Kho báu Hoa Kỳ: Richard Rodgers tìm kiếm âm nhạc từ bên trong
Với nhà soạn nhạc Richard Rodgers, âm nhạc thực sự là một loại ngôn ngữ phổ quát.
Bạn hãy xem những lời nhạc này: “Doe, a deer, a female deer,” “We’ll have Manhattan,” “Some enchanted evening,” “Oh, what a beautiful morning!”
Trừ khi bạn hoàn toàn không biết gì về âm nhạc đại chúng trước ban nhạc The Beatles, bạn sẽ không thể đọc những lời bài hát trên mà không được nghe loại giai điệu khoác lên chúng hoàn hảo như những bộ trang phục thiết kế. Đó là lời bài hát được viết bởi nhạc sĩ Oscar Hammerstein II và Lorenz Hart. Richard Rodgers đã sáng tác giai điệu để giúp những ca từ trở nên sống động.
Richard Rodgers (1902-1979) là một trong những nhạc sĩ quan trọng nhất của thế kỷ 20. Ông chưa bao giờ viết một bản giao hưởng hay concerto, chứ đừng nói đến một bản tứ tấu dây hay sonata piano; mặc dù vậy, âm nhạc của ông vẫn nằm trong tiềm thức của hàng triệu người trên thế giới.
Kỳ lạ là, trong khi các bài hát và các vở nhạc kịch của ông được công nhận rộng rãi, thì cái tên “Richard Rodgers” lại thiếu sự cộng hưởng của “George Gershwin” và “Cole Porter,” hai trong số những nghệ sĩ lừng lẫy nhất cùng thời với ông. Lý do có thể chỉ đơn giản là cuộc đời của Rodgers thiếu những tình tiết tiểu sử hấp dẫn.
Ngài Gershwin chết trẻ một cách bi thảm, và Porter chật vật với sắc tình thì Rodgers chắc chắn có mặt tối của mình (ông là một người nghiện rượu dễ bị trầm cảm,) nhưng cuộc sống bề ngoài của ông lại rất phù hợp với kỳ vọng truyền thống: thọ 70 tuổi, cuộc hôn nhân lâu dài cùng con cháu đông đúc.
Sự phi thường
Xuất thân từ một cuộc sống bình thường ở Mỹ thế kỷ 20, bị quấy rầy bởi những vấn đề đời thường, nhạc sĩ Rodgers đã sáng tác một danh sách dài các bài hát phong phú đến mức chúng ta không đủ chỗ liệt kê tất cả các giai điệu phổ biến nhất trong số hơn 900 giai điệu.
Một phần ngắn của danh sách bao gồm: “Manhattan,” “My Funny Valentine,”(Valentine vui vẻ của tôi) “Where or When,”(Ở đâu hay khi nào) “My Romance,”(Sự Lãng mạn của tôi) “Isn’t It Romantic?”(Điều đó không lãng mạn sao?) “Lover,”(Tình nhân) “Blue Moon,”(Ánh trăng tối) “Blue Room,”(Căn phòng màu xanh) “There’s a Small Hotel,”(Khách sạn nhỏ) “Bewitched, Bothered, and Bewildered,”(Say đắm, muộn phiền và bối rối) “You Are Too Beautiful,”(Em thật xinh đẹp) “Falling in Love With Love,”(Yêu bằng tình yêu) “Johnny One-Note,” “The Lady Is a Tramp,”(Quý bà lãng tử) “Spring Is Here,”(Mùa xuân đến rồi) and “This Can’t Be Love.”(Điều này không thể là tình yêu)
Ngoài ra còn: “The Surrey with the Fringe on Top,” “People Will Say We’re in Love,”(Mọi người sẽ nói chúng ta đang yêu) “If I Loved You,”(Nếu em yêu tôi) “You’ll Never Walk Alone,”(Em không bao giờ phải tiến lên một mình) “It Might As Well Be Spring,”(Có lẽ mùa xuân đến) “Bali Ha’i,” “Some Enchanted Evening,”(Những buổi đêm nồng nàn) “Younger Than Springtime,”(Tươi trẻ hơn thanh xuân) “Getting to Know You,”(Để hiểu em hơn) “I Have Dreamed,”(Tôi đã mơ) “The Sound of Music,”(Âm thanh của âm nhạc) “My Favorite Things,”(Điều tôi yêu thích) “Do-Re-Mi,” “Climb Ev’ry Mountain,”(Leo lên từng ngọn núi) and “Edelweiss,” (Hoa nhung tuyết).
Người ta nói rằng, nếu tâm tình cao hứng, Rodgers sẽ đứng dậy và cúi chào khi âm nhạc của ông được chơi trong một nhà hàng hay quán bar. Nếu đúng là vậy, thì ông chắc hẳn có rất ít thời gian để ngồi.
Những bài hát được liệt kê của ông từ đầu cho tới “This Can’t be Love” có ca từ của Lorzenz “Larry” Hart. Từ “Oh, What a Beautiful Morning”(Ôi, Buổi sáng tuyệt vời) trở đi, ca từ là do Oscar Hammerstein II sáng tác. Rodgers có soạn nhạc cho một số người viết lời, trong đó có cả ông, nhưng Hart và Hammerstein là hai người hợp tác lâu dài và nổi tiếng nhất với ông.
Ngài Hart và Hammerstein có sự nhạy cảm trái ngược nhau. Hart đã viết những lời bài hát phức tạp, trong đó những cung quan sát và những phép nối đôi thường đóng những vai trò quan trọng. “We’ll have Manhattan” xuất phát từ bản hit đầu tiên của cặp đôi – bài hát “Manhattan,” được viết vào năm 1925. Đêm ra mắt công chúng trong một vở tạp kịch có tên là “The Garrick Gaieties,” bài hát đã được biểu diễn lại nhiều lần và sau này được biểu diễn hoặc thu âm trong nhiều thập kỷ sau đó bởi 189 nghệ sĩ khác nhau, từ Sterling Holloway đến Rod Stewart.
Lời bài hát của Hart hóm hỉnh đùa vui về các khía cạnh của thành phố. “Chúng tôi sẽ đến Greenwich / Nơi đàn ông hiện đại nóng lòng / Để được tự do.” “Chúng tôi sẽ đến Coney / Và ăn một cuộn baloney.” Nhưng giai điệu chứa chan của Rodgers đã bay bổng, biến nó thành một bản tình ca gửi đến New York.
Ngược lại, Hammerstein là người đa cảm. Khi ông viết về một buổi sáng đẹp trời, hay tháng sáu “busting out all over” (tháng sáu nở rộ khắp nơi), hay “a lark who is learning to pray” (con chim sơn ca đang học cách cầu nguyện,) không hề có sự mỉa mai ẩn giấu, hay một cái nháy mắt bí mật.
Vì vậy, phong cách của Rodgers thay đổi vào năm 1942, thời điểm mà ông và Hammerstein hợp tác để sáng tác vở nhạc kịch đầu tiên của họ, “Oklahoma!” Chúng ta có thể nói rằng âm nhạc mà ông sáng tác với Hart là “văn xuôi,” trong khi âm nhạc mà ông sáng tác với Hammerstein là “thi ca.”
Phương thức làm việc của Rodgers với hai quý ông cũng hoàn toàn trái ngược. Với Hart, Rodgers sáng tác âm nhạc trước. Với Hammerstein, ca từ được sáng tác trước. Nhưng dù với ai thì Rodgers cũng nổi tiếng là ông sáng tác vô cùng nhanh.
Sự thai nghén của bài hát
Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất về tài năng đáng kinh ngạc của Rodgers liên quan đến việc sáng tác “Bali H’ai,” một bài hát quan trọng trong vở nhạc kịch “South Pacific”(Nam Thái Bình Dương.) Trong một cuộc phỏng vấn trên CNYU-TV vào năm 1975, Rodgers gọi sự việc là “bán ngụy tạo” và thừa nhận về tốc độ của mình nhưng đưa ra một bối cảnh hấp dẫn: “Chúng tôi đang ăn trưa tại nhà của Josh Logan (đạo diễn của” South Pacific “). Oscar Hammerstein bước vào và đưa cho tôi lời bài hát ‘Bali Ha’i.” Tôi rời khỏi phòng và suy nghĩ về điều đó trong vài phút, sau đó đến với cây đàn piano và bắt đầu giai điệu.”
Thời gian ước lượng để sáng tác: 10 phút. Rodgers nói, “Tôi nói nó là bán nguỵ tạo bởi vì không ai có thể biết được tôi đang nghĩ gì.”
Tới lúc này, người phỏng vấn ngắt lời: “Một thời gian ấp ủ?”
Ngài Rodgers: “Chính xác. Và thời gian này có thể kéo dài nhiều tháng. [Khi Oscar đưa cho tôi lời bài hát,] tôi vẫn chưa nghĩ ra được giai điệu. Một nốt cũng không có. Nhưng tôi đã có chủ đề. Tôi biết về hòn đảo và người phụ nữ sẽ hát bài hát. Và tôi đã biết từ lâu thể loại âm nhạc tôi muốn, cho nên tới lúc tôi phải thực sự viết, tôi viết rất nhanh và vì thế trông có vẻ là một phép màu. Nhưng không có phép màu nào cả. Tôi chỉ là tự chuẩn bị trong tiềm thức mà thôi.”
Chúng ta còn hơn cả vẻ bề ngoài của chúng ta.
Tìm kiếm âm nhạc từ bên trong
Ngài Rodgers có thể chỉ cần lướt qua một nhân vật hay tình huống là đã tìm được âm nhạc phù hợp với bối cảnh đó. Ca từ thường là một phần của sự sắp đặt, nhưng hai ví dụ về tài năng của nhà soạn nhạc được thể hiện qua những tác phẩm không lời mà trong đó, ông đã truyền tải những thế giới vào trong tác phẩm của mình.
Năm 1945, Rodgers ra mắt vở nhạc kịch “Carousel,”(Đu quay) ca từ và lời thoại bởi Hammerstein, với một điệu waltz kỳ diệu đi kèm với chiếc đu quay nơi hai nhân vật chính gặp nhau. Giai điệu ban đầu nhẹ nhàng, chậm rãi, miêu tả chiếc đu quay bắt đầu xoay chuyển, rồi từ từ nhanh lên, những nốt nhạc như châu ngọc nối đuôi nhau vang lên từ dàn nhạc, gợi lên sự say mê trẻ con của nàng Julie Jorden ngây thơ trước chiếc đu quay và anh chàng rao hàng, Billy Bigelow. “Điệu Waltz đu quay” mang đến điều kỳ diệu và niềm vui thích cho khán giả.
Sáu năm sau, Rodgers đối mặt với nhiệm vụ khơi gợi một nền văn hóa Á châu mà ông và khán giả của ông hầu như không quen thuộc. Siam của vở “The King and I” (Nhà vua và tôi) về mặt âm nhạc không liên quan đến Siam ở thế kỷ 19 – bối cảnh của vở kịch, và có lý do chính đáng. Rodgers sau đó giải thích: “Nếu tôi sử dụng âm nhạc thực sự của Siam, mọi người sẽ chạy ra khỏi rạp hát,” Rodgers giải thích, nhận thức đầy đủ về sự khác biệt rõ rệt giữa nền văn hóa âm nhạc Tây phương và Á châu. Vì vậy, trong một cảnh của vở nhạc kịch, cô giáo người Anh, Anna gặp gỡ học trò của mình, các con của nhà vua, Rodgers tuân theo một quy tắc mà các nhà soạn nhạc điện ảnh thường trích dẫn: “Đừng sáng tác ra âm nhạc dựa trên phong cảnh mà hãy sáng tác dựa trên các nhân vật.” Cô giáo Anna quyết định rời khỏi Siam sau một loạt những thất vọng, nhưng vẻ đẹp và sự đáng yêu của các bé đã chạm đến trái tim cô, còn âm nhạc của Rodgers thì chạm đến trái tim chúng ta, và cả hai đều tin rằng cô nên ở lại.
Vở nhạc kịch “March of the Siamese Children” (“Hành khúc những em bé người Siam”) thể hiện “chủ nghĩa Đông phương” của Tây phương mà ngày nay có thể không vượt qua được kiểm duyệt văn hóa, nhưng tiềm thức của Rodgers mang đến cho chúng ta một thứ lớn hơn một hiện tượng văn hóa: âm nhạc của ông miêu tả cho chúng ta sự mong manh của trẻ em. Trong tay của Richard Rodgers, âm nhạc thực sự là một ngôn ngữ phổ quát.
Chú thích của dịch giả:
Hoàng Lan biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times