Thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch (P.16): Tầng tầng phản bội
Tội nhân của dân tộc
Thông tin chi tiết về cuộc gặp đầu tiên giữa Lý Khắc Nông và Trương Học Lương vào tháng 3 đã được báo cáo cho chỉ huy quân đội. Khi đó, Lưu Tông Hán, người đang ẩn mình trong quân đoàn 67 của đội quân Đông Bắc, đã cung cấp tin tình báo cho Đới Lập, bao gồm cả nội dung cụ thể của thỏa thuận mà hai bên đạt được. Ngay cả “Thư của Chính phủ xô viết Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gửi toàn thể đồng bào kháng Nhật cứu nước” của Trung Cộng do Quân đoàn 67 lưu hành nội bộ cũng được chuyển đến tay Đới Lập.
Đới Lập đem tin tức tình báo báo cáo Tưởng Giới Thạch, nhưng Tưởng không tin lắm, bảo Đới Lập tiếp tục điều tra. Sau đó, bốn đảng viên ĐCS có Tống Lê là thư ký và phụ tá của Trương Học Lương, Lưu Lan Ba, Mã Thiệu Chu, Tôn Đạt Sinh kích động phong trào học tập, đảng bộ tỉnh bắt giữ bốn người này theo lệnh của Tưởng Giới Thạch. Trương Học Lương phái quân xung kích Đông Bắc đột nhập đảng bộ tỉnh, cướp đi mấy đảng viên ĐCS và một số tài liệu bí mật.
Ngày 4/12/1936, Tưởng Giới Thạch đến Tây An cùng Trương Học Lương và Dương Hổ Thành bàn cách diệt cộng. Lúc này, nhóm người Trương Học Lương, Dương Hổ Thành lại lén lút cấu kết với Trung Cộng, trao đổi làm thế nào để đảo ngược kế hoạch diệt cộng của Tưởng Giới Thạch, dự định dựa vào Liên Xô, liên hợp với Trung Cộng cát cứ tại Tây Bắc. Trước đây, Trương Học Lương từng nhiều lần “can gián” Tưởng Giới Thạch từ bỏ kế hoạch diệt cộng ở Tây Bắc.
Ý định “Liên cộng kháng Nhật” của Trương Học Lương bị Tưởng Giới Thạch bác bỏ. Vì theo ông thấy, thời khắc cuối cùng mà Trung Quốc tiêu trừ nội loạn đang ở trước mắt. Mà chủ trương của Trương Học Lương chỉ có thể mang họa cho nước nhà. Tưởng Giới Thạch không biết, con người kết nghĩa huynh đệ này đã bí mật xin gia nhập Trung Cộng, nhưng bị quốc tế cộng sản từ chối. Ông càng không ngờ rằng, dưới sự xúi giục của ĐCS, Trương Học Lương sẽ mưu phản.
Dương Hổ Thành bày mưu cho Trương Học Lương: “Đợi Tưởng Công đến Tây An, bọn ta có thể thực hiện việc ép thiên tử lệnh chư hầu.” Lê Thiên Tài khuyên Trương Học Lương “làm sư tử”, cũng chính là làm lãnh tụ, phản lại Tưởng Giới Thạch.
Trong hồi ức “Nhật ký nửa tháng ở Tây An của Tưởng Giới Thạch, “Ngày 11/12… nhóm người Lê Thiên Tài đột nhiên đến cầu kiến, trước đó chưa hẹn trước, cảm giác khá đột ngột. Lê trong lúc nói chuyện, biểu thị sự hoài nghi đối với kế hoạch diệt phỉ, không khác gì lời nói của Hán Khanh (Trương Học Lương) hôm trước; biết bọn họ nhuốm độc đã sâu, đau đớn cảnh báo bọn họ. Buổi tối cho mời Trương, Dương, Vu và các tướng lĩnh đến hành dinh ăn liên hoan, bàn thảo kế hoạch diệt địch. Dương, Vu đều chưa tới. Hán Khanh hôm nay dáng vẻ vội vàng, tinh thần hoảng hốt, ta thấy rất là lạ. Chẳng lẽ hôm qua đến gặp ta bị ta khiển trách nên không vui sao? Hoặc đã nghe những lời ta trách móc Lê Thiên Tài mà cảm thấy bất an? Trước lúc ngủ nằm suy nghĩ mãi, cuối cùng cũng không rõ nguyên nhân. Vì đã muộn, cũng đành gác lại.”
Tối ngày 11/12, Lê Thiên Tài mới rời khỏi Lâm Đồng về đến nhà, không lâu liền nhận được điện thoại của Trương Học Lương, lúc hắn đuổi theo tới dinh thự của Trương đã hơn 10 giờ, Trương Học Lương đi thẳng vào vấn đề thể hiện rõ quyết tâm của mình: “Anh vài ngày trước chẳng phải khuyên tôi phải làm sư tử, không nên làm cừu non sao? Tôi bây giờ trả lời anh, từ hôm nay trở đi, tôi muốn làm sư tử.” (Theo “Nghiên cứu chiến tranh kháng Nhật”, tháng 3/ 2000)
Buổi tối ngày 11/12, Trương Học Lương và Dương Hổ Thành quyết định chiếu theo kế hoạch tiến hành hành động bắt cóc, triệu kiến riêng biệt quân Đông Bắc và tướng lãnh cao cấp của lộ quân 17, tuyên bố mệnh lệnh sáng hôm sau tiến hành phản đối bằng vũ trang. Về bố trí hành động, bao vây hồ Hoa Thanh và cảnh giới từ giữa Tây An đến Lâm Đồng, giao cho quân Đông Bắc đảm nhiệm; Thành phố Tây Giao, Đường Lũng Hải, bến xe Tây An, Sân bay Tây Giao, bao gồm cả việc tước vũ khí của Hiến binh Trung ương, mật vụ, cảnh sát và bộ đội vũ trang thuộc quân đội Trung ương đóng tại các khu vực trên, bắt giữ máy bay và giam giữ các quan chức quân sự và chính trị Nam Kinh sống rải rác ở nhiều nơi khác nhau tại các nhà khách ở Tây Kinh, đều do Dương Hổ Thành chỉ huy lộ quân 17 thực hiện.
5h30 sáng ngày 12/12/1936, quân Đông Bắc của Trương Học Lương xông vào hành dinh của Tưởng Giới Thạch. Đội bảo vệ ủy viên trưởng liều chết chống cự, Tưởng Giới Thạch với kinh nghiệm chiến trường phong phú, căn cứ tiếng súng phán đoán cửa trước và bên cạnh đều có phản quân, chỉ có đằng sau không có tiếng súng. Dưới sự yểm hộ của đội tùy tùng, Tưởng Giới Thạch trèo qua cửa sổ ra ngoài, lần tới cửa sau, vượt qua bức tường bò về hướng Ly Sơn. Quân Đông Bắc thấy đánh lâu mà không được, rất sợ Tưởng Giới Thạch trốn mất, liền gác mấy khẩu súng máy hạng nhẹ lên bắn mạnh về phía mấy gian phòng, đạn vãi như mưa, xuyên qua cửa sổ bay vào trong phòng, 67 vệ binh của Tưởng Giới Thạch lâm nạn. Phản quân sau khi lục soát trên núi, đã bắt được thủ lĩnh .
Cuộc binh biến ở Tây An đã làm rúng động cả trong và ngoài Trung Quốc. Đám Hồ Thích, Chu Tự Thanh, Phùng Hữu Lan, Văn Nhất Đa tới tấp khiển trách Trương và Dương “Danh nghĩa là kháng địch, nhưng thực chất là tự hủy hoại Trường Thành; liên hệ với tội nhân của quốc gia dân tộc; phá hoại sự thống nhất, tội ác rành rành.”
Trong bài báo “Sự phản bội của Trương Học Lương” đăng ngày 20/12, Hồ Thích nói: “Tầm quan trọng của Tưởng Giới Thạch tiên sinh ở Trung Quốc ngày nay thực sự… là quan trọng không gì so sánh được.” Nhà báo nổi tiếng Trương Quý Loan trong “Thư công khai gửi giới quân sự ở Tây An” cũng nhấn mạnh: “Các nước trên thế giới đều coi ông là trọng tâm trong chính sách ngoại giao của họ đối với Trung Quốc. Nhân tài có thâm niên và uy tín như vậy sẽ không tìm được và sẽ không có cơ hội để đào tạo được.” Những người yêu nước cũng vô cùng lo lắng. Chính phủ ở Nam Kinh bắt đầu chuẩn bị binh lực để thảo phạt phản quân Trương, Dương.
Tầng Tầng phản bội
Đảng cộng sản vì lợi ích của chính mình, chính là tầng cao hy sinh tầng thấp làm giá cả, Quốc tế cộng sản và Liên Xô vì toàn bộ lợi ích của Đảng cộng sản, nên hy sinh lợi ích cục bộ của Trung Quốc. Trung Cộng vì lợi ích của riêng mình lại hy sinh Trương Học Lương
Sau khi bắt được Tưởng, Trung Cộng mừng rỡ, tích cực chủ trương giết Tưởng. “Những người lãnh đạo trung ương Trung Cộng chúng ta, không có một ai nghĩ đến sự kiện Tây An có thể giải quyết một cách hòa bình; đều cảm thấy nếu như để Tưởng sống, chẳng khác gì nuôi mầm tai họa. Có người chủ trương đưa ra nhân dân xét xử công khai, giết tên đao phủ chống cộng này để trừ hậu họa; có người chủ trương đem giam giữ cẩn mật, làm con tin bức Nam Kinh kháng Nhật, cũng hình thành ưu thế quân sự cho Tây An.” (Trích trong “Hồi ức của tôi” của Trương Quốc Đảo)
Stalin biết việc này sẽ đem lại tai họa rắc rối cho Liên Xô, Tưởng Giới Thạch bị giết, khả năng Hà Ứng Khâm và Uông Tinh Vệ cùng nhau tổ chức chính phủ thân Nhật rất cao. Stalin vội vàng điện báo cho Trung Cộng, nghiêm túc chỉ rõ Liên Xô không tán thành “âm mưu” này, ám thị việc này là do người Nhật ở phía sau kích động. Ông ta lệnh cho Mao và Tưởng phải nói chuyện hữu hảo, tìm ra biện pháp giải quyết hòa bình, đồng thời phóng thích vị lãnh tụ Quốc Dân Đảng này. Sau khi tiếp nhận mệnh lệnh của Stalin, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, và Chu Đức gửi điện thông báo toàn quốc, tuyên bố Trung Cộng chủ trương giải quyết “Sự kiện Tây An” một cách hòa bình, bất kể động tác manh động nào “chỉ là có lợi cho người Nhật”
Chu Ân Lai mới rời khỏi Diên An hai ngày trước, lại cưỡi lừa về Diên An để bay đi Tây An. Vừa nhìn thấy thiếu soái liền nói với ông ta, “Không được động đến một sợi tóc của Tưởng Giới Thạch”. Chu Ân Lai, người đã đàm phán mật ước phản Tưởng với Trương, nay lại quay ngược lại nói với ông ta, Trung Quốc bức thiết cần Tưởng Giới Thạch lãnh đạo. Ông ta nói, Stalin và Quốc tế cộng sản yêu cầu Ủy viên trưởng tiếp tục lãnh đạo Trung Quốc. (Trích từ cuốn “Tưởng Giới Thạch và Trung Quốc hiện đại” của tác giả Jay Taylor người Mỹ do Lâm Thiêm Quý dịch).
Vào ngày 14/12/1936, Chu Ân Lai mật đàm với Trương, thẳng thắn biểu thị Liên Xô cơ bản sẽ không viện trợ cho Tây An. Phản ứng của Trương Học Lương lúc đầu rất tức giận, anh ta cảm thấy như bị phía ĐCS bán đứng, trước đây phía ĐCS luôn ca ngợi Liên Xô có thể viện trợ, bây giờ anh ta đã cưỡi trên lưng hổ, Trung Cộng lại lâm trận rút lui, không làm tròn trách nhiệm.”
“Một năm sau, tháng 12/1937, khi Vương Minh từ Moscow trở về Diên An, từng nói với chúng tôi về lai lịch bức điện báo. Ông ta nói sau sự kiện Tây An, đại sứ quán Mỹ và Anh trú tại Moscow từng hỏi thăm bộ ngoại giao Liên Xô về thái độ của chính phủ Liên Xô đối với việc này. Bộ ngoại giao Liên Xô trả lời đây là âm mưu của Nhật Bản, Liên Xô chưa được biết và cũng không tán thành. Tiếp đó Stalin khởi thảo bức điện báo gửi cho Trung Cộng, đồng thời giải thích với Vương Minh, ý của ông ta là Trương Học Lương chưa đủ sức, làm sao có thể lãnh đạo toàn quốc kháng Nhật, Trung Cộng nhất thời cũng không có năng lực lãnh đạo kháng Nhật. Tưởng Giới Thạch tuy là kẻ thù đáng ghét, nhưng ông ấy là nhà lãnh đạo chống Nhật duy nhất được hy vọng ở Trung Quốc, trong kháng Nhật ông ấy có thể trở thành đồng minh của chúng ta.” (Trích từ “Hồi ức của tôi” của Trương Quốc Đào)
Trương Văn Thiên từng nói rõ với tôi, đây hoàn toàn là vì lợi ích của Quốc tế cộng sản và Liên Xô, không thể không hy sinh lợi ích cục bộ của Trung Quốc,” (Trích từ “Hồi ức của tôi” của Trương Quốc Đào).
(Còn tiếp)
Tổ nghiên cứu “Nhân vật Thiên cổ anh hùng” của Văn hóa Thần truyền 5,000 năm
Sương Sương biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ