Thiên cổ anh hùng Tưởng Giới Thạch (P.9): Dã tâm của Nhật Bản
Kỳ 1: Chống lại Satan, khôi phục Hoa Hạ
Kỳ 2: Tiếp bước Quốc phụ thống nhất Trung Nguyên
Kỳ 3: Vì đại nghĩa diệt phản loạn
Kỳ 4: Tiếp bước theo con đường Quốc phụ
Kỳ 5: Linh hồn của trường quân sự Hoàng Phố
Kỳ 6: Binh chinh thiên hạ
Kỳ 7:Cái nhìn sâu sắc về thời cuộc
Kỳ 8: Nguồn gốc của Võ sĩ đạo
Vào thời nhà Minh, lãnh chúa Toyotomi Hideyoshi với nỗ lực thống nhất Nhật Bản và tham vọng thống trị châu Á đã tìm cách chinh phục Triều Tiên và nắm quyền kiểm soát Trung Quốc. Toyotomi Hideyoshi từng tâu lên Nhật Hoàng rằng: “Nguyện vọng một đời của thần chính là chinh phục Triều Tiên, thống nhất Trung Hoa”
Dã tâm thống trị Đông Á
Toyotomi Hideyoshi đã hai lần dẫn quân tiến đánh Triều Tiên, lịch sử gọi đó là chiến dịch Triều Tiên Vạn Lịch. Sau thắng lợi, quân Nhật bắt đầu “Nhật Bản hóa” và truyền xuất văn hóa Nhật sang bán đảo Triều Tiên. Trải qua nhiều cuộc chiến, cuối cùng Toyotomi Hideyoshi qua đời vì bạo bệnh, toàn bộ quân đội rút khỏi Triều Tiên. Sau đó, Tokugawa Ieyasu đã kế thừa Toyotomi Hideyoshi và thống nhất Nhật Bản, thành lập chính quyền Mạc phủ Tokugawa (còn gọi là Mạc phủ Edo).
Kể từ thời Mạc phủ Tokugawa, chính quyền bắt đầu cấm các nhà truyền giáo phương Tây, nhiều lần đóng cửa khẩu, lần đóng cửa đầu tiên vào năm 1633. Mãi cho đến năm 1854 khi Sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ Perry dẫn đội quân đến và mở lại cửa khẩu với Nhật Bản, sau đó ở Nhật Bản xảy ra một cuộc nội chiến, đến lúc ấy mới chấm dứt sự thống trị của Mạc phủ.
Trước những sóng gió thời Duy Tân Minh Trị, Ito Woo Hyung từng viết thư khuyên hàng gửi đến Ding Ruchang, trong thư có đoạn: “Nhật Bản của tôi đã trải qua khó khăn nhường nào trong 30 năm đầu, trải qua việc có thể cứu sống được rất nhiều người đang hấp hối sinh tử, từ đó chúng tôi đã trải nghiệm được rằng, lúc này đất nước thực sự cần thoát khỏi ách thống trị cũ, thích ứng với điều kiện hiện tại, canh tân chế độ, đặt sự tồn vong của đất nước là một trong những kế hoạch quan trọng nhất” –(“Thư khuyên hàng của Ito Woo Hyung gửi Ding Ruchang”).
Sau thời Duy Tân Minh Trị, Nhật Bản thành lập nhà nước trung ương thống nhất, rời châu Á tiến vào châu Âu, từ đó sức mạnh dân tộc ngày càng mạnh. Nhật hoàng Mutsuhito lấy niên hiệu Meiji (Minh Trị) từ ý tứ của câu trong cuốn Kinh Dịch: “Thánh nhân hướng về phía nam mà trị vì thiên hạ, hướng về ánh sáng mà trị”. Tên Duy Tân lấy từ một câu trong Kinh Thi, phần “Đại nhã – Văn vương”: “Chu tuy cựu bang, kỳ mệnh duy tân”. Nhật hoàng Mutsuhito đã ban hành “Ngự Bút Tín” (Chen Han), kế thừa sự nghiệp vĩ đại của tổ tiên, không quản khó khăn, gian khổ, mở rộng giao thương, an định lòng dân, phá tan mọi sóng gió, xây dựng lòng tin với các nước năm châu.
Tôn Trung Sơn cho rằng, chìa khóa thành công của cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản bắt nguồn từ triết học Trung Hoa. Ông nói: “Điều đầu tiên là tất cả các nền văn minh cũ của Nhật Bản đều được du nhập từ Trung Quốc. 50 năm trước, các hào kiệt trong cuộc cải cách Duy Tân đã đắm chìm trong học thuyết “tri hành hợp nhất” của Vương Dương Minh – một triết gia vĩ đại của Trung Quốc, vì vậy họ đều mang trong mình tinh thần thượng võ độc lập và đã đạt được thành tích vĩ đại, cứu được 45 triệu người dân trong cuộc chiến dầu sôi lửa bỏng” – (“Cứu Trung Quốc cần cải cách hệ thống cũ và thực hiện một nền cộng hòa”, trích từ bài phát biểu tại Hội nghị chào mừng sinh viên Trung Quốc ở Tokyo, ngày 13 tháng 8 năm 1905).
Tưởng Giới Thạch cũng cho rằng, Nhật Bản ngày một cường thịnh là nhờ có triết lý của Trung Hoa: “Người Nhật Bản ngoại trừ khoa học hiện đại và súng ống thì tất cả những gì họ có đều hoàn toàn học được từ Trung Quốc, đặc biệt là về phương diện tinh thần, họ hoàn toàn học từ Trung Quốc chúng ta. Chúng ta cần phải hiểu rằng vũ khí lớn nhất mà họ sử dụng để xâm lược và tiêu diệt Trung Quốc không phải là súng ống hữu hình, mà chính là ở phương diện tinh thần, nói đúng hơn Nhật Bản mạnh không phải vì khoa học của Âu, Mỹ, mà là vì triết học Trung Hoa. Từ khi khai quốc đến nay, Nhật Bản đã học hỏi ở Trung Quốc chúng ta những gì? Đó chính là Nho giáo và Đạo giáo, và điểm mạnh nhất của Nho giáo và Đạo giáo là triết lý của Vương Dương Minh về sự thống nhất giữa tri thức và hành động. Dưới sự phỉ báng của lương tri họ đã đánh cắp triết lý của chúng ta để cải tạo từ một nước yếu ớt, từ một đất nước phong kiến bị chia cắt, thành nước Nhật vững mạnh như ngày nay. Người Trung Quốc chúng ta đã quên đi đất nước của mình và từ bỏ những vũ khí tốt nhất của chính mình.” – (“Tự thuật lại các giai đoạn nghiên cứu triết học cách mạng”, 1932).
Vào thời kỳ Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản, phong trào Tây hóa cũng đã du nhập vào Trung Quốc từ triều Thanh. Cùng thời đó, Tôn Trung Sơn đã gửi một bức thư đến Lý Hồng Chương và bày tỏ rằng: Phong trào Tây hóa khiến con người theo đuổi sức mạnh của thuyền chiến và súng ống mà bỏ quên đi những nhân tài và sự giáo dưỡng, từ đó đã đánh mất mọi thứ.
“Nhận thức sâu sắc về nền tảng thịnh vượng của châu Âu không chỉ là thế mạnh về súng ống, đạn dược, tàu chiến, binh lính, mà chính là họ có thể trân quý nguồn nhân lực, sử dụng được tài nguyên về mặt trí tuệ của con người, sử dụng tối đa nguồn tài nguyên đất đai cũng như nguyên vật liệu, hàng hóa cũng lưu thông hiệu quả. Bốn thứ này chính là nền tảng để phát triển nền kinh tế thịnh vượng và cũng là chìa khóa khiến một quốc gia ngày càng lớn mạnh. Đất nước ta muốn hùng cường cần có hoài bão thật sự lớn mạnh và kế sách lâu dài, tham khảo con đường phát triển của các nước phương Tây, từ đó hoàn thiện trong nước. Bốn vấn đề trên không thể gấp gáp mà hoàn thành được, vẫn phải đầu tư cường hóa về thuyền chiến và súng ống, không nên cố hữu những thứ cũ. Nhân tài có giáo dưỡng thì cần khuyến khích họ phát huy hết tài năng, có phương pháp quản lý nhân lực. Từ xa xưa Trung Hoa được xem là cái nôi của giáo dưỡng, đáng tiếc là thời gian qua đi, chúng ta đã đánh mất dần cái gốc nền văn minh này, cho đến lúc các nước phương Tây đã trỗi dậy theo sự phát triển của thời đại mới, từ đó đã Tây hóa nền văn minh Trung Hoa của ba thế hệ triều đại” –(Sách về Lý Hồng Chương).
Kết quả của cuộc Duy Tân Minh Trị và phong trào Tây hóa được phản ánh trong Chiến tranh Giáp Ngọ (chiến tranh Trung – Nhật, 1894-1895). Năm 1894, Đảng Đông Học ở Triều Tiên nổi dậy khởi nghĩa, vua Cao Tông Triều Tiên phải cầu cứu nhà Thanh, từ đó tạo nên Chiến tranh Giáp Ngọ. Quân đội và hải quân nhà Thanh có súng ống và tàu chiến không thua kém Nhật Bản nhưng lại thất bại nặng nề. Hạm đội Bắc Dương bị tiêu diệt, nhà Thanh bị đánh bại và Hiệp ước Shimonoseki được ký kết. Từ đó, Trung Quốc mất đi Triều Tiên, Đài Loan và Bành Hồ. Việc Nhật Bản chiếm được bán đảo Liêu Đông đã đe dọa ý đồ xâm lược của Hạm đội Viễn Đông – Nga. Sau chiến tranh Nhật – Nga năm 1904 ở Đông Bắc Trung Quốc, Nhật Bản đã giành được chiến thắng về cả bộ quân và hải quân, giành được quyền kiểm soát phía đông nam của Trung Quốc, quân đội Quan Đông đã bắt đầu đóng ở Trung Quốc, từ đó Nhật Bản trở thành cường quốc thế giới. Sau thất bại, nước Nga đã xảy ra cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất, theo đó Lênin và các đảng viên Bolshevik đã tham gia vào chiến dịch lần này.
“Xét về năng lực hải quân, Hải quân Trung Quốc mạnh hơn nhiều so với Nhật Bản, nhưng trong trận Hoàng Hải lần thứ nhất, các tàu như Lai Viễn, Dương Uy, Trí Viễn, Siêu Dũng và Quảng Giáp cùng các chiến hạm khác đã bị đánh chìm và từ đó toàn bộ quân đội bị tiêu diệt”.
“Trong cuộc Chiến tranh Trung – Nhật 1894-1895, với một quốc gia hào hùng như nước ta, tại sao lại bại trận và chịu khuất phục trước một nước Nhật nhỏ bé? Thứ nhất là do nội bộ không đoàn kết, thứ hai là do sự yếu kém của chính quyền Mãn Thanh kèm sự kém hiểu biết của dân chúng, hơn thế nữa, Chính phủ không hiểu rõ tình hình của kẻ địch và thiếu các chính sách chiến lược hợp lý. Qua đó có thể thấy, nguyên nhân dẫn đến thất bại của Chiến tranh Trung – Nhật 1894-1895 không phải là lực lượng của Trung Quốc ta thua kém Nhật Bản, mà bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác. Thất bại trên đã cho chúng ta bài học giáo huấn sâu sắc và quý giá trong công cuộc chống xâm lược và cứu nước.” — (Trích “Chính phủ và nhân dân chung sức cứu nước” của Tưởng Giới Thạch, 1936).
Từ cuối thời nhà Thanh, Nhật Bản đã chuẩn bị đưa quân tiến vào Trung Nguyên. “Mong muốn của Yamato là đặt nền móng phát triển trên đại lục”. Tưởng Giới Thạch hiểu rất rõ về Nhật Bản. Ông nói rằng nước Nhật “trước ngày 18 tháng 9, tức là sau Chiến tranh Nga-Nhật lần thứ nhất, đã chuẩn bị cho việc chiếm đóng vùng Đông Bắc, vì vậy ông đã dành 30 năm để chuẩn bị cho sự việc này.” (Chống ngoại xâm và chấn hưng dân tộc, 1934).
“Cuộc xâm lược của Nhật Bản đối với Trung Quốc không bắt đầu từ ngày 18/9, cũng không phải bắt đầu từ sự kiện Hoa Bắc vào tháng 12 năm ngoái, mà chính là từ năm Tông Chí thứ 13 triều Thanh (năm 1874) họ đã xâm lược Đài Loan chúng ta, cho đến năm Quang Tự thứ 5 (năm 1879) họ đã đánh chiếm Lưu Cầu, tiếp đến vào năm Gia Vũ (năm 1894) họ lại đánh chiếm Triều Tiên. Từ đó Chiến tranh Trung – Nhật chính thức nổ ra, Trung Quốc bị đánh bại, Đài Loan và Quần đảo Bành Hồ chính thức bị chia cắt. Đến năm 1910, Triều Tiên bị Nhật Bản thôn tính toàn bộ, tính đến hiện tại, họ đã chiếm hết bốn tỉnh miền Đông của chúng ta và xâm lược Hoa Bắc. Không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản có thể từng bước xâm lược thành công Trung Quốc chúng ta, mà từ thời Minh Trị, từ lâu đã có chính sách nhất quán, cụ thể gọi là chính sách Bắc tiến Đại Lục và Nam tiến hải dương. Cho nên, Nhật Bản muốn đánh chiếm Đại Lục cần phải xâm lược Mãn Châu, một mặt ra sức đánh đuổi lực lượng quân đội Nga Xô Viết ở viễn đông, mặt khác kiểm soát Trung Quốc, từ đó hoàn thành tham vọng thống trị Đông Á từ hai phía lục địa và Biển Đông theo mô hình rắn nuốt chửng heo”.
“Dã tâm này chúng ta có thể nhìn ra ngay nếu hiểu được chính sách của Tanaka đối với Mãn Thanh và Mông Cổ, trong chính sách có viết: ‘Tất cả những ai đã cai quản Mãn Châu và Mông Cổ trong các thế hệ trước đều tuân theo lời dạy của Thiên hoàng Minh Trị để mở rộng quy mô và hoàn thành Chính sách Đại Lục Mới’, ‘Muốn chinh phục Trung Quốc, trước hết phải chinh phục Mãn Châu, muốn chinh phục thiên hạ, trước hết phải chinh phục Trung Quốc’. Nếu thực sự chiếm được Mãn Châu, Trung Quốc, chúng ta sẽ có được căn cứ giao thương với 400 tỉnh thành tại Trung Quốc, sau đó lấy Mãn Châu làm tháp chỉ huy và từ đó nắm lấy quyền lợi điều khiển toàn Trung Quốc, tài nguyên và của cải từ Trung Quốc có thể đủ để chinh phục các vùng đảo Ấn độ và biển Nam, Trung Á và cả Europa, với khát vọng chiếm lấy châu Á thì Trung Quốc chính là chìa khóa đầu tiên’. Từ đó có thể thấy rằng cuộc xâm lược Mãn Châu của Nhật Bản không phải chỉ được phát động bây giờ mà đã được xác định và lên kế hoạch từ trước. –(“Đường lối then chốt để chính phủ và nhân dân đồng lòng cứu nước”, 1936).
Tôn Trung Sơn cũng nhìn thấu dã tâm của Nhật Bản, ông từng nói: “Nước đầu tiên có thể đánh bại Trung Quốc chính là Nhật Bản”. “Nếu Trung Quốc cắt đứt mọi quan hệ với Nhật Bản, thì chỉ trong 10 ngày thôi Trung Quốc sẽ vong” –(trích bài giảng thứ 5, “Chủ Nghĩa Dân Tộc”, năm 1924).
Năm 1912, khi Tưởng Giới Thạch thành lập Quân Lệnh tại Nhật Bản, ông đã chỉ ra rằng mối đe dọa lớn nhất đối với Trung Quốc là đến từ Nhật Bản và Nga, đồng thời ông thấy rằng Trung Quốc cần có sự chuẩn bị về “lực lượng tự lực tự cường”. Chính vì sức ép về đất đai chật hẹp, dân số đông đúc, tài nguyên nghèo nàn… tỷ lệ nghịch với lực lượng hải quân hùng mạnh và sức mạnh phát triển các ngành công nghiệp nên Nhật Bản đã thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu mở rộng lãnh thổ. Nỗi lo của Tôn Trung Sơn và Tưởng Giới Thạch cũng chính là cơn ác mộng kéo dài đối với Trung Quốc kể từ đó.
Tổ nghiên cứu nhân vật thiên cổ anh hùng của văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm
Linda Huang biên dịch