Người dân Hoa Kỳ có thể chống lại cuộc chiến văn hoá như thế nào?
Những người theo chủ nghĩa truyền thống của bất kỳ đường lối chính trị nào dường như đã từ bỏ việc giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh văn hóa diễn ra trong hơn 5 thập kỷ qua. Đặc biệt, năm vừa qua đã ghi nhận những thất bại: việc dỡ bỏ hay phỉ báng các bức tượng của một số anh hùng Hoa Kỳ, các trường học xóa tên họ, các tác phẩm kinh điển bị đưa ra khỏi danh sách văn học Anh cần phải đọc, các giáo sư và nhà văn bị tấn công vì bảo vệ di sản lịch sử và văn học.
Những người bi quan nói rằng kết quả đã rõ ràng, rằng chúng ta nên giương cờ trắng và thừa nhận thực tế rằng các nhà giải kiến tạo (deconstructionists) và cấp tiến, những người nắm quyền kiểm soát phần lớn phương tiện truyền thông, Hollywood, trường học, tập đoàn, công nghệ cao và chính phủ đã chiến thắng.
Không hẳn vậy.
Các nhà bảo tồn văn hóa vẫn nắm vũ khí trong kho vũ khí của họ. Các hãng tin tức như The Epoch Times, các trang trực tuyến như Intellectual Takeout và các nhà xuất bản như Encounter Books tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng sống còn của gia đình và truyền thống trong một nền văn hóa lành mạnh. Các học viện như Cao đẳng Hillsdale và Đại học Dallas vẫn dạy Chaucer, Shakespeare, Bach, Mozart, Michelangelo, Plato và Aristotle mà không dán nhãn những người vĩ đại đó là “những người đàn ông da trắng đã qua đời”. Sách bán chạy nhất hiện nay tại Amazon và tại Barnes and Noble là cuốn tiểu thuyết kinh điển của George Orwell về chủ nghĩa toàn trị, “1984.”
Không — chúng ta thậm chí không được nghĩ đến việc từ bỏ. Thay vào đó, hãy nhớ lại những lời của anh hùng Chiến tranh Cách mạng John Paul Jones, người mà khi bị quân đội Anh kêu gọi đầu hàng đã trả lời: “Tôi vẫn chưa bắt đầu chiến đấu!”
Dưới đây là một số chiến lược để củng cố nhiệt huyết của chúng ta và tiếp tục những trận chiến này.
Kiên nhẫn
Trong “The Twilight of American Culture” (Buổi chạng vạng của nền văn hóa Hoa Kỳ), Morris Berman nghiên cứu nền văn minh của chúng ta và nhận thấy nó đang suy tàn. Ông trích dẫn hàng loạt bằng chứng từ văn học, chính trị và văn hóa nói chung để đưa ra trường hợp chứng tỏ sức mạnh và ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên thế giới sẽ suy giảm trong những năm tới, một phần không nhỏ là do nền văn hóa bị suy thoái.
Nhưng đây là những gì chúng ta phải nhớ: Sự chuyển đổi căn bản này đã mất đến trên 50 năm để có được kết quả. Chúng ta đang tự huyễn hoặc mình nếu chúng ta cho rằng có thể đảo ngược điều này chỉ sau một đêm.
Thay vào đó, chúng ta phải có tầm nhìn xa. Việc khôi phục các tiêu chuẩn đỉnh cao trong nghệ thuật và thực hành danh dự và lễ nghi ở quảng trường công cộng có thể mất nhiều thập kỷ. Trong quá trình đó, chúng ta có thể gặp phải sự chậm trễ, rắc rối và thậm chí là đau khổ khi chúng ta từ từ xây dựng lại xã hội.
Kiên nhẫn và bền bỉ phải là kim chỉ nam của chúng ta.
Chủ nghĩa Tu viện Mới
Mặc dù trên blog của mình, ông không phải là fan của các tập đoàn Hoa Kỳ, của George Bush II, hay Donald Trump, Berman vẫn hướng đến truyền thống để tìm câu trả lời. Ông dành một phần hay của “The Twilight of American Culture” cho cái mà ông gọi là NMI – những con người mới của tu viện. Ông lấy mô hình là các tu viện tồn tại sau sự sụp đổ của Rome vào thế kỷ thứ 5 và thứ 6, những tiền đồn học tập nhỏ bé, nơi các thế hệ tu sĩ đã làm việc để bảo vệ các tài liệu của quá khứ.
Sau đó, ông lập luận rằng chúng ta có thể sống theo cách tương tự, lèo lái bản thân khỏi một nền văn hóa đang xuống dốc để theo đuổi chân và thiện. Một vài năm trước, cuốn sách “The Benedict Option” của Rod Dreher đã ủng hộ một hướng hành động tương tự cho các Cơ Đốc nhân trong một thế giới ngày càng thù địch.
Berman mô tả NMI điển hình là một người không quan tâm đến tiền bạc hay quyền lực, sống đạm bạc và làm việc vì tình yêu hơn là tiền bạc. Như một ví dụ về tôn chỉ của NMI, Berman trích dẫn bậc thầy của thơ haiku, Matsuo Basho:
“Hành trình xuyên thế giới
Đến và đi, đến và đi
Trồng một cánh đồng nhỏ. ”
Xây dựng cộng đồng
Berman đưa ra một số ví dụ về những người bảo tồn văn hóa theo nhóm. Tấm gương yêu thích nhất của tôi là nhà văn Nathan McCall, người đã từng ở tù và giúp tổ chức một “nhóm thảo luận cho công dân phương Tây”. Các tù nhân đã đọc những triết gia như Spinoza, Kant và Hegel, và dành hàng giờ đồng hồ để thảo luận về lý tưởng của họ.
Nhiều người trong giới giáo dục tại nhà đã đủ điều kiện trở thành NMI của Berman. Họ cùng tôn trọng nhau, gặp gỡ tại sân chơi, tạo ra các hoạt động hợp tác để nâng cao trình độ học vấn của con cái, chia sẻ sách và ý tưởng, đồng thời củng cố tình bạn khăng khít.
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng có thể thực hiện các bước để trở thành những người bảo tồn văn hóa. Chẳng hạn, ta có thể cân nhắc thành lập một câu lạc bộ sách, để cùng đọc và thảo luận về các tác phẩm kinh điển như tác phẩm được xuất bản bởi Encounter Books. Chúng ta có thể tụ tập một nhóm nhỏ bạn bè hàng tháng hoặc hàng tuần, để chia sẻ một bữa ăn và trò chuyện về một số tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, hoặc một bộ phim mà chúng ta đã xem cùng nhau.
Bên cạnh việc chung tay với gia đình và bạn bè, chúng ta cũng nên tham gia vào cộng đồng nơi mình đang sống. Chúng ta nên theo sát các quyết định của hội đồng thị trấn, mua sắm tại địa phương thay vì mua hàng từ những người khổng lồ toàn cầu và dành thời gian khi đi đến cửa hàng tiện lợi hoặc quán cà phê để trò chuyện vài phút với nhân viên.
Khi làm những điều này, chúng ta đang củng cố mối quan hệ của các khu dân cư và cộng đồng địa phương.
Tốt nhất của phương Tây
Lần đầu tiên tôi đọc “The Twilight of American Culture” là nhiều năm trước. Khi đọc lại, tôi rất vui khi tìm thấy rất nhiều trang được gập đánh dấu, những câu gạch chân và những ghi chú mà tôi đã viết cho chính mình.
Tôi cũng rất vui khi thấy Berman dùng từ “du kích” để mô tả phong trào ngầm này của NMI.
Kéo mình ra khỏi nền văn hóa suy đồi không có nghĩa là rời khỏi chiến trường. Thay vào đó, trong nền văn hóa ngột ngạt xấu xí luôn tìm cách bịt miệng những người bất đồng chính kiến và hủy hoại đối thủ ngày nay, chúng ta nên coi mình như những người du kích, những chiến binh bất quy tắc với vũ khí là những gì “tốt nhất của phương Tây” và là những người tìm kiếm nguồn cảm hứng cho người khác bằng tấm gương của chính chúng ta và bằng cách sống trong sự thật.
Chúng ta cũng không nên làm ngơ trước những sự kiện hiện tại. Khi Berman viết cuốn sách của mình, “văn hóa tẩy chay”, “xóa bỏ nền tảng” và đàn áp tự do ngôn luận đều ở giai đoạn sơ khai. Nếu chúng ta không theo dõi các diễn biến chính trị của thời đại, nếu chúng ta không lên tiếng chống lại sự phóng túng và tấn công vào quyền tự do, một ngày nào đó chúng ta có thể thấy mình bị tước bỏ các quyền và tự do của chính mình, bị đàn áp đến mức không thể phản kháng được.
Dạy văn hóa cho trẻ em
Đối với những độc giả quen thuộc với bài viết của tôi, bây giờ tôi sẽ giống như một kỷ lục bị phá vỡ.
Tất cả phụ thuộc vào chúng ta trong việc truyền đạt văn hóa của Văn minh phương Tây cho con cái của mình. Dù nỗ lực này có liên quan đến việc dạy các em “Twinkle, Twinkle Little Star”, câu chuyện Cô bé quàng khăn đỏ, sách “Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên”, sử thi “Iliad” hay hàng trăm tác phẩm kinh điển khác hay không, thì điểm mấu chốt là chúng ta phải đem di sản đến với những người trẻ. Điều này cũng đúng đối với tất cả các môn nghệ thuật. Chắc chắn, nhiều phụ huynh không còn có thể trông chờ vào trường học để làm những điều đó.
Quan trọng hơn nữa, chúng ta phải truyền lại cho chúng những đức tính và giá trị mà tổ tiên chúng ta quý trọng. Tính cách ôn hòa, thận trọng, can đảm và công lý đã từng là những đức tính thiết yếu trẻ em cần học được ở nhà và ở trường.
Tại cửa hàng sách cũ ở địa phương, tôi đã mua “Cuốn sách về lòng dũng cảm” của Hermann Hagedorn, cuốn sách hoàn toàn xa lạ với tôi. Được xuất bản cách đây hơn 90 năm và hướng đến độc giả trẻ, tập sách dày này chứa các tài liệu của Hannibal, Joan of Arc, Daniel Boone, Giuseppe Garibaldi và 27 anh hùng khác. Hagedorn rõ ràng có ý định truyền cảm hứng cho giới trẻ bằng những cuốn tiểu sử nhỏ này và chúng ta nên hướng tới điều tương tự ngay hôm nay thông qua những gì chúng ta dạy con mình.
Làm điều tốt trong một thế giới sa ngã
Ở phần cuối của “The Twilight of American Culture”, Berman viết: “Tôi để bạn quyết định xem lạc quan hy vọng hay bi quan tuyệt vọng, hay liệu điều đó có quan trọng hay không. Một “tu sĩ” của thế kỷ 21 sẽ không theo đuổi sự vĩ đại hay anh hùng, mà thay vào đó là những hành động giá trị và ý nghĩa. Hành động này có thể dẫn bạn đến một nơi nào đó; hoặc không. Nhiệm vụ của chúng ta chỉ là làm tốt nhất có thể.”
Một vài dòng sau đó, Berman kết thúc cuốn sách của mình bằng cách trích dẫn một câu của Giáo Hữu Hội (Quaker) cũ: “Hãy để cuộc sống của bạn lên tiếng”, và sau đó nói thêm: “Cuối cùng, đó là điều duy nhất quan trọng. “
Tôi hoàn toàn đồng ý.
Ngân Hà biên dịch
Qúy vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times