Nhà soạn nhạc Tchaikovsky và con đường hướng đến cảnh giới tinh thần thăng hoa
Tinh thần ấy đã được nhà soạn nhạc trao truyền lại cho chúng ta. Mỗi chúng ta phải tự mình tìm ra tinh thần ấy – cho chính mình.
Một sinh viên trẻ, vừa gặp trưởng lão Pyotr Ilyich Tchaikovsky, đã đưa ra nhận xét rằng ban đầu các nhà soạn nhạc đều sáng tác theo cảm hứng. Anh hồi tưởng rằng Tchaikovsky khi đó “đã có một cử chỉ thiếu kiên nhẫn với bàn tay của mình và bực dọc đáp lại, ‘A, anh bạn trẻ, đừng có sáo rỗng thế chứ! Anh bạn không thể chờ đợi nguồn cảm hứng đến,’ câu chuyện này đã được giáo sư âm nhạc học David Brown kể lại trong tác phẩm “Tưởng nhớ về Tchaikovsky” của mình.
“Những gì anh bạn chỉ cần làm là công việc, công việc và công việc. Cảm hứng chỉ sinh ra từ công việc và trong quá trình làm việc. Mỗi sáng tôi ngồi xuống để làm việc. Nếu công việc này không dẫn đến việc nào đó xảy ra hôm nay, ngày mai tôi sẽ ngồi lại với công việc tương tự. Vì vậy, tôi viết trong một ngày, trong hai, trong mười ngày, tôi sẽ không tuyệt vọng nếu không nảy ra ý tưởng nào, vì vào ngày thứ mười một, anh bạn sẽ thấy, [nhất định] sẽ có điều gì đó đến. ”
Cảm hứng là một trong những bí ẩn vĩ đại. Từ này bắt nguồn từ cả tiếng Hy Lạp và tiếng Latin, và có nghĩa đen là hít thở không khí hoặc tinh thần. Chắc chắn, Tchaikovsky không nói về không khí khi ông đề cập đến cảm hứng. Ắt hắn đó là lối vào cõi tâm linh – đôi khi được gọi là tinh thần của Đấng Thiêng Liêng, đôi khi được gọi là Tinh Thần của Đức Sáng Thế – là ngõ vào tâm trí và con tim của Ngài. Cảm hứng thường đến, như Tchaikovsky nói với anh chàng sinh viên đó rằng, sau nhiều giờ làm việc mải mê, nhưng cũng có lúc, cảm hứng xuất hiện một cách vô tư như một vị khách không mời, khiến ông trở nên kích động như người mất trí, giống như nhà soạn nhạc Handel khi sáng tác tác phẩm “Messiah” hay khi nhạc sĩ Beethoven viết nên tác phẩm “Missa Solemnis.”
Cảm hứng lần đầu tiếp cận với Tchaikovsky khi ông còn rất trẻ. Tác giả Brown viết rằng bà Fanny Dürbach của Tchaikovsky nhớ về một đêm nọ, bà phát hiện ra cậu bé cháu mình trong nhà trẻ với đôi mắt sáng lấp lánh. “Khi được hỏi có chuyện gì, cậu bé trả lời: ‘Ồ, đó là âm nhạc!’ Nhưng khi đó không có thanh âm của âm nhạc nào tại nơi đó. ‘Hãy bỏ nó ra khỏi cháu. Nó ở đây này, đây này!’ cậu bé nói, vừa khóc vừa chỉ vào đầu mình. “Nó chẳng để cháu yên bình chút nào!”
Cảm hứng ấy đã không bao giờ mang lại cho Tchaikovsky một chút bình yên nào, nhưng những mối bận tâm của ông với nó đã tạo thành vô số tác phẩm âm nhạc đầy cảm hứng, âm nhạc của tinh thần. Cảm hứng có tính lan truyền và là một sự bảo đảm lớn hơn nhiều so với những gì mà lý trí có thể cung cấp: Rằng những gì đẹp đẽ, những gì tốt đẹp, những gì trung thực là những gì là thực tại cuối cùng, đều sẽ là nền tảng để chúng ta đứng vững. Đó là thông điệp của các thời đại được các nhà tiên tri và nhà thơ, họa sĩ và nhà soạn nhạc nói trong mọi thời kỳ và mọi nền văn hóa.
Một vài tác phẩm của ông dường như truyền cảm hứng đặc biệt cho tôi. Thật kỳ lạ, đó không phải là những sáng tác nổi tiếng nhất, nhưng lại khiến người nghe phải kinh ngạc. Đó cũng là tác phẩm nâng đỡ ông trong những giai đoạn khó khăn hơn nửa thế kỷ qua. Đặt vấn đề học thuật sang một bên, tôi xin phép được chia sẻ với độc giả thêm một vài nhận xét cá nhân.
Những người lao động Nga
Khi Tchaikovsky 31 tuổi, ông nghe thấy một người nông dân hát tại nơi làm việc của mình. Anh chàng cất lên một bản dân ca ai oán khắc họa tâm hồn u uất của người Nga xưa.
Có thể nghe thấy đoạn nhạc chậm rãi này trong bộ tứ tấu đàn dây đầu tiên của Tchaikovsky. Một cây vĩ cầm chơi những dòng giai điệu âu sầu, được hòa âm một cách đơn giản và phát triển một cách khiêm tốn. Đó là bài hát của những người lao động bình dân Nga, những người mà nhà soạn nhạc đã rất am tường chiều sâu tâm linh, lòng nhân ái và lòng mộ đạo của họ. Tác phẩm biểu đạt cho chúng ta biết điều mà tác giả Thi thiên ấp ủ: “Ai gieo trong giọt lệ sẽ gặt hái trong niềm hân hoan.”
Tại một buổi hòa nhạc của mình, Tchaikovsky ngồi cạnh văn hào Leo Tolstoy đáng kính và đã chứng kiến nhà văn vĩ đại nhất của Nga rơi lệ trong suốt đoạn này. “Đó là vinh dự cao quý nhất trong đời tôi,” ông viết trong nhật ký. Và hẳn là một điều kỳ diệu đối với nhà soạn nhạc khi thấy sức mạnh âm nhạc của mình được hiện thực hóa bằng những giọt lệ của người đàn ông mà ông ngưỡng mộ nhất.
Những người khác cũng xúc động như thế. Tờ Moscow Gazette viết rằng “sau khi bản nhạc kết thúc, những khán giả đã ngồi trong lặng lẽ vì sợ làm vỡ tan khoảnh khắc lắng đọng ấy.
Tìm kiếm hòa bình
Năm Tchaikovsky 38 tuổi, ông đã phải trải qua nhiều xáo trộn nội tâm vì một cuộc hôn nhân thất bại, khó khăn trong công việc và những giằng xé về lương tâm. Ông từ bỏ Moscow vì đất nước, vì vẻ đẹp và vì những điều mộc mạc nơi đó.
Cảnh mở đầu trong vở opera “Eugene Onegin” của ông, được viết vào thời điểm khó khăn này, dường như được sinh ra từ mong muốn mô tả một lối sống hạnh phúc, yên bình, gần gũi với những tác dụng chữa lành của thiên nhiên và lòng tốt của những con người bình dị. Mùa thu hoạch đã kết thúc tại một điền trang nhỏ, và theo truyền thống, những người nông dân mang một bó lúa mì được trang trí đến cho bà chủ của họ. Một bữa tiệc đã được chuẩn bị cho họ, và họ hát những bài hát thu hoạch, rạng rỡ với niềm vui trọn vẹn về thành quả lao động dồi dào của họ.
Thời trung niên
Năm Tchaikovsky 40 tuổi, tôn giáo bắt đầu chiếm vị thế quan trọng hơn, sâu sắc hơn trong suy nghĩ của ông. Ông đã vô cùng xúc động bởi tác phẩm oratorio* “Marie-Magdeleine” của nhà soạn nhạc Massenet.
“Anh đã rất ấn tượng về cách mà Massenet khắc họa sự thánh khiết vĩnh cửu của Đấng Sáng Tạo đến nỗi anh đã rơi lệ. Những giọt lệ hân hoan! Hoan hô nhà soạn nhạc người Pháp này đã khơi gợi dòng nước mắt đó.” Ông đã viết cho em trai mình là Modest Ilyich Tchaikovsky, một nhà soạn kịch. “Dưới ảnh hưởng của tác phẩm này, anh đã sáng tác một bài hát theo lời của Alexei Tolstoy. Giai điệu được lấy cảm hứng từ tác phẩm của Massenet.”
“Giai điệu” của Tchaikovsky, toàn bộ tác phẩm, thực sự được truyền cảm hứng. Tác phẩm “I Bless You Forest” biểu đạt niềm hạnh phúc lan tỏa vào con tim của một người hành hương khiêm tốn. Cánh rừng, thung lũng, dòng sông, bầu trời xanh vĩ đại — tất cả đều là tạo tác của riêng Đấng Sáng Tạo — tất cả đều là tinh thần và tình yêu của Ngài dành cho nhân loại. “Ôi, giá như ta có thể ôm trọn vòng tay tất cả anh em bằng hữu, tất cả kẻ thù, tất cả thiên nhiên!”
Cũng như Tchaikovsky được truyền cảm hứng từ Massenet, giọng nam trung tuyệt vời Dmitri Hvorostovsky được truyền cảm hứng bởi Tchaikovsky.
Năm nhà soạn nhạc 41 tuổi, ông viết cho Modest về một tình yêu thức tỉnh đối với âm nhạc phụng vụ của Nga. “Anh đã vô cùng ấn tượng, thực sự rung động trước vẻ đẹp của sự tận hiến không gì có thể sánh được.”
Ông đã viết cho người bạn và người bảo trợ của mình, Nadezhda von Meck, như Galina von Meck dịch trong “Gửi người bạn tốt nhất của tôi”: “Tôi vô cùng yêu kính lễ cầu nguyện kinh tối vesper*. Đứng trong bóng tối nửa đêm để tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi muôn thuở… được khơi dậy từ niềm hân hoan khi dàn hợp xướng bắt đầu cất giọng— Ồ! Tôi yêu mến tất cả vô cùng.”
Chương đầu của Lễ cầu nguyện kinh tối Vesper của ông, Op. 52 bắt đầu bằng Thi thiên 104: “Hỡi linh hồn ta, hãy chúc tụng Đức Giê-hô-va!” Trong bố cục của tác phẩm, Tchaikovsky, đã sử dụng bài thánh ca truyền thống của Hy Lạp mà ông đã biết từ thời thơ ấu. Tuy nhiên ông đã loại bỏ nỗi khắc khổ Byzantine trong đó bằng cách nhẹ nhàng làm mịn màng các đường nét du dương, và làm hài hòa nó theo phong cách ấm áp, đặc trưng của Nga. “Âm nhạc này phù hợp với phong cách kiến trúc nhà thờ Nga và bức tranh biểu tượng,” ông viết lại cho Modest.
Kết quả là thật ngoạn mục. Khi Thi thiên kết thúc, ca đoàn hát “ Vinh danh Chúa Cha và Đức Chúa Con cùng Chúa Thánh Thần.” Chắc chắn, chính tinh thần ấy đã thấm nhuần vào Tchaikovsky khi ông còn nhỏ và đã không mang lại cho ông sự bình yên. Tinh thần ấy đã được ông trao truyền lại cho chúng ta; tinh thần ấy không thể mô tả, hoặc giải thích, hoặc chứng minh. Mỗi chúng ta phải tự mình tìm ra tinh thần ấy – cho chính mình.
Raymond Beegle theo Raymond Beegle đã biểu diễn như một nghệ sĩ piano hợp tác trong các phòng hòa nhạc lớn của Hoa Kỳ, Âu châu và Nam Mỹ; đã viết cho The Opera Quarterly, Classical Voice, Fanfare Magazine, Classic Record Collector (UK), và The New York Observer. Beegle đã phục vụ trong State University of New York–Stony Brook, the Music Academy of the West, and the American Institute of Musical Studies in Graz, Austria. Ông đã dạy trong bộ phận âm nhạc thính phòng của Trường Âm nhạc Manhattan trong 28 năm qua.
Chú thích của dịch giả:
Oratorio (phát âm tiếng Ý: [ORAˈTRJO]) là một tác phẩm âm nhạc lớn cho dàn nhạc, hợp xướng và nghệ sĩ độc tấu.
Thu Anh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times