hiểu nhiều hơn về tác động của thiết bị điện tử đối với thế hệ trẻ em này, các bậc cha mẹ đang lựa chọn con đường văn hóa trái ngược với nền văn hóa hiện nay và nuôi dạy những đứa trẻ khôn ngoan trong việc sử dụng thiết bị điện tử trên toàn thế giới.
Tác động của việc đưa ra lựa chọn này ấn tượng hơn những gì chúng ta nhận thấy. Những đứa trẻ được nuôi dưỡng với những nguyên tắc khôn ngoan trong việc sử dụng thiết bị điện tử cảm thấy thoải mái là chính mình và thường tiến bộ hơn về mặt xã hội so với những đứa trẻ đồng trang lứa nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
Những đứa trẻ này có nhiều khả năng thể hiện sự tôn trọng đối với những người lớn. Những đứa trẻ và thanh thiếu niên sử dụng thiết bị điện tử một cách khôn ngoan lớn lên với ít căng thẳng hơn, ít khiêu dâm hơn, ít lo lắng hơn và ít sợ hãi hơn. Chúng có những người bạn tốt hơn và trở nên tự tin hơn vì chúng nổi bật giữa đám đông. Vì thiết bị điện tử không chi phối cuộc sống và thời gian của chúng, nên chúng có thời gian dành cho các sở thích mới và học các kỹ năng sống mà chúng cần để phát triển thành người lớn khỏe mạnh, phát triển kỹ năng lãnh đạo mạnh mẽ và tận hưởng thành công trong cuộc sống tương lai.
Khi cha mẹ chọn con đường sử dụng thiết bị điện tử một cách khôn ngoan, họ cho con cái tự do phát triển tiềm năng của chúng, cũng như gắn bó hơn với gia đình. Những đứa trẻ sử dụng thiết bị điện tử khôn ngoan có thể trải nghiệm những lợi ích của công nghệ mà không có nguy cơ bị nghiện và tiếp xúc với nội dung độc hại mà việc sử dụng quá mức có thể mang lại.
Chúng ta không cần phải là nạn nhân của nền văn hóa màn hình này. Khi cha mẹ được huấn luyện, giành lại vị thế là người dẫn dắt trong gia đình và chọn con đường ngược lại với nền văn hóa hiện tại, họ có thể giành chiến thắng trong trận chiến màn hình và đưa con mình trở lại.
Cha mẹ có quyền và trách nhiệm lựa chọn cách họ sẽ nuôi dạy con cái của họ trong một nền văn hóa bị ám ảnh bởi màn hình. Sự lựa chọn mới mẻ này có khả năng giúp lũ trẻ của chúng ta thoát khỏi sự lo lắng và tổn thương đáng kể, giúp các con tự do phát triển thành những người trưởng thành khỏe mạnh và rắn rỏi. Đã đến lúc bạn cần trở nên khác biệt giữa đám đông, bạn cần đứng lên vì con cái và trở thành những người sử dụng thiết bị điện tử khôn ngoan.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách thiết bị điện tử ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của não bộ và cung cấp cho mình thông tin về cách nuôi dạy những đứa trẻ sử dụng thiết bị điện tử khôn ngoan, hãy truy cập ScreenStrong.com. Bạn sẽ tìm thấy các giải pháp cho sự phụ thuộc vào màn hình thời thơ ấu, bao gồm “Thử thách ScreenStrong”, một phương pháp giải độc kỹ thuật số trong 7 ngày dành cho trẻ em.
Bảo Minh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Radiant Life - Tạp chí trực thuộc The Epoch Times