Đối mặt với thời kỳ khó khăn: Bài học từ những người sáng lập Hoa Kỳ
Chúng ta có thể rút ra một số bài học từ những vị anh hùng trong cuộc Cách mạng Hoa Kỳ của chúng ta.
Những câu từ này gần đây đã xuất hiện trong một số bài báo trực tuyến:
Những thời đại khó khăn làm nên những người đàn ông vĩ đại
Những người đàn ông vĩ đại tạo nên thời đại thịnh vượng
Thời đại thịnh vượng sinh ra những người đàn ông yếu đuối
Những người đàn ông yếu đuối tạo nên những thời đại khó khăn.
Giả sử rằng chúng ta hiện đang sinh tồn tại trong một thời kỳ đầy khó khăn. Thật sự tương đối đơn giản để đưa ra lời khẳng định về tình trạng này. Sau gần hai năm phong tỏa để đối phó với đại dịch, việc đeo khẩu trang và giảm bớt quyền tự do, chúng ta vẫn đang đối mặt với giá cả tại các siêu thị và máy bơm xăng tăng chóng mặt, chính phủ liên bang của chúng ta đang tiêu tiền như một ông chú điên rồ vừa trúng xổ số, và văn hóa truyền thống của chúng ta dường như đang bị bao vây ở khắp mọi nơi. Mỗi ngày dường như mang đến nhiều tin tức tồi tệ hơn, và cơn lốc của các tiêu đề khiến hầu hết chúng ta cảm thấy ngộp thở và choáng váng, giống như một đứa trẻ nào đó chỉ vừa trải qua trò chơi quay mòng mòng ở sân sau nhà.
Để tranh luận một lần nữa, giả sử chúng ta đang sống trong thời đại khó khăn vì nhiều nhà lãnh đạo của chúng ta — và thậm chí nhiều người đi theo họ — là những người đàn ông và phụ nữ yếu đuối. Nếu câu ngạn ngữ trên là đúng, chúng ta nên quay trở lại dòng đầu tiên của phương trình: “Thời đại khó khăn mới làm nên người đàn ông vĩ đại.” Ngụ ý đằng sau dòng chữ đó thật đáng khâm phục, nhưng chúng ta có thể tìm thấy những tấm gương dũng cảm như vậy ở đâu? Có lẽ hoàn cảnh khó khăn của chúng ta sẽ sản sinh ra những nhà lãnh đạo như vậy, nhưng sẽ tốt hơn nếu tất cả chúng ta đều có một số tấm gương về nghị lực và mạnh mẽ để hướng dẫn chúng ta chăng?
Để được hướng dẫn như vậy, người La Mã đã tìm đến tổ tiên của họ. Các hiệp sĩ thời Trung Cổ dựa vào những bản ballad và câu chuyện về các vị anh hùng như Arthur và Roland để củng cố trái tim và ý chí của họ. Vậy còn chúng ta có thể tìm thấy những hình mẫu có thể hun đúc thêm sức mạnh và ý chí cho chúng ta ở đâu?
Chúng ta có thể rút ra một số bài học từ những vị anh hùng trong cuộc Cách mạng Hoa Kỳ của chúng ta.
Những nguyên tắc
Sự khai sinh và thành lập nhà nước Cộng hòa dường như không thể tránh khỏi đối với chúng ta ngày nay, nhưng vào thời điểm đó thì việc này còn rất xa vời. Những người đàn ông và phụ nữ chiến đấu cho tự do bằng gươm đao hay bút viết đều nhận thức rõ rằng nếu không làm như vậy sẽ dẫn đến cảnh tù đày, nghèo đói và thậm chí là bị hành hình.
Những người yêu nước như Benjamin Franklin, John Adams và John Hancock, những người đã ký vào bản Tuyên ngôn Độc lập, hiểu rằng họ sẽ ký vào bản án tử hình nếu quân đội của Đế quốc Anh đánh bại họ. Không chỉ những kẻ chiến thắng có thể treo cổ họ lên như những kẻ phản bội, mà sinh kế và sự an toàn của gia đình họ cũng sẽ bị đe dọa. Theo đuổi các quyền “cuộc sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc” của họ đi kèm với nguy cơ bị hủy hoại hoàn toàn.
Ngài George Washington, đặc biệt, là người thua thiệt nhiều nhất về tài chính.
Những lần xuất hiện đầy trang trọng
Trang trọng
Có nghĩa là “tự tôn, nghiêm túc, hoặc một cách trang trọng.”
Và ngài George Washington sở hữu phẩm giá ấy.
Ngài Washington không phải là người được học nhiều nhất trong số các tổ phụ lập quốc Hoa Kỳ. Không giống như Tổng thống Jefferson và Madison, ông chưa bao giờ học đại học. Ông chưa bao giờ học giỏi tiếng Latinh hay tiếng Hy Lạp và than thở về “nền giáo dục khiếm khuyết” trong suốt cuộc đời của mình. Ông là điển hình của một người tự học. Sau đó, ông đã trở thành một trong những người ưu tú nhất trong thời đại của mình.
Mặc dù không có trình độ học vấn cao, Washington đã nhận ra tầm quan trọng của việc xuất hiện trước công chúng với sự trang trọng và lịch thiệp. Ông đã viết “Quy tắc về sự cư xử lịch thiệp và tử tế” ngay từ khi còn trẻ, về cơ bản là một phác thảo về cách cư xử và hành vi đúng mực. Người đàn ông đĩnh đạc này luôn chú trọng về cách ăn mặc của mình, ở ông luôn toát lên phẩm giá cao thượng, gây ấn tượng với những người đương thời bởi sự đúng mực và tiết chế. Mặc dù thiếu những lợi thế về giáo dục như những người anh em cùng cha khác mẹ, nhưng ông đã tự trau dồi cho mình giá trị đạo đức, nhân phẩm và niềm tự hào của người La Mã cổ đại. Sự hàm dưỡng này cũng đã giúp ích cho kỹ năng lãnh đạo của ông.
Mang trong mình phẩm giá như vậy là một dấu hiệu của sức mạnh nội tâm.
Trí tuệ và Ý chí
Hoàn cảnh của Washington cũng tương tự như Henry Knox ở Boston – một người có chiều cao hơn 1.82m, một con số ấn tượng vào thời đó và nặng 113kg. Ông đã nghỉ học năm 9 tuổi để làm việc trong một hiệu sách. Người chủ thương ông như con ruột và cho ông mượn sách để đọc cũng như nghiên cứu. Knox cuối cùng đã mở cửa hàng của riêng mình. Cửa hiệu trở thành nơi được giới sĩ quan và quan chức Anh của thành phố yêu thích. Từ những câu chuyện trò với họ, từ việc đọc sách và tham gia vào lực lượng dân quân pháo binh, ông đã trở nên am tường về nghệ thuật chiến tranh.
Ngài Knox và vợ của ông, bà Lucy, đã chạy trốn khỏi thành phố ngay sau khi cuộc Cách mạng bắt đầu, để lại cửa hiệu mà sau đó bị quân đội hoàng gia cướp phá. Ấn tượng bởi các công sự pháo binh của Knox phía trên Boston, Washington đã chấp thuận kế hoạch của chàng trai trẻ để đưa pháo và súng cối chiếm được từ quân Anh tại Pháo đài Ticonderoga ở New York đến Boston. Vào mùa đông chết chóc đó, Knox đã dẫn dắt xe ngựa, bò và hàng trăm người đi qua vùng nông thôn băng giá 300 dặm và cuối cùng quay trở lại Boston với 56 khẩu pháo – được sử dụng để đánh đuổi quân đội Anh và tàu chiến ra khỏi thành phố. Đó là một trong những chiến công lẫy lừng nhất của Cách mạng Hoa Kỳ.
Ngài Henry Knox đã dạy chúng ta rằng tầm nhìn và sự quyết tâm là chiếc chìa khóa cho sức mạnh nội tâm.
Những vị anh hùng
Tiến sĩ Joseph Warren, vị tướng đã tử trận khi chiến đấu ở Đồi Bunker; Nathan Hale, người dũng cảm đối mặt với vụ hành quyết của ông với vai trò là một điệp viên; Cáo đầm lầy quỷ quyệt Francis Marion; “Anthony điên” Wayne; tất cả những vị này và nhiều vị khác đều là những người đàn ông mạnh mẽ trong thời kỳ khắc nghiệt và gian khổ. Họ đã phải đổ máu, đã tử trận và đã chiến thắng cho tự do của họ.
Và đây là hình mẫu không phải là một chiến binh hay một chính trị gia, mà là một người mẹ và người vợ. Bà chính là phu nhân tổng thống Abigail Adams.
Là vợ của ngài John Adams, một tổ phụ lập quốc, người sau này trở thành tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ, phu nhân Abigail là người sớm ủng hộ giáo dục và quyền phụ nữ, đồng thời là một người theo chủ nghĩa bãi nô. Bà Abigail đã lo toan hàng tá việc khác nhau như nuôi dạy con cái học hành đến nơi đến chốn và quản lý trang trại của gia đình trong khi chồng bà vắng nhà hàng tháng trời. Bà không ngại bày tỏ quan điểm, viết thư cho John để “tưởng nhớ các quý cô” khi ông đang ở Đại hội Lục địa thứ nhất và trao đổi với ngài Thomas Jefferson. Bà vẫn là cố vấn thân cận nhất của John cho đến cuối đời.
Phu nhân Abigail Adams đại diện cho tất cả những phụ nữ bị buộc phải quản lý trang trại, doanh nghiệp và gia đình trong khi chồng và cha của họ chiến đấu trong chiến trường.
Sự gan dạ và tính tự lập là những gì chúng ta có thể học được từ những người phụ nữ này.
Không bao giờ nói về cái chết
Những khó khăn hiện giờ của chúng ta có vẻ nhỏ nhoi hơn so với những thách thức mà các bậc tiền nhân linh thiêng của chúng ta đối mặt. Cho đến nay, chúng ta không được yêu cầu lựa chọn giữa “tự do hay cái chết,” như vị chính trị gia Patrick Henry đã nói. Mặc dù thế kỷ 21 đã chứng kiến sự xói mòn quyền tự do của chúng ta, nhưng thậm chí là ngày nay, một số chuyên gia y tế đã mạo hiểm và lên án nghề nghiệp vì đã lên tiếng ủng hộ quyền tự do và lựa chọn cá nhân của họ trong thời kỳ đại dịch. Các bậc phụ huynh đã bị chính quyền tấn công khi họ xuất hiện trước hội đồng nhà trường để tìm kiếm câu trả lời cho những gì con họ đang được giáo dục hoặc tại sao phải đeo khẩu trang trong lớp học. Một số chủ doanh nghiệp đã từ chối tuân thủ các nhiệm vụ và quy định của chính phủ, và kết quả là đã phải gánh chịu hậu quả.
Thanh Ân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch times