Ý nghĩa thi ca của tác phẩm ‘Libestraum’ của nhà soạn nhạc Franz Liszt
Nhà soạn nhạc người Hungary Franz Liszt (1811-1886) là một nhạc sĩ piano bậc thầy của chủ nghĩa Lãng mạn. Là một nhà soạn nhạc, nghệ sĩ, và giáo viên âm nhạc kỳ tài, ông đã sáng tác hơn 700 tác phẩm. Sinh ra trong một gia đình âm nhạc, thần đồng Franz Liszt đã biểu diễn cho các nhạc sĩ nổi tiếng và giới hoàng gia khi mới chín tuổi. Tuy nhiên, do phải lưu diễn thường xuyên khi còn nhỏ, Liszt đã bị suy nhược thần kinh. Ông đã xem xét các liệu pháp mặt tinh thần thay thế và Liszt bé nhỏ đã nói với cha mình, ông Adam Liszt, rằng ông muốn trở thành một tu sĩ.
Ông Adam đã đưa Franz bé nhỏ đến vùng biển ở Boulogne, nước Pháp để cải thiện sức khỏe. Ở đó, ông Adam qua đời do sốt thương hàn. Cái chết đau thương của cha đã khiến cậu bé Franz 15 tuổi quay lưng lại với âm nhạc trong vài năm. Trong thời gian đó, ông vì tò mò mà chú tâm nghiên cứu tôn giáo và nghệ thuật.
Những bản dạ khúc đầy thi vị
Ở tuổi đôi mươi, chàng trai Liszt đã quay trở lại sáng tác và biểu diễn. Là một nghệ sĩ bậc thầy, ông đã biểu diễn trước công chúng hoàn toàn một mình. Nghệ sĩ piano tận tụy đã truyền tải âm nhạc đến những địa điểm mới đầy sáng tạo bằng cách tạo ra sự hài hòa về thang âm sắc. Ông cũng phát triển cái mà ông gọi là “bài thơ giao hưởng,” một chuyển động đơn lẻ gói gọn sự phức tạp đầy kịch tính của một tác phẩm văn học và kết hợp tất cả các yếu tố cấu thành của một bản giao hưởng bốn chương truyền thống.
Sự qua đời của người bạn và nhà soạn nhạc khác, Frederic Chopin, đã truyền cảm hứng cho Liszt sáng tác ngắn gọn những tác phẩm trong những thể loại mà khiến Chopin nổi tiếng, chẳng hạn như dạ khúc. Bản “Libestraum” (nghĩa là “Giấc mơ tình yêu”) ba chương của Liszt, là một loạt ba dạ khúc đại diện cho ba loại tình yêu khác nhau được thể hiện qua ba bài thơ gắn liền với chúng. Tương tự như nhạc phổ thơ dân gian của Đức, đó là những bài hát có thể kết hợp với thơ hoặc biểu diễn như độc tấu piano.
“Libestraum” ba chương
Bản dạ khúc đầu tiên trong “Giấc mơ tình yêu”, Libestraum Số 1dựa trên bài thơ “Tình yêu cao thượng” của Johann Ludwig Uhland. Bài thơ nói về niềm vui linh thiêng của một người “vui vẻ từ bỏ niềm vui của nhân gian” để hướng tới “bờ cõi tốt đẹp.” Trong ba phần, bản dạ khúc này là nhẹ nhàng và chừng mực nhất. Những nốt nhạc trầm ngâm được kéo dài trong khi các hợp âm rải nhiều lớp và các nốt thăng dần gợi nhắc tới “thiên đàng phía trên” đã “rời xa.”
Bản Libestraum Số 2 được dựa trên bài thơ “Cái chết ngọt ngào” của Uhland. Bản dạ khúc thứ hai trong loạt bài được tác giả cố ý cho tương phản mạnh mẽ với bản thứ nhất. Bản thứ hai nói về trải nghiệm của con người với tình yêu sinh ra từ tình yêu thể xác phù du. Tác phẩm gợi lên một cao trào kịch tính, rồi cuối cùng tiến tới một kết thúc đột ngột có phần ảm đạm. Uhland gợi ý rằng “tình yêu” này có thể cho khán giả được đánh thức hoặc thậm chí nhìn thấy “thiên đường.” Dù vậy, như các trải nghiệm thể xác, tình yêu này không thể tồn tại mãi.
Bài thơ “Hỡi tình yêu, miễn là người còn có thể” của Ferdinand Freiligrath là nền tảng cho bản dạ khúc thứ ba và cuối cùng của loạt tác phẩm, “Libestraum Số 3.” Bản dạ khúc cuối cùng nói về một tình yêu vượt cả “cái chết” trong bài thơ trước. Tác phẩm nhắc nhở chúng ta hãy yêu những người thân thương đi bởi vì “sẽ có một lúc” chúng ta sẽ không còn họ nữa. Bài hát xây dựng cảm xúc đến một đỉnh cao mãnh liệt, nhưng rồi kết thúc trong một cảm giác yên bình gợi nhớ tới bản dạ khúc đầu tiên. Tác phẩm dường như chứa đựng thông điệp đầy hy vọng rằng thông qua lòng biết ơn và sự vun đắp, tình yêu thương luôn hiện hữu. Mặc dù những người thân yêu ra đi, chúng ta vẫn có thể tiếp tục tìm kiếm “tình yêu cao cả” mà chỉ đấng thiêng liêng mới có thể ban tặng.
Jeff Perkin là một họa sĩ đồ họa và huấn luyện viên sức khỏe dinh dưỡng tích hợp. Anh có thể được kết nối thông qua WholySelf.com.