Danh dự và sự hổ thẹn: Bạn không thể có cái này nếu không có cái kia
Một xã hội không thể trải nghiệm được hổ thẹn mà không có sự đồng thuận phổ quát về hành vi đúng đắn.
Từ “Shame” (xấu hổ/hổ thẹn) có vẻ đã trở thành từ đồng âm, được đánh vần và phát âm giống từ “the same” (tương tự/giống như), nhưng nghĩa của hai từ thì hoàn toàn khác biệt.
Thời nay, nhiều người nhìn nhận hổ thẹn là một cảm xúc tiêu cực, do người khác hoặc do chính bản thân chúng ta kết tội là sai trái và thất bại dẫn đến những hậu quả tổn thương tâm lý.
Trong cuốn sách “Daring Greatly,” (tạm dịch: Sự liều lĩnh vĩ đại) tác giả Brené Brown định nghĩa sự xấu hổ là “cảm giác hoặc trải nghiệm tổn thương sâu sắc khi tin rằng chúng ta đã gây ra sai lầm và vì vậy chúng ta không xứng đáng được yêu thương hay công nhận.” Trong quá trình nghiên cứu của mình, cô đã yêu cầu mọi người nêu những ví dụ về sự xấu hổ. Một số câu trả lời là “Thấy xấu hổ khi bị phá sản,” “Thấy hổ thẹn khi bị chồng bỏ để theo hàng xóm,” và “thấy xấu hổ khi bị xử phạt do mắc lỗi uống rượu bia khi lái xe.”
Một trong những quan điểm chính của cô Brown là có thể chúng ta thấy lòng mình nặng trĩu do bản thân phạm phải một số sai lầm như đồn thổi về một đồng nghiệp, nói dối một người bạn – nhưng cảm giác hổ thẹn chưa từng thể hiện nhân vị tính. Đó không hoàn toàn là con người chúng ta. Và cô ấy đúng. Ví như, người tuyển dụng nói, “này Jones, bạn khiến mọi thứ rối tung lên” trái ngược hẳn với “Jones ơi, báo cáo này chưa được rõ ràng” đều là chuyển tiếp hai thông điệp khó nghe nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Sau đó cô Brown đề xuất tạo ra các phương pháp trị liệu để phá vỡ mối ràng buộc của nỗi hổ thẹn, chẳng hạn như tâm sự với một người bạn hoặc tự động viên bản thân.
Cô viết: “Nếu chúng ta tìm được lối thoát ra khỏi sự hổ thẹn và hòa nhập cùng với những người khác”, “sự tổn thương là con đường và lòng dũng cảm là ánh sáng.”
Tôi đã đồng tình với quan điểm đó.
Nhưng còn có mặt khác của hổ thẹn.
Cảm giác biết hổ thẹn của cổ nhân
Truyền thuyết có câu chuyện kể rằng khi con trai và chồng ra trận, những người mẹ và những người vợ thuộc thành bang Sparta (của Hy Lạp cổ đại) sẽ yêu cầu [con trai và chồng] rằng: “Hãy trở về cùng với chiếc khiên của mình hoặc nằm trên nó.” Nói cách khác là chiến thắng trở về hoặc là tử trận [trong danh dự]. Nếu không thì đừng trở về nữa.
Cho tới thời điểm khá gần đây, nếu những quy tắc danh dự và đúng mực từng được xã hội Tây phương tuân theo, được khai mở/ bày tỏ có thể khiến người phạm lỗi [hiện nay] vô cùng hổ thẹn. Từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại cho đến giữa thế kỷ 20, khi các bạn vi phạm quy tắc được cộng đồng hoặc gia đình gìn giữ, sẽ có nguy cơ bị chỉ trích và bị bẽ bàng.
Chúng tôi nhận thấy sự thay đổi nhận thức về hổ thẹn trong khi so sánh định nghĩa của cô Brown đã nêu trên với một mục từ trong từ điển “Webster’s Ninth New Collegiate Dictionary,” được xuất bản vào năm 1986. Từ điển cho chúng ta biết rằng hổ thẹn là “cảm giác đau đớn do ý thức về tội lỗi, thiếu sót hoặc cư xử không đúng mực gây ra…điều gì đó mang lại sự hối tiếc, chỉ trích hoặc trách móc mạnh mẽ.” Trong định nghĩa này không đề cập đến việc “tin rằng chúng ta là kẻ yếu kém.”
Có vô số bằng chứng cho thấy cảm giác xấu hổ theo truyền thống này đã dần mất khỏi xã hội hiện nay của chúng ta. Đó là những chính trị gia và những tướng lĩnh, đã bại trận khi rút quân ra khỏi Afghanistan dường như không hề biết xấu hổ về sự kém cỏi và thất bại của họ. Những người thiết kế ra lệnh phong tỏa COVID-19 tai hại không có dấu hiệu hối hận về những áp chế và những sai lầm của họ.
Những người tổ chức và những người biểu diễn giả trang nữ hàng giờ trong các thư viện công cộng của chúng ta, nhắm đến trẻ em mẫu giáo, dường như không nhận thức được về hanh vi sai trái của họ. Trong khi [chứng kiến] một thanh niên loạn trí xả súng vào một lớp học của trường tiểu học, liệu các nhân viên thực thi pháp luật đứng ở thành phố Uvalde, tiểu bang Texas có từng bày tỏ sự đau buồn hoặc nhục nhã vì hành động thất bại của họ chưa, chúng ta vẫn chưa nghe thấy gì hết.
Mối liên kết giữa hổ thẹn và danh dự
Vào thế kỷ thứ 17, nhà thơ Đức Maritn Opitz viết: “Nơi nào không có sự hổ thẹn, nơi đó không có danh dự.”
Chúng ta có thể đảo vế thứ hai ra đầu câu và áp dụng cho thế kỷ 21: “Nơi nào không có danh dự, nơi đó không có sự hổ thẹn.”
Nếu không có một số quy tắc ứng xử xã hội và sự đúng mực, không có sự đồng thuận phổ quát về hành vi đúng đắn thì không thể có sự hổ thẹn trong một nền văn hóa.
Ví dụ, trong một bài viết có nhan đề “Why Shoplifting Is Now De Facto Legal in California,” (tạm dịch: Tại sao ăn cắp vặt hiện nay lại không phạm pháp ở tiểu bang California) sự thay đổi trong luật lệ hiện nay như vậy có nghĩa là “ăn cắp hàng hóa có trị giá 950 đô la trở xuống chỉ là một tội nhẹ, điều đó có nghĩa là cơ quan thực thi pháp luật có thể sẽ không bận tâm điều tra và nếu họ có làm thế thì các công tố viên sẽ cho qua.”
Điều răn của Chúa: “Ngươi chớ trộm cắp” đã bị hội đồng xem nhẹ.
Và đó chỉ là một ví dụ về thời kỳ lạ thường mà chúng ta đang sống, về một thời đại ở đó những đức tính như sự chính trực bị phớt lờ đi hoặc bị chế giễu, có hành vi đáng lẽ khiến thế hệ trước đây sửng sốt, nay lại được tôn vinh bởi chính thế hệ này.
Thời kỳ phản văn hóa
Vậy thì, làm cách nào để chúng ta thực hành các đức tính tốt đẹp trong một thời kỳ và ở nơi có sự hổ thẹn đã mất đi ý nghĩa?
Rất nhiều nhân viên thu ngân và nhân viên pha chế thời nay hay nói với tôi “Không sao đâu.”
Trước hết, chúng ta hãy quay lưng lại với những trào lưu và giả dối của văn hóa ngày nay. Nếu điều gì đó đánh giá chúng ta là cao quý, chính nghĩa hay tốt đẹp, chúng ta sẽ chấp nhận. Nếu đó là rác rưởi thì chúng ta vứt bỏ đi. “Hãy chọn những điều tốt đẹp nhất và vứt bỏ những thứ còn lại” là một nguyên tắc ngón tay cái* hay.
Tiếp theo, chúng ta xác định đâu là những giá trị tích cực mà chúng ta đã có và gắn bó với điều ấy. Nếu chúng ta biết mình nên trung thực trong hoạt động kinh doanh thì chúng ta hãy đánh bóng và giữ cho chuẩn mực vàng đó luôn sáng lấp lánh. Khi cám đỗ nổi lên, như mọi khi, chúng ta tung ra cú đá mạnh nhanh chóng và đưa nó trôi xuống rãnh nước.
Nếu chúng ta có con hoặc cháu, chúng ta hãy làm theo câu châm ngôn cổ:
“Hãy dạy cho trẻ thơ con đường em phải theo.”
Chúng ta có thể thực thi tốt nhất theo câu châm ngôn trên bằng cách là hình mẫu cho con trẻ. Để giúp chúng ta thực hiện nghĩa vụ [dạy dỗ] đó, các thư viện và hiệu sách có vô số các tiểu thuyết và sách tiểu sử có tiêu chí truyền đạt như vậy. Chúng ta hãy dạy cho thanh niên biết thế nào là danh dự, còn tự hổ thẹn sẽ là bài học.
Và các bạn hãy nhớ điều này: Chúng ta đang đồng hành cùng nhau. Cho dù tin tức có cho chúng ta thấy điều gì chăng nữa, hàng triệu triệu người Mỹ vẫn biết và tôn trọng ý nghĩa của danh dự và sống đúng đắn. Chúng ta không đơn độc trong khi thực hiện hành trình này đâu.
Cuối cùng, chúng ta nhận ra rằng con người có thể sai lầm, bao gồm cả chính bản thân ta. Chúng ta thất bại, thất vọng, mắc phải những sai lầm nặng nề và rơi vào vũng lầy của sự hổ thẹn và tự thương hại mình. Như cô Brown và những người khác đã nói, khi chúng ta ngốc nghếch và tự thấy bối rối, nhục nhã, chúng ta sẽ sửa đổi, tìm kiếm sự giúp đỡ nếu cần thiết, và tiếp tục [cuộc sống].
Khi văn hóa [truyền thống] bị mất, đến thời điểm trở thành người nổi loạn. Chúng ta hãy sống bằng danh dự nhiều nhất có thể.
Một quan điểm cuối cùng: không để bản thân rơi vào tình trạng hổ thẹn là lựa chọn rất gần của danh dự
Bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau bàn luận về một người lính mới nhập ngũ đang được đào tạo trên các tuyến đầu ở Ukraine. Một bên là người Ukraina, một bên là người Nga, bạn chọn ai. Đó là vào ban đêm, trời tối đen như mực, người lính ấy và những anh chàng xung quanh hứng chịu một trận oanh tạc nặng nề. Những tiếng nổ thật kinh hoàng, mặt đất rung chuyển và bung lên, xung quanh anh là những người lính đang la hét trong đau đớn. Tất cả điều anh ấy muốn làm là quay đầu lại và chạy thục mạng nhằm thoát khỏi cơn ác mộng này càng xa càng tốt.
Nhưng anh ấy vẫn ở vị trí, vũ khí ở trạng thái sẵn sàng.
Và tại sao những người lính của chúng ta ở lại? Có phải là anh ấy muốn giữ danh dự? Hay là nỗi sợ xấu hổ vì chạy trốn đã giữ chân anh ấy lại?
Điều đó không quan trọng. Dù bằng cách nào, anh ấy vẫn tiếp tục hành trình, giữ hàng ngũ. Anh ấy đã làm điều đúng đắn.
Và chúng ta cũng làm được như vậy.
Chú thích của dịch giả:
Y Văn biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times.