Công bố nhạc phẩm chỉ định của Cuộc thi Piano Quốc tế NTD lần thứ 6
Do tình hình dịch bệnh, Cuộc thi Piano Quốc tế NTD đã bị hoãn lại một năm. Đến nay, Đài truyền hình Tân Đường Nhân (New Tang Dynasty Television) đã chính thức tổ chức Cuộc thi Piano Quốc tế NTD lần thứ 6 tại New York vào cuối của tháng 10 năm nay.
Theo quy định của cuộc thi, 45 ngày trước cuộc thi, Ban tổ chức (BTC) sẽ công bố một nhạc phẩm chỉ định (Commissioned Composition) thể hiện tốt nhất các đặc điểm của Cuộc thi Piano Quốc tế NTD cho tất cả các nghệ sĩ dự thi lọt vào vòng chung kết. Nhạc phẩm chỉ định cho vòng bán kết của cuộc thi Piano Quốc tế lần này mang tên “Hành trình Thần Thánh” (The Sacred Journey).
Gần đây, trong một cuộc phỏng vấn, cô Cầm Viên (Qin Yuan), nhà soạn nhạc của Công ty Nghệ thuật Biểu diễn ShenYun, nhà biên soạn các sáng tác được chỉ định, bày tỏ “Hành trình Thần Thánh” là bản chuyển thể của một nhạc phẩm mà cô được cấp phép sáng tác theo sự chỉ đạo của Giám đốc Công ty Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun, ngài D.F. Đây là tác phẩm độc nhất vô nhị, kết hợp phong cách giữa Trung Quốc và phương Tây. Cô Cầm Viên chia sẻ những trải nghiệm giàu cảm xúc khi sáng tác nhạc phẩm chỉ định này, đồng thời giới thiệu chi tiết những đặc điểm của nhạc phẩm. Cô cũng bày tỏ hy vọng các nghệ sĩ piano trên toàn thế giới tham gia cuộc thi có thể mở rộng trái tim cảm nhận tác phẩm này và đạt được giải thưởng cao nhất trong cuộc thi.
Những đặc sắc của âm nhạc Shen Yun khi kết hợp Trung Quốc và Tây phương
Cô Cầm Viên là nhà biên soạn nhạc phẩm “Hành trình Thần Thánh”, kiêm nhà soạn nhạc và nghệ sĩ dương cầm của Công ty Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun. Cô đã nhận bằng thạc sĩ về sáng tác tại Nhạc viện Trung Quốc và đã gia nhập Công ty Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun vào năm 2017.
Là nhà soạn nhạc giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tác âm nhạc Trung Quốc, sở trường của cô là sáng tác các nhạc phẩm dựa trên giai điệu và nhịp điệu của âm nhạc truyền thống Trung Quốc, kết hợp với các kỹ thuật cổ điển như hòa âm, phức điệu và dàn nhạc của âm nhạc cổ điển phương Tây, truyền tải cảm xúc và ý nghĩa một cách sống động và tinh tế.
Các tác phẩm của cô Cầm bao gồm đệm piano cho những buổi độc xướng và độc tấu đàn Nhị Hồ, phối khí cho các tác phẩm vũ đạo của Công ty Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun, phối nhạc cho các khóa học đào tạo múa cổ điển Trung Quốc của Đại học Phi Thiên,v.v. Tất cả các tác phẩm được đăng tải các trang web của Shen Yun và Đại học Phi Thiên.
“Tôi rất vinh dự khi được mời biên soạn tác phẩm chỉ định trong Cuộc thi Piano Quốc tế NTD lần thứ 6.” Cô cầm chia sẻ.
“Bản nhạc này lần đầu tiên được cấp phép bởi ngài D.F, Giám đốc nghệ thuật của Shen Yun, đã cho phép chúng tôi sử dụng bản nhạc của Ngài làm cơ sở, cũng là chủ đề cốt lõi trong những sáng tác của chúng tôi.”
Cô Cầm cho biết, giống như âm nhạc của Shen Yun, tác phẩm được chỉ định này có đặc điểm là kết hợp giữa âm nhạc Trung Quốc và phương Tây, cũng chính là kết hợp những tinh hoa trong âm nhạc chính thống Đông – Tây phương, dựa trên giai điệu và vận vị của âm nhạc cổ truyền Trung Quốc, đồng thời sử dụng nhạc cụ phương Tây để làm nổi bật những đặc sắc của âm nhạc cổ điển Trung Quốc. Qua đó, tác phẩm đã thể hiện được nội hàm thần kỳ của âm nhạc, kết hợp một cách hoàn hảo những yếu tố của âm nhạc phương Tây và âm nhạc truyền thống Trung Quốc.
“Mặc dù ý tưởng kết hợp các yếu tố Trung Quốc và phương Tây đã được các nhà soạn nhạc nước ngoài và Trung Quốc đại lục thử nghiệm trong nhiều năm, nhưng không ai đạt đến trình độ thế giới. Cô Cầm chia sẻ: “Nhưng Shen Yun đã làm được điều đó. Trong âm nhạc của Shen Yun thể hiện rõ nét ý tưởng sáng tác kết hợp giữa âm nhạc Trung Quốc và phương Tây. Thành công của Shen Yun đã chứng minh rằng loại hình âm nhạc vừa chứa đựng nhạc giao hưởng của phương Tây, lại truyền tải tinh hoa văn hóa sâu sắc của Trung Quốc, đó chính là nghệ thuật hoàn mỹ nhất.”
Theo giới thiệu trên website của Công ty Nghệ thuật Biểu diễn Shen yun, bản nhạc này “kết hợp thành công tinh hoa của âm nhạc chính thống phương Đông và phương Tây, dựa vào nền tảng của dàn nhạc phương Tây để lột tả những đặc sắc của nhạc cụ Trung Quốc. Đồng thời, lại dựa vào nền tảng của giai điệu và vận vị của âm nhạc cổ truyền Trung Quốc, dùng dàn nhạc của phương Tây để đáp ứng hiệu quả mà Shen Yun mong muốn. Đây chính là “sự sáng tạo mới” của Shen Yun và là “đặc điểm trong âm nhạc của Shen Yun.”
Trải nghiệm độc đáo trong quá trình sáng tác: Thăng hoa và tẩy tịnh
Vậy làm thế nào để vừa chơi piano vừa phản ánh được quan niệm nghệ thuật và nội hàm của âm nhạc truyền thống Trung Quốc. Cô Cầm Viên khi vừa mới đảm nhận công việc biên soạn nhạc phẩm “Hành trình Thần Thánh” cũng phải đối mặt với không ít thử thách.
“Tôi rất vinh dự khi được biên soạn lại tác phẩm của Ngài D.F, nhưng lúc đầu tôi thấy rằng mình không biết bắt đầu từ đâu. Vì tôi không biết mình nên định vị tác phẩm này ra sao, không biết gửi gắm ý nghĩa gì trong tác phẩm này.” Cô cho biết.
“Vì cuộc thi này không phải là cuộc thi đánh giá kỹ năng piano, mà là “Cuộc thi Piano quốc tế”. Do đó, tác phẩm này cần phải nói lên điều gì? Làm cách nào để giúp các nghệ sĩ dương cầm từ các quốc gia và dân tộc khác nhau ở phương Đông và phương Tây có thể cảm nhận được những điều ý nghĩa bên trong. Trong đầu tôi luôn quẩn quanh những câu hỏi ấy.”
Cô Cầm đọc đi đọc lại lời bài hát của ngài D.F, rồi dần dần nảy ra ý tưởng. Cô nghĩ rằng nếu tác phẩm được trình bày theo lối kể truyện, nó sẽ giúp các nghệ sĩ dự thi cảm nhận đầy đủ những nội hàm đằng sau nhạc phẩm.
“Bản thân tôi cũng phải ngẫm nghĩ: Nguồn gốc của câu chuyện này nên bắt đầu từ đâu, quá trình diễn ra như thế nào, kết thúc của tác phẩm sẽ dẫn mọi người đi đến đâu. Tôi chợt nhớ về ba câu hỏi lớn trong cuộc đời: “Con người đến từ đâu? Ý nghĩa của cuộc đời này là gì? Con người cuối cùng sẽ đi về đâu?” Đây là một chủ đề tương đối sâu sắc. Khi tôi nghĩ về những câu hỏi này, ý tưởng sáng tác bỗng nhiên trở nên rõ ràng hơn.”
Cô Cầm nói, “Trong suốt quá trình, tôi cảm nhận được sâu sắc một điều: Đây là một quá trình tịnh hóa tâm hồn tôi. Bởi vì tôi phải thật rõ ràng rằng: chỉ khi bạn thanh lọc bản thân, bạn mới có thể đưa những nội hàm như vậy vào tác phẩm âm nhạc, mới có thể khiến các nghệ sĩ dự thi cảm nhận được điều đó.”
Cô Cầm Viên thể nghiệm được rằng, cả hai nền văn hoá phương Đông và phương Tây đều có một đặc điểm chung. Ví dụ: Nếu bạn đi xem các tác phẩm thời kỳ Phục hưng hoặc các thời kỳ trước đó, cho dù tác phẩm âm nhạc, mỹ thuật, hội họa, điêu khắc, bao gồm cả thơ ca, văn học, cũng như nhiều câu chuyện, nhân vật và sự kiện còn sót lại trong lịch sử, v.v. Tất cả đều hàm chứa một giá trị cốt lõi, đó chính là: Con người là do Thần tạo ra, nhân loại nên tín Thần, con người cần mang lòng khiêm cung và tôn kính đối với Thần.
“Nhưng đứng trước những biến hóa không ngừng của xã hội hiện đại, một số người có thể mơ hồ về sự tồn tại của Thần. Con người có tin hay không về sự tồn tại của những sinh mệnh cao cấp, đó là lựa chọn của con người. Nhưng, Thần thực sự luôn tồn tại.”
Cô Cầm nói: “Một số người không muốn suy ngẫm về những vấn đề này và chỉ tập trung vào hưởng thụ cuộc sống vật chất, hoặc theo đuổi cuộc sống kiểu “sống cho hiện tại”, nhưng trăm năm qua đi bạn sẽ ra sao? Bởi vì cuộc đời vốn thật ngắn ngủi, mấy chục năm rồi sẽ trôi qua trong chớp mắt, bạn sẽ lưu lại cho người đời sau những gì, đây mới là những điều ý nghĩa hơn. Thực ra đây là một vấn đề ý nghĩa của cuộc sống, cũng là một câu chuyện trong tầng thứ tinh thần.”
Cốt lõi của văn hóa truyền thống Trung Quốc là “văn hoá Thần truyền”, “Thần luôn ban cho con người hy vọng và ánh sáng.” Cô Cầm đã thể nghiệm được điều này trong quá trình sáng tác của mình.
“Đặc biệt là trong thời điểm này, thế giới đang xuất hiện những biến hóa rất lớn, không cá nhân nào có thể điều khiển được loại thời cuộc này.” Cô nói.
“Điều mà chúng ta có thể làm được lúc này là giữ vững trái tim thiện lương, lương tri và đi theo chính nghĩa. Bởi đối mặt trước tình thế hỗn loạn vì dịch bệnh, chiến tranh, và thời cuộc, những gì con người thực sự nên giữ gìn chính là sự lương thiện trong trái tim và đưa ra lựa chọn đứng về chính nghĩa.”
Cô Cầm nói, cô thể nghiệm được, tác phẩm được chỉ định này có thể đạt được hiệu quả “chữa lành”, có thể “vỗ về những tâm hồn đau đớn, mê mang, vật lộn và bất lực trong thời cuộc hỗn loạn, thăng khởi tín ngưỡng và lòng tôn kính của con người đối với Thần, từ đó tiếp thêm hy vọng về cuộc sống cho họ.”
Tác phẩm được chỉ định là một thử thách và khảo nghiệm đối với những nghệ sĩ dự thi
Cô Cầm Viên cho biết, tác phẩm được chỉ định trong cuộc thi là yếu tố quan trọng trong tiêu chuẩn đánh giá. Đầu tiên, Ban giám khảo sẽ xem xét kỹ năng của nghệ sĩ piano thông qua tốc độ, lực độ, độ sâu, độ khó, cũng như đánh giá liệu nghệ sĩ piano có thể thể hiện âm thanh hoàn hảo và nội hàm thâm sâu phong phú lay động trái tim hay không. Đồng thời, người nghệ sĩ có thể nắm bắt được nội hàm và phong cách của tác phẩm chỉ định trong 45 ngày đến đâu, từ đó đánh giá khả năng thể hiện nội hàm ấy hoàn hảo đến mức độ nào. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong phần chấm điểm.
“Nhạc phẩm chỉ định là một bài kiểm tra cho các nghệ sĩ dự thi”, cô cho biết.
“Nhìn vào độ hiểu biết của những nghệ sĩ về một nhạc phẩm mới, chúng ta có thể thấy được nhân phẩm của người biểu diễn, nhìn thấy được họ có thể trình bày như nguyên tác và tạo ra loại âm nhạc thuần tịnh nhất hay không.”
Cô Cầm vừa là nhà soạn nhạc vừa là nghệ sĩ biểu diễn. Khi sáng tác tác phẩm này, cô cũng đứng tại quan điểm của một người biểu diễn để suy ngẫm các khía cạnh liên quan.
“Ví dụ, làm thế nào để người chơi không chỉ đọc hiểu bản nhạc, mà còn phải cố gắng giúp họ không bị lệch hướng trong quá trình cảm nhận nội hàm của bản nhạc đó”, cô nói.
Ngoài ra, làm thế nào để thể hiện được vận vị của âm nhạc và nhạc cụ Trung Quốc trên đàn piano cũng là một thách thức không nhỏ đối với cả nhà biên soạn và cả người nghệ sĩ biểu diễn.
“Bởi vì khi nhìn vào một nốt nhạc, các nghệ sĩ sẽ có nhiều phương thức diễn giải, phương thức nhấn phím, có thể là chậm rãi thư thái, có thể là mạnh mẽ dứt khoát, hoặc điều chỉnh âm sắc và âm lượng, họ có thể có những diễn giải ở các góc độ khác nhau. Tôi đã cố gắng phản ánh những điều muốn biểu đạt trong bản nhạc, cố gắng để người chơi cảm nhận được rằng nó có thể là một nhạc cụ Trung Quốc nào đó.”
Cô cầm đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc sáng tác âm nhạc cho Công ty Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun, đồng thời cô còn có những hiểu biết và thể nghiệm độc đáo về phương diện này.
“Người ta thường nói Trung Quốc chỉ có âm giai ngũ cung, nhưng thực ra Trung Quốc không phải chỉ có vậy. Trong âm nhạc Trung Quốc phổ biến sử dụng ba loại âm giai: Nhanh nhạc, Nhã nhạc, Yến nhạc. Cả ba loại này đều là thang âm giai thất cung, nhưng về cơ bản chúng lại khác với thang 7 âm hoặc hệ thống 12 nốt của âm nhạc phương Tây.”
Cô giải thích: “Không phải bản thân các âm này đã thay đổi, mà theo tôi, đó là sự khác biệt trong cấu trúc của âm nhạc. Nó giống như khi một miếng vàng, cấu trúc sắp xếp nguyên tử của chúng vốn đã như vậy, và nó khác với nguyên tắc sắp xếp nguyên tử của đồng. Theo tôi thấy, những “âm” này cũng như thế, chúng chỉ là khác nhau về phương thức sắp xếp và phương thức tổ chức. Hoặc thông qua tiết tấu, bao gồm thông qua đường đi của âm thanh, sẽ mang đến những vận vị Trung Quốc khác nhau. Đây là một điều khác biệt cơ bản.”
Cô Cầm chia sẻ: “Đôi khi nó được phản ánh bởi cấu trúc giữa các âm, bởi vì đã là giai điệu của Trung Quốc thì chỉ cần nghe một chút đã nhận ra, vì nó mang âm vị của Trung Quốc. Nó bao gồm cả những nguồn cảm hứng trong tiết tấu và nhịp điệu khi các nghệ sĩ chơi bản nhạc. Bạn thử nghĩ xem, chúng ta dùng piano thay cho đàn Nhị Hồ? Dùng piano thay cho đàn Tỳ Bà? Đây là một thử thách tương đối khó khăn mà tôi gặp phải trong quá trình sáng tác. Sau khi tác phẩm hoàn thành, nó cũng là một thách thức không nhỏ đối với người nghệ sĩ piano.”
Lời khuyên cho các nghệ sĩ dự thi piano: Hãy cảm nhận bằng trái tim, hãy mạnh dạn biểu đạt
Cô Cầm Viên tiết lộ thêm, Công ty Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun có hai loại nhạc cụ truyền thống tiêu biểu của Trung Quốc là đàn Nhị Hồ và đàn Tỳ Bà. Cả hai loại nhạc cụ này đều có những đặc điểm riêng.
Cổ nhân có bài thơ miêu tả âm sắc của đàn Tỳ bà như “hạt châu to, hạt châu nhỏ rơi trên đĩa ngọc”. Khi chơi đàn với tốc độ chậm thì nghe như tiếng hạt rơi lách tách, khi dùng kỹ thuật “luân chỉ” thì tiết tấu nhanh hơn, giai điệu lúc bấy giờ giống như muôn vàn tiếng hạt rơi dồn dập tiếp nối nhau và kéo dài bất tận, khi nghe sẽ có cảm giác vô cùng tuyệt vời.
Cô nói, “Còn đàn Nhị Hồ là một nhạc cụ gần gũi nhất với giọng nói của con người. Điều kỳ diệu là nó chỉ có hai dây, nhưng từ số lượng dây ít ỏi và âm vực có hạn ấy, lại có lực biểu diễn âm nhạc vô cùng phong phú.”
Ý tưởng sáng tác của cô Cầm là dựa vào vận vị của âm nhạc truyền thống Trung Quốc làm cơ sở, kết hợp với hòa âm, cấu trúc bản nhạc, và nhiều kỹ thuật trong ý tưởng phối khí, kỹ pháp phức điệu của âm nhạc. Những kỹ thuật sáng tác âm nhạc cổ điển của phương Đông và phương Tây chắc chắn rất quen thuộc với những nhà soạn nhạc piano lâu năm.
Cô Cầm gửi lời khuyên đến các nghệ sĩ tham gia, nếu muốn sớm hiểu được đặc điểm của tác phẩm chỉ định của cuộc thi, các nghệ sĩ dự thi nên dành thời gian nghe nhạc của Công ty Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun.
“Nghe nhạc Shen Yun là rất cần thiết, và là một trong những công tác cần phải làm”, cô nói thêm.
“Nếu các nghệ sĩ tham gia không có cơ hội xem trực tiếp các buổi biểu diễn vũ đạo của Shen Yun, họ có thể mở những tác phẩm nhạc giao hưởng trên trang web của Shen Yun. Điều này sẽ giúp họ hiểu được giai điệu trong bản nhạc Trung Quốc này.”
Ngoài ra, cô hy vọng các nghệ sĩ dự thi sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng những ký hiệu cô viết trên bản nhạc.
“Trên nhạc phổ, chúng tôi đã đánh dấu các ký hiệu về “lực độ”, bao gồm một số ký hiệu đoạn, v.v.Tất cả chúng đã được cân nhắc rất kỹ lưỡng, nên các nghệ sĩ dự thi cần nghiên cứu chi tiết, và cũng cần hết sức chú ý cẩn thận. Tuy vậy, cũng đòi hỏi các nghệ sĩ dự thi cần mạnh dạn biểu đạt lý giải về âm nhạc đó. Hiện tại chúng tôi không thể trình bày quá chi tiết, để giúp các nghệ sĩ dự thi thỏa sức phát huy tài năng và sức sáng tạo của họ.”
Cuối cùng, cô Cầm chia sẻ, văn hóa truyền thống Trung Quốc có một tổ hợp là “thơ, họa và âm”. Khi đạt đến trình độ rất cao, có thể đưa tổ hợp ba thứ này hòa thành một thể.
“Ví dụ, trong văn hóa Trung Quốc, khi vẽ một đoá hoa mai, đoá mai ấy không chỉ được thể hiện trên mặt trang giấy, mà người nghệ sĩ hy vọng rằng nó có thể truyền cảm hứng cho người khác về một điều: Đó là tinh thần đằng sau đóa hoa, chẳng hạn như hoa mai thường tượng trưng cho phẩm cách kiên cường bền bỉ của con người.”
Cô tin rằng, cảnh giới tương thông giữa nghệ thuật phương Đông và phương Tây phụ thuộc vào phương diện tinh thần. “Chúng ta thường nói rằng, ở một mức độ nhất định, trình độ đạo đức của một cá nhân sẽ quyết định mức độ thành tựu nghệ thuật của người đó.”
Cô Cầm hy vọng rằng trong quá trình các nghệ sĩ piano diễn tấu, khi suy ngẫm về những câu hỏi như “Giai điệu này đang thể hiện điều gì? Tại sao câu tiếp theo của giai điệu này lại phát triển theo hướng ấy?”, họ cũng sẽ suy nghĩ thêm về ý nghĩa cuộc đời như quá trình cô Cầm biên soạn nhạc phẩm. Từ đó giúp người nghệ sĩ thanh lọc bản thân và thăng hoa đến một cảnh giới cao hơn.
“Cuộc thi này yêu cầu biểu diễn các tác phẩm piano từ các thời kỳ Baroque, cổ điển và lãng mạn. Thực ra những nhạc sĩ thời kỳ đầu này như Bach, Beethoven và Mozart, v.v., đều là những người tín Thần. Tôi nghĩ cuộc thi này cũng muốn nhắn nhủ chúng ta rằng: chỉ có tín ngưỡng vào Thần mới có thể sáng tác ra những tác phẩm tốt đẹp.”
Vòng sơ khảo, bán kết, chung kết và lễ trao giải cuộc thi Piano Quốc tế NTD lần thứ 6 sẽ được tổ chức tại Thành phố New York, Hoa Kỳ từ ngày 29/10/2022 đến ngày 02/11/2022.
Vòng sơ khảo 1: Ngày 29/10/2022 (Thứ Bảy)
Vòng sơ khảo 2: Ngày 10/10/2022 (Chủ Nhật)
Vòng bán kết: Ngày 31/10/2022 (Thứ Hai) (Truyền hình Trực tiếp toàn cầu)
Vòng chung kết: Ngày 01/11/2022 (Thứ Ba) (Truyền hình Trực tiếp Toàn cầu)
Buổi hòa nhạc & Lễ trao giải “Ngôi sao tương lai”: Ngày 02/11/2022 (Thứ Tư) (Truyền hình Trực tiếp Toàn cầu)
Trương Hiến Nghĩa biên tập
Minh Phương biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ