Thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch (P.18): Toàn diện kháng chiến
Toàn diện kháng chiến
“Chúng ta phải lấy thời gian lâu dài để cố thủ không gian rộng lớn, phải lấy không gian rộng lớn để kéo dài thời gian kháng chiến, để tiêu hao thực lực của kẻ địch, để giành lấy thắng lợi cuối cùng” (Tưởng Giới Thạch)
Lấy yếu thắng mạnh
Ngày 07/7/1937, Nhật Bản phát động sự kiện cầu Lư Câu, chiến tranh xâm lược Trung Quốc bùng nổ toàn diện. Quân Nhật điều động 10 vạn đại quân, máy bay, xe tăng, xâm phạm quy mô lớn miền Bắc Trung Quốc, tham vọng thực hiện kế hoạch “Khuất phục Trung Quốc trong 3 tháng”. Bắc Bình, Thiên Tân chỉ trong vài ngày lần lượt thất thủ.
Ngày thứ 2 sau sự kiện, Tưởng Giới Thạch viết trong nhật ký ở dòng cuối rằng “Khi chiến tranh xảy ra, không phân biệt Đông Nam Tây Bắc, không phân biệt già trẻ nam nữ, đều phải giữ vững quyết tâm bảo vệ tổ quốc, quyết chiến sống chết với kẻ thù. Nếu người nào giữa đường thỏa hiệp hoặc nhượng bộ một tấc đất, thì người đó sẽ trở thành tội nhân trong lịch sử của dân tộc Trung Hoa. Quân nhân có trách nhiệm giữ đất, cho dù chỉ còn một người một súng, thì cũng phải chiến đấu với địch đến cùng.”
(Nhật ký Tưởng Giới Thạch, ngày 08/7/1937)
Cuồng vọng của Nhật Bản hoàn toàn không phải chỉ là khuếch trương thanh thế. Nhật Bản khi đó là nước có nền kinh tế lớn hàng thứ 6 trên thế giới, sức mạnh hải quân của họ đứng thứ 3 thế giới. Sau thời Minh Trị Duy Tân, Nhật Bản dựa vào tinh thần võ sĩ Đạo để tạo ra một cỗ máy chiến tranh mạnh mẽ hiếm thấy, xưng hùng xưng bá ở Á Châu và khu vực Thái Bình Dương. Sau khi đánh bại hai nước Trung Quốc và Nga trong chiến tranh Trung-Nhật (năm Giáp Ngọ năm 1984) và chiến tranh Nga-Nhật, Nhật Bản trở thành kẻ hùng mạnh hàng đầu thế giới. Thời đó, Mỹ, Anh, Pháp và các cường quốc khác cũng không muốn động vào Nhật Bản, Liên Xô cũng lo sợ sự uy hiếp của Nhật Bản đối với vùng viễn Đông Liên Xô.
Sau sự kiện “918” (Chiến tranh Trung-Nhật lần đầu tại Đông Bắc Trung Quốc ngày 18/9/1931), Nhật bản chiếm ba tỉnh miền Đông, thành lập Quốc gia bù nhìn Mãn Châu. Nhật Bản lúc đó sĩ khí lên rất cao, bất khả chiến bại. Trung quốc lúc đó dân nghèo nước yếu, bất ổn dân sự, nhân tâm hoảng loạn. Chỉ dựa vào sức mạnh vật chất, Nhật Bản chiếm ưu thế áp đảo. Đối diện với sức mạnh như lang sói của Nhật, Trung Quốc hầu như bất lực. Các quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Liên Xô đều khoanh tay đứng nhìn. Tưởng Giới Thạch vô cùng thanh tỉnh, ông phải tìm đường cứu sống dân tộc mình trong nguy nan.
Đầu năm 1934, Khi Tưởng Giới Thạch diễn thuyết tại Quân đoàn huấn luyện sĩ quan Lộc Sơn với chủ đề “Bí quyết giành thắng lợi cho cuộc chiến của dân tộc” đã chỉ rõ: “Nếu nhìn kết quả của cuộc chiến trên phương diện chiến trường, tuy được quyết định bởi sự chiến đấu của quân đội, nhưng trên chiến đấu còn có chiến thuật; trên chiến thuật còn có chiến lược, trên chiến lược còn có sách lược chính trị. Nếu không thể giành chiến thắng kẻ địch trong cuộc chiến, thì phải dùng chiến thuật để thắng địch, nếu dùng chiến thuật không thể chiến thắng, thì phải dùng chiến lược để giành thắng lợi, nếu không thể thắng địch bằng chiến lược, thì phải dùng sách lược chính trị để giành thắng lợi”. Ông đã nói ra Pháp Bảo để lấy yếu thắng mạnh cho Trung Quốc.
Nhật Bản xâm lược là bất nghĩa; Trung Quốc tự vệ là chính nghĩa, “Ai binh tất thắng” (quân đội bi phẫn nhất định sẽ thắng). Nhật Bản muốn thắng nhanh, không chuẩn bị cho cuộc chiến lâu dài; Trung Quốc cần duy trì cuộc chiến lâu dài, từ sự kiện Tế Nam năm 1928 thì Tưởng Công đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc chiến. Nhật Bản tứ bề thọ địch; Trung Quốc từ đầu đến cuối chỉ có một kẻ thù là Nhật Bản. Nhật Bản thực hiện chế độ “Thống soái và Quốc vụ song lập”, thực chất là Quân đội và Chính quyền phân lập, quân nhân hiếu chiến cướp quyền điều hành Chính phủ, thậm chí giữa Lục quân và Hải quân cũng không liên quan với nhau; Còn Trung Quốc thành lập “Ủy ban Quốc phòng tối cao”, Tướng Tưởng Giới Thạch nắm toàn quyền quyết định chung của Quốc Dân Đảng, Chính phủ và Quân đội. Ngoại trừ Quân đội ĐCSTQ, các đội quân khác hầu hết đều tuân theo sự chỉ huy tối cao của Tướng Tưởng Giới Thạch. Tưởng Giới Thạch biết cách tận dụng ưu thế Chiến lược Chính trị của mình, trong khi các nhà lãnh đạo quân đội Nhật Bản không nhất định có được những kiến thức này.
Ngày 13/7, Tưởng Giới Thạch gửi điện chỉ thị thủ trưởng hành chính Bắc Bình Tống Triết Nguyên: “Trung ương đã quyết tâm vận dụng toàn lực kháng chiến, thà làm ngọc vỡ chứ không giữ ngói lành, để bảo tồn nhân cách cho đất nước chúng ta.”
Ngày 07/7/1937, Tưởng Giới Thạch phát biểu trong buổi nói chuyện nổi tiếng tại Lộc Sơn, tuyên bố với thế giới: “Chúng tôi hiểu cục diện sau khi toàn quốc ứng chiến, chỉ có hy sinh đến cùng, không có một chút gì là cầu may cầu được miễn gì cả. Một khi chiến tranh xảy ra, sẽ không phân biệt Nam Bắc, không phân biệt già trẻ, bất kể là ai thì đều có trách nhiệm chiến đấu giữ đất với quyết tâm hy sinh tất cả.” (Biểu thị thái độ trang trọng đối với sự kiện cầu Lư Câu, 1937).
Biến “Từ Bắc xuống Nam” thành “Từ Đông sang Tây”
“Cha tôi thực sự đã phân tích tỉ mỉ địa chiến lược của Trung Quốc Đại lục, cho nên mới quyết định, muốn đối kháng với cường địch Nhật Bản, trước tiên phải tạo cho Nhật Bản một quan niệm đánh thắng Trung Quốc. Ông phát hiện, nếu Nhật Bản muốn xâm lược Trung Quốc, thì phải đặt căn cứ tấn công ở phía Bắc, từ phía Bắc đánh xuống phía Nam, đẩy quân Quốc dân Đảng xuống vùng duyên hải Đông nam, nếu làm như vậy, là có thể đạt được giấc mộng “Khuất phục Trung Quốc trong 3 tháng”. Đối sách của chúng ta là khiến quân Nhật phải đổi hướng tấn công từ Bắc xuống Nam thành từ Đông sang Tây, căn cứ tấn công của chúng ta sẽ đặt tại hậu phương lớn (Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên), chỉ cần cửa phía sau căn cứ luôn mở thì chúng ta sẽ có cơ hội, cho nên chúng ta đã bỏ rất nhiều sức để làm đường xa lộ Tây Nam, xa lộ Miến điện và xa lộ Ledo (Xa lộ Trung Ấn). Nếu cha tôi không thông thuộc lịch sử chiến tranh cổ đại của Trung Quốc, thì e rằng sẽ không dễ dàng cảm nhận được địa lý Trung Quốc.”
(Tự truyện theo lời kể của Tưởng Vĩ Quốc)
“Sau khi kháng chiến nổ ra, cha tôi chỉ huy chiến đấu rằng, phải phá vỡ tuyến tấn công từ Bắc xuống Nam của quân Nhật, khiến áp lực từ Bắc xuống Nam trong nước giảm xuống, đồng thời khiến quân Nhật đổi hướng tấn công từ Đông sang Tây, chỉ có như vậy chúng ta mới có thể lợi dụng khu vực Tây Nam (vốn là hậu phương lớn)”.
(Tự truyện theo lời kể của Tưởng Vĩ Quốc)
Sau khi Trung Quốc mời Cố vấn Quân sự Đức, Tướng Alexander von Falkenhausen khảo sát Quốc phòng Trung Quốc, trong văn kiện bí mật năm 1935 “Kiến nghị về đối sách ứng phó thời cuộc” đã chỉ ra rằng, “Một khi xảy ra xung đột quân sự, miền Bắc Trung Quốc ngay lập tức bị đe dọa. Nếu bỏ rơi Hà Bắc mà không chiến đấu, Đường Lũng Hải và các thành phố lớn của nó sẽ bị mắc kẹt phía trên khu vực chiến sự.” Tướng Falkenhausen gợi ý rằng Trung Quốc nên tăng cường binh lực ở Từ Châu, Trịnh Châu, Vũ Hán, Nam Kinh và những nơi khác.”
Tưởng Giới Thạch cho rằng: “Quân đội Quốc Dân Đảng không nên tìm kiếm cơ hội quyết chiến ở đồng bằng phía Nam Bình Tân, trên loại địa hình đó, người Nhật sẽ dễ dàng tiếp ứng cho quân đội, đồng thời phát huy được ưu thế về tính cơ động và hỏa lực.” (Chủ tịch Tưởng chỉ thị cho Tham mưu trưởng Quân ủy Trình Tiềm sửa đổi mệnh lệnh về trình tự chiến đấu), ngày 03/7/1937.
Lấy “Không gian” đổi “Thời gian”
Ngày 13/8/1937, tại Thượng hải nổ ra “trận chiến sông Tùng Thượng Hải”, Quân Quốc Dân Đảng hai mặt thọ địch. Tưởng Giới Thạch tương kế tựu kế, quyết định mở rộng chiến sự ở Thượng Hải, dụ quân chủ lực của Nhật di chuyển xuống phía Nam, “khiến quân Nhật đang đánh từ Bắc xuống Nam biến thành đánh từ Đông sang Tây. Chúng ta quay lưng vào căn cứ của mình, vừa đánh vừa lùi,….. như vậy việc dùng không gian để đổi lấy thời gian mới có tác dụng” (Tưởng Vĩ Quốc – Một tấc núi sông một tấc máu).
Nhật Bản không có kịch bản đánh trận quy mô lớn ở phía nam Trung Quốc. Bộ tổng tham mưu quân Nhật sau sự kiện cầu Lư Câu đã xây dựng “Yếu lĩnh xử lý tình hình hiện nay tại Bắc Trung Quốc”, trong đó viết: “Cho dù hành vi kháng Nhật có lan rộng xuống miền Trung và miền Nam Trung Quốc, thì cũng lấy ‘không điều động binh lực lục quân’ làm nguyên tắc.” Bộ tổng tham mưu Nhật Bản lấy “đề phòng Liên Xô” làm chiến lược trọng điểm, vì họ cho rằng các thế lực cát cứ, phái hệ ở miền Hoa Bắc của Trung Quốc là độc bá một phương, và họ có bản sắc rất riêng, nên Trung Quốc sẽ không thể phát động chiến tranh toàn diện.
Ngày 29/7/1937, Bộ Tổng tham mưu Nhật Bản lập Đề cương “Kế hoạch Tác chiến chống Trung Quốc”: “1. Chiến đấu với quân đồn trú của Trung Quốc, ở khu vực Bình Tân thì đánh quân Trung Quốc càng mạnh càng tốt. 2. Trong tình huống bất đắc dĩ mới tác chiến Thanh đảo và khu vực gần Thượng Hải.”
Tưởng Giới Thạch bố trí quân chủ lực “chiến đấu với ý chí kiên cường không tiếc bất kỳ sự hy sinh nào” trong tình huống chiến sự bất lợi, Tướng Tưởng tự mình đảm nhận vị trí chỉ huy chiến tuyến thứ 3, ra tiền tuyến chỉ huy. Trong một lần ra tiền tuyến Thượng Hải, đoàn tàu của Tưởng Giới Thạch bị máy bay Nhật tấn công và thoát hiểm trong gang tấc. Tưởng phu nhân bị máy bay Nhật Bản làm bị thương trên đường đến Thượng Hải. Lục quân, hải quân và không quân Nhật Bản phối hợp với hỏa lực ác liệt, khiến phía Trung Quốc thương vong hơn 100,000 người, cuối cùng chiếm được Thượng Hải. Quân đội quốc gia Quốc Dân Đảng ở thế bất lợi đã kiên cường chống trả và tiêu diệt hơn 60 ngàn quân địch, điều này mài mòn nhuệ khí của quân Nhật. Trận chiến sông Tùng Thượng Hải đã phá vỡ kế hoạch “Khuất phục Trung Quốc trong 3 tháng”, và phá vỡ giấc mộng “Ép Tưởng cầu hòa” của Nhật Bản.
Tổ nghiên cứu nhân vật Thiên cổ anh hùng trong Văn hóa Thần truyền huy hoàng 5,000 năm.
Tâm An biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ