Những khúc nhạc dạo đầu của Chopin: Cửa sổ âm nhạc về cảm xúc con người
Một số tác phẩm âm nhạc nói về thời đại của mình theo cách vượt thời gian. Chúng ta có thể nghĩ về chủ nghĩa lãng mạn nồng nàn trong bản “Symphonie Fantastique” (Giao hưởng Ảo tưởng) của Berlioz, hay bức tranh âm nhạc trong trẻo trong các bản hòa tấu “Four Seasons” (Tấu khúc Bốn Mùa) của Vivaldi. Rồi cũng có những nhạc phẩm dường như chuyển tải trực tiếp cảm xúc của con người sang ngôn ngữ âm nhạc, theo cách vượt thời gian. Những khúc nhạc dạo đầu (preludes) trong tuyển tập Op. 28 của nhà soạn nhạc Chopin thuộc thể loại như vậy.
Frédéric François Chopin bước vào nền âm nhạc nghệ thuật Tây phương đúng vào thời điểm thích hợp cho một nghệ sĩ tài năng và khí chất như ông. Dương cầm chỉ mới ra đời được một thế kỷ khi ông chào đời vào năm 1810 tại Ba Lan, cha ông là người Pháp, mẹ là người Ba Lan. Và tiềm năng biểu đạt của dương cầm cũng chỉ mới bắt đầu được công chúng hiểu rõ. Cha mẹ ông đã sắp xếp cho ông học dương cầm từ rất sớm, và đến năm 8 tuổi, cậu bé Frédéric đã tổ chức các buổi hòa nhạc và sáng tác các tác phẩm của riêng mình. Ông không học loại nhạc cụ nào khác và cũng không cần biểu đạt âm nhạc theo cách nào khác. Trong số các nhà soạn nhạc lớn, chỉ riêng Chopin là đưa dương cầm vào mọi sáng tác của mình, từ các bản song tấu dương cầm đến bản sonata dành cho cello-piano và cho đến 17 bài hát đệm bởi dương cầm, và tất nhiên, là hàng chục bản độc tấu dương cầm, trong đó phải kể đến các vũ điệu dân gian mazurkas, những điệu valse, vũ điệu Ba Lan (polonaise), các khúc luyện (étude), dạ khúc (nocturne), trữ tình (ballad) — và cả những khúc nhạc dạo đầu (preludes.)
Khúc nhạc dạo đầu khó nắm bắt
Là một hình thức âm nhạc, nhưng những khúc nhạc dạo đầu gần như không thể định nghĩa được. Về mặt logic, khúc dạo đầu là phần đầu tiên trong bản nhạc có hai phần trở lên, ví dụ như Prelude (Khúc dạo) và Fugue (Tẩu pháp.) Trong khi các nhà soạn nhạc trước đó, đặc biệt là Muzio Clementi, từng viết những khúc nhạc dạo đầu độc lập, thì chính bộ sưu tập 24 khúc dạo đầu ở tất cả các nốt nhạc của Chopin đã bật đèn xanh cho các nhà soạn nhạc tương lai (như Debussy, Scriabin, Gershwin, cùng nhiều người khác) viết nên nhiều đoạn ngắn cho dương cầm bằng những cảm xúc ngẫu hứng và gọi chúng là các khúc nhạc dạo đầu. Ngoài mô tả này ra, nhạc dạo đầu không thể được xác định như một thể loại.
Hai mươi tác phẩm của Chopin bao gồm các bản nhạc gồm các khúc nhạc luyện tập étude (nhịp điệu ostinato số 8 cung Fa thăng thứ), nhịp điệu mazurkas (tinh tế, sôi nổi số 7 cung La trưởng), các bản dạ khúc (ánh sáng và bóng tối số 15 cung Rê giáng trưởng), và thậm chí cả nhịp điệu buồn bã của hành khúc tang lễ (số 20 cung Đô thứ.) Về mặt kỹ thuật cũng vậy, các khúc nhạc dạo đầu của Chopin là không thể hợp nhất lại với nhau được. Một số, chẳng hạn như bản số 4 cung Mi thứ và số 6 cung Si thứ, nằm trong khả năng của học trò ở trình độ trung cấp, trong khi những tác phẩm khác (như số 12 cung Sol thăng thứ, số 16 cung Si giáng thứ) yêu cầu kỹ thuật kiểm soát điêu luyện.
Giữa những năm 1830, Chopin đã viết nhiều bản nhạc mà sau này trở thành tuyển tập Op. 28. Vào mùa thu năm 1838, ông đã hoàn thiện và sắp xếp thành bộ các tác phẩm hoàn chỉnh khi ở trên đảo Majorca, Tây Ban Nha. Ông rời Ba Lan năm 1831 sau thất bại của cuộc nổi dậy nhằm ngăn chặn Ba Lan bị sáp nhập vào đế quốc Nga. Chopin định cư ở Paris, ở đó ông trở thành nhân vật nổi danh trong giới trí thức. Bị bệnh từ khi còn nhỏ, Chopin đã mắc bệnh lao từ thời thanh niên. Mùa thu năm 1838, ông đến đảo Majorca nhằm xoa dịu tình trạng xung huyết phổi dai dẳng, ông đi cùng người tình là bà Aurore Dupin (một tiểu thuyết gia với bút danh George Sand) và các con của bà. Nhưng khí hậu đầy nắng thường thấy ở hòn đảo này bị những cơn mưa không ngớt thay thế. Tuy nhiên, Chopin đã tận dụng thời gian tạm xa cuộc sống xô bồ ở Paris để sáng tác các khúc nhạc dạo đầu cuối cùng và tập hợp chúng thành chuỗi kết nối, nói cách khác là một tuyển tập liên kết chính xác. Tuyển tập này được đón nhận nồng nhiệt khi xuất bản vào năm 1839.
Không có giới hạn
Cần đến một giờ để chơi cả bộ luyện tập étude và hai giờ để chơi hết 19 bản dạ khúc (nocturne) của Chopin. Nhưng tuyển tập Op. 28 chỉ cần khoảng 40 phút. Trong giới hạn ngắn này, 24 trải nghiệm âm nhạc riêng biệt — tính trung bình mỗi bản chưa đầy hai phút — bừng nở tự nhiên đầy phong phú. Những thuật ngữ chung chỉ có thể bắt đầu gợi ý các cung bậc cảm xúc như: buồn bã, hân hoan, bối rối, đam mê, giận dữ, thanh thản, vui tươi, kháng cự, đầu hàng, niềm vui giản đơn, hay tuyệt vọng sâu sắc. Tuyển tập Op. 28 của Chopin chứng minh khả năng của hệ thống âm nhạc Tây phương trong việc lồng ghép các âm giai trưởng và âm giai thứ nhằm thể hiện khả năng biểu đạt vô tận.
Trong cuốn sách “The Infinite Variety of Music” (Sự Đa Dạng Vô Tận của Âm Nhạc) xuất bản năm 1966, nhà soạn nhạc Leonard Bernstein đã nhờ một nhà toán học tính toán số lượng giai điệu có thể có trong hệ thống âm điệu Tây phương. Và câu trả lời là: vô hạn, điều này xác nhận những gì nhà soạn nhạc Chopin đã chứng minh vào 130 năm trước.
Nhưng đáp án này lại nhấn mạnh vào một câu hỏi khác: Làm thế nào những biểu đạt này đến từ những nốt nhạc đơn thuần? Khi tìm hiểu nhanh những khúc nhạc dạo đầu dễ hiểu nhất của nhà soạn nhạc Chopin, chúng ta sẽ có được cái nhìn sâu sắc hơn.
Du hành cùng với cung Mi thứ
Khúc nhạc dạo đầu số 4 thuộc cung Mi thứ, hầu hết trong 25 ô nhịp của bản nhạc là để trốn tránh tính cố định của cung nhạc này. Khúc nhạc bắt đầu bằng một giai điệu đơn giản của tay phải trên phần hòa âm tay trái của bộ ba chủ âm thuộc cung Mi thứ (Mi, Sol, Si), nhưng ở hợp âm “đảo ngược đầu tiên”, với nốt Sol là âm trầm thay vì nốt Mi. Mười hai ô nhịp tiếp theo di chuyển chậm rãi nhưng chắc chắn né tránh cung Mi thứ, cho đến khi giai điệu tự nhiên này trở về điểm bắt đầu ở ô nhịp 13. Tất cả bắt đầu lại, nhưng lần này việc di chuyển khỏi cung Mi thứ diễn ra nhanh hơn, [giai điệu] trở nên tuyệt vọng ở ba ô nhịp cao trào, rồi thoáng chốc đưa chúng ta ra khỏi giai điệu chính. Khi giai điệu quay trở lại, tay trái sẽ làm mọi cách có thể để tránh rơi vào hợp âm Mi thứ cuối cùng, hai lần tạo ra “chuỗi hòa âm lơ lửng” — nốt “Mi” hòa âm với một hợp âm khác không phải Mi thứ. Sau đó là một đoạn im lặng sâu lắng, và cuối cùng là lời tuyên bố đầy miễn cưỡng và tang thương của cung Mi thứ trong toàn bộ kết cục bi thương của nó. Đây là bản nhạc mà nhà soạn nhạc Chopin yêu cầu chơi trong tang lễ của chính mình.
Khi bạn nhân biểu thức đơn lẻ [bản prelude trên] với 24 và bạn sẽ có một số ý tưởng về tính nghệ thuật trong các khúc dạo đầu của Chopin. Nhà soạn nhạc qua đời ở tuổi 39, khi biết rằng âm nhạc của mình đã tìm được vị thế khác biệt trong các đồng nghiệp. Dù danh tiếng bất hủ của Chopin dựa trên danh mục tác phẩm lớn của ông, nhưng những khúc nhạc dạo đầu được xếp rất gần, nếu không muốn nói là hàng đầu. Bạn của ông, nhà soạn nhạc Franz Liszt từng nói về chúng như sau:
Thu Quý biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times