Trích tiên Thành Công Hưng ở nhân gian bảy năm, Khấu Khiêm Chi nhận điểm hóa đắc đạo
Thời Thái Võ đế nhà Bắc Ngụy, đệ đệ của Thứ sử châu Nam Ung Khấu Tán là Khấu Khiêm Chi (365 – 448) thuở nhỏ đã yêu thích tiên đạo, lòng luôn mang tâm tưởng rời xa nơi trần tục. Anh ta lúc tuổi còn nhỏ đã học được không ít thiên văn, lịch số, sách của Lão Trang, còn tự mình đọc sách về thuật tu hành của Trương Lỗ, cũng tu luyện đan dược, nhưng bởi vì không có sư phụ dạy bảo, nên dù học được nhiều năm, cũng không đạt hiệu quả gì.
Về sau, có lẽ bản thân Khấu Khiêm Chi có tiên duyên, lại một lòng hướng đạo, thành ý cảm động thần tiên thượng giới, thượng giới liền phái tiên nhân Thành Công Hưng đến điểm hóa, dẫn dắt anh ta tu hành.
Trích tiên Thành Công Hưng điểm hóa Khấu Khiêm Chi
Vì cùng Khấu Khiêm Chi nối phần duyên trên ban xuống này, Thành Công Hưng đầu tiên đến nhà di mẫu của Khấu Khiêm Chi làm công, lúc Khấu Khiêm Chi thăm hỏi di mẫu trông thấy thân thể cường tráng, làm việc không biết mệt mỏi của Thành Công Hưng, liền thỉnh cầu di mẫu để anh ta về làm việc ở nhà mình. Sau khi được di mẫu đồng ý, Khấu Khiêm Chi mang theo Thành Công Hưng về đến nhà mình, để anh ta khai khẩn ruộng táo ở phía nam nhà, còn mình thì ngồi dưới gốc cây tính toán. Trong vài ngày, sau khi làm việc Thành Công Hưng thường đến xem tính toán.
Một ngày, Khấu Khiêm Chi tính toán thời gian vận hành “Thất diệu”, lại gặp một số vấn đề không cách nào giải quyết, trên mặt bất giác lộ ra biểu tình ngơ ngẩn. Người xưa đem thất tinh nhật, nguyệt, hỏa, thủy, mộc, kim, thổ hợp xưng làm “Thất diệu”. Thành Công Hưng liền để Khấu Khiêm Chi dựa theo lời mình nói tính toán lại một lần, rất nhanh giải quyết được vấn đề.
Phép tính này đã khiến Khấu Khiêm Chi mở rộng tầm mắt, lúc này mới ý thức được Thành Công Hưng tuyệt không phải người phàm trần, liền đứng lên hành lễ, thỉnh cầu bái làm sư phụ, Thành Công Hưng lại kiên quyết từ chối không chịu. Thành Công Hưng chỉ hỏi Khấu Khiêm Chi có nguyện ý cùng mình ẩn cư cùng một chỗ lánh xa thế tục mà tu hành không, Khấu Khiêm Chi vui vẻ đồng ý. Thế là, hai người sau ba ngày tắm rửa trai giới, tiến vào núi tiên Hoa Sơn. Thành Công Hưng để Khấu Khiêm Chi ở trong một gian thạch thất, mình thì ra ngoài hái thuốc, sau khi trở về hai người cùng ăn, bởi vậy bọn họ đều không cảm thấy đói.
Sau đó, Thành Công Hưng lại cùng Khấu Khiêm Chi đi đến Tung Sơn. Tại Tung Sơn, bọn họ tìm được một thạch thất ba tầng, ở tại tầng thứ 2 tu hành.
Một ngày bảy năm sau, Thành Công Hưng nói với Khấu Khiêm Chi: “Ta không thể lưu lại trên thế gian lâu được, trưa mai phải rời đi. Đợi ta sau khi ta chết, phiền tiên sinh tắm rửa cho ta, tự nhiên sẽ có người tới đón tiếp ta”.
Dứt lời, Thành Công Hưng tiến vào tầng ba của thạch thất, không lâu sau đi về cõi tiên. Khấu Khiêm Chi cung kính theo lời mà tắm rửa. Giữa trưa ngày thứ hai, ngoài cửa có hai đạo đồng đi đến, trong tay một người cầm pháp y, một người tay cầm bát và tích trượng. Khấu Khiêm Chi định đưa bọn họ đến bên cạnh thi thể Thành Công Hưng, Thành Công Hưng đột nhiên đứng dậy, mặc pháp y vào, cầm bát và trượng rời đi.
Thành Công Hưng đi đâu? Lúc trước, thúc phụ của Kinh Triệu bá Thành Nhân Vương Hồ Nhi qua đời từng đem Vương Hồ Nhi đưa đến một ngọn núi trên Tung Sơn, nơi đó tọa lạc một số kim thất ngọc đường, trong đó có một tòa nhà kim bích lộng lẫy, trên cửa viết “Thành Công Hưng chi quán” (quán của Thành Công Hưng), bên trong lại không có một ai. Vương Hồ Nhi thấy rất kỳ quái, liền hỏi thúc phụ. Thúc phụ nói: “Đây là nơi ở của tiên nhân Thành Công Hưng, bởi vì lỗi của ông dẫn đến lửa cháy thiêu hủy bảy gian phòng, cho nên bị giáng đến nhân gian bảy năm, để dẫn dắt Khấu Khiêm Chi tu đạo”.
Vương Hồ Nhi sau khi trở về nói cho mọi người, mọi người lúc này mới hiểu rõ nhân quả trước sau.
Khấu Khiêm Chi thụ phong Thiên Sư tiên đoán triều Đường hưng khởi và thay đổi Hoàng đế
Sau khi Thành Công Hưng trở về cõi tiên, Khấu Khiêm Chi tu hành càng thêm tinh tiến ở Tung Sơn, từ đầu đến cuối không hề buông lơi. Ông ta còn thu nhận mười mấy đồ đệ.
Minh Nguyên đế nhà Bắc Ngụy là Thác Bạt Tự, một ngày tháng 10 năm Thần Thụy thứ hai (415), Khấu Khiêm Chi chợt thấy Thái Thượng Lão Quân cưỡi mây lành, cùng chúng tiên nhân ngọc nữ chen chúc giáng lâm xuống. Thái Thượng Lão Quân trao cho anh ta vị trí “Thiên Sư”, cũng trao 20 quyển kinh giới, lại truyền thụ đạo thuật cao thâm, để tương lai anh ta ở nhân gian phụ tá quốc quân, giáo hóa sinh linh.
Minh Nguyên đế, Thái Thường năm thứ tám (423) tháng mười, lại có huyền tôn của Thái Thượng Lão Quân đi vào Tung Sơn, cũng truyền cho anh ta một bộ chân kinh, cũng để Khấu Khiêm Chi thống lĩnh một vùng Tung Sơn.
Thời Thái Võ Đế nhà Bắc Ngụy, Khấu Khiêm Chi nhập thế tuyên dương đạo pháp. Anh ta tự thân đến kinh đô nhà Ngụy ở Bình Thành hiến sách đạo cho Thái Võ Đế, trợ giúp cho đại thần Thôi Hạo, có được sự tin tưởng của Thái Võ Đế, được phong làm quốc sư, ông ta cùng hơn bốn mươi đệ tử ở kinh thành Đông Giao thành lập đạo tràng.
Khấu Khiêm Chi có được công năng tiên đoán, nhiều lần có lời dự ngôn chuẩn xác. Lúc Thái Võ Đế dự định xuất binh thảo phạt Hách Liên Xương nước Hạ trong mười sáu nước, có đại thần khuyên can, cho rằng rất khó làm được. Thái Võ Đế liền hỏi Khấu Khiêm Chi điềm cát hung. Khấu Khiêm Chi nói “nhất định lấy được phần thắng”. Quả như lời nói, Thái Võ Đế xuất binh đánh thắng Hách Liên Xương.
Đại thần Thôi Hạo nhà Bắc Ngụy xúi giục Thái Võ Đế “diệt Phật”, Khấu Khiêm Chi cực lực thuyết phục, Thôi Hạo không nghe. Khấu Khiêm Chi do đó tiên đoán rằng: “Ngươi về sau sẽ bị giết, hơn nữa còn sẽ gặp phải họa diệt môn”. Sau đó, Thôi Hạo quả thật bị giết, tộc bị diệt, những người có quan hệ thông gia cũng bị liên lụy, tất cả đều bị xử tử.
Khấu Khiêm Chi lúc tu hành tại Tung Sơn, thường xuyên khắc chữ ghi lại sự việc trên tảng đá, những tảng đá này đều giấu bên trong Tung Sơn. Thời Đường Cao Tông, Thượng Nguyên năm đầu (Năm 674), huyện Cốc Thành, Lạc Xuyên có một người nông phu hái thuốc trong núi, phát hiện những tảng đá khắc chữ này. Ông ta đem tảng đá hiến cho Huyện lệnh Phiền Văn, về sau tầng tầng tống đạt đến tay Cao Tông. Trên tảng đá ghi lại rất nhiều sự tình, nhưng ngôn từ ảo diệu thâm sâu rất khó giải đáp. Bởi vì không hiểu rõ, Cao Tông liền hạ chiếu đem tảng đá giấu trong nội phủ.
Chữ trên tảng đá có thể nhận biết được “Mộc tử đương thiên hạ” “chỉ qua long” “Lý đại đại, bất di tông” “trung đỉnh hiển chân dung” “cơ thiên vạn tuế” .v.v.
Thẳng đến thời Đường Huyền Tông Lý Long Cơ, người đời mới hoàn toàn minh bạch hàm nghĩa những tiên đoán này. Cái gọi là “Mộc Tử đương thiên hạ”, ý nói là họ Lý triều Đường nhận thiên mệnh nên làm Hoàng đế; “Chỉ qua long” ý là thì sau này Thiên Võ phải lâm triều cầm quyền, bởi vì “chỉ qua” ghép lại thành “Võ”, cho nên chỉ Võ Tắc Thiên; “Lý đại đại, bất di tông” ý nói sau Võ Tắc Thiên, hoàng quyền lại quay về trong tay Lý thị; “Trung đỉnh hiển chân dung”, là chỉ húy miếu·Duệ Tông, bởi vì “Chân” là thụy hiệu của Duệ Tông; “Cơ” trong “Cơ thiên vạn tuế” là tên tự của Huyền Tông, “ngàn vạn tuổi” chỉ thời gian ông ta nắm quyền lâu dài. Tiến trình của lịch sử hoàn toàn khớp với lời tiên đoán.
Đắc đạo thành tiên, giải bỏ cơ thể mà rời đi
Năm 448, Khấu Khiêm Chi đi về cõi tiên. Lúc ông ta không hô hấp chỉ sau chốc lát, trong miệng liền phun ra khí giống như mây khói, bay ra ngoài cửa sổ, đến giữa bầu trời mới tiêu tán. Lập tức thi thể của ông dài ra, các đệ tử đo đạc một chút, khoảng tám thước ba tấc. Ba ngày sau, từ từ nhỏ dần, lúc bỏ vào trong quan tài, chỉ dài sáu tấc. Các đệ tử biết được đây là sư phụ đắc đạo thành tiên, giải bỏ cơ thể mà rời đi.
Do Văn và Chu Hiểu Huy thực hiện
Toan Đinh biên dịch
Mời quý độc giả xem bản gốc từ Epochtimes Hoa ngữ.