Tìm về quá khứ để thắp lên ngọn lửa chiếu sáng tương lai
Khi nghĩ về các anh hùng đương thời, những nhân vật mà chúng ta ngưỡng mộ vì lòng dũng cảm của họ khi đối mặt với nguy hiểm hoặc những người bảo vệ cái Thiện và sự công bằng với sự hy sinh cá nhân cao cả, chúng ta có thể nhớ đến những người ở tuyến đầu lao vào Tòa Tháp Đôi ngày 11/09/2001 để giải cứu các nạn nhân bị mắc kẹt bên trong.
Có lẽ chúng ta đã từng đọc về chiến công của những người lính đã anh dũng chiến đấu trên chiến trường Trung Đông trong suốt 30 năm qua và những người thường xuyên cứu sống đồng đội. Hoặc có thể là những phụ nữ bị mắc kẹt bên trong những sự thật mà cô ấy đăng lên Facebook bất chấp tất cả sự thù hận và nhẫn tâm ném vào cô ấy.
Chúng ta có thể chứng kiến những anh hùng trong chính cộng đồng của mình: Người kéo một người đàn ông từ một chiếc xe đang cháy, người mẹ đơn độc đưa ra quan điểm không được lòng số đông trước hội đồng nhà trường, hoặc một thiếu niên bảo vệ em trai mình khỏi đám đông bắt nạt.
Vào mùa hè năm 1970, tôi có vinh dự gặp một vị anh hùng được vinh danh là Captain Paul Bucha, người được nhận huân chương vinh dự của Việt Nam, tại học viện quân sự Hoa Kỳ. Một học viên khác đã yêu cầu Đại Úy Bucha kể về lý do ông nhận được huy chương đó. Bucha mỉm cười nói với anh ấy: “Tôi là một người si tình, không phải là một chiến binh.”
Trong mắt tôi, sự từ chối trả lời nhẹ nhàng đó đã thêm một lớp vàng nữa vào huy chương của Bucha.
Nhưng chúng ta sẽ tìm về đâu nếu chúng ta vẫn khao khát những hình mẫu, những người gương mẫu, những người có thể làm chúng ta mạnh mẽ và đóng vai trò như những ngọn đèn dẫn đường khi chúng ta đối mặt với khó khăn? Ở nơi nào tồn tại những người có phẩm hạnh và danh dự, những người khơi dậy lòng ngưỡng mộ của chúng ta và truyền cho chúng ta lòng can đảm?
Nó thực sự đơn giản, chúng ta chỉ cần quay về quá khứ.
Những chiến binh
Trong cuốn sách “Nơi tồi tệ hơn cả địa ngục: cuộc chiến Fredericksburg thay đổi cả một quốc gia như thế nào”. Nhà viết tiểu sử, người đoạt giải Pulitzer là John Matteson tập trung vào năm người Mỹ có liên quan đến cuộc đụng độ vào tháng 12 năm 1862 giữa quân đội của miền Bắc và miền Nam.
Một ngày sau khi giải ngũ khỏi Quân đội Liên minh, Fuller có được một khẩu súng hỏa mai và thuyết phục cấp trên cho phép anh tham gia vào trận chiến ở Fredericksburg. Walt Whitman và Louisa May Alcott làm y tá trong bệnh viện sau hậu quả của cuộc chiến ác liệt này, và cả hai đặc biệt là Alcott, bị suy giảm sức khỏe vì những nhiệm vụ đã đảm nhận và phải chịu đựng những gì ngày nay được gọi là rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Holmes bị thương hai lần trước đó đã trải qua trận chiến trong lều bệnh viện, “kéo dài vì bệnh kiết lỵ.” Trong khi đó, Pelham đã thể hiện xuất sắc trong cuộc giao tranh này, nắm giữ một phần lớn cuộc tiến công phía Bắc với hai khẩu đại bác. Vài tháng sau, anh đã lại ngã xuống trên một chiến trường khác ở Virginia.
Cũng được đưa vào trang lịch sử đẹp đẽ này là chân dung tuyệt vời của Abraham Lincoln; Nam kỵ binh Jeb Stuart; George, anh trai của Walt Whitman là người đầu tiên đăng ký vào danh sách quân đội liên bang vào năm 1861, và những nhân vật khác tham gia trong cuộc chiến vào nửa cuối năm 1862.
Câu chuyện của nữ y tá
Một số cá nhân có thể truyền cảm hứng cho chúng ta qua những hy sinh của họ trong cuộc chiến đẫm máu nhất của Hoa Kỳ.
Những đau đớn và vết sẹo tình cảm mà Louisa May Alcott phải chịu trong suốt cuộc xung đột này, đó là hậu quả của việc cô ấy làm y tá ở Hoa Thịnh Đốn, đây là điều mới mẻ đối với tôi. Ngày nay, chúng ta nhớ đến Alcott bởi những cuốn tiểu thuyết của cô ấy dành cho độc giả trẻ — tôi từng dạy một quyển “Những người phụ nữ nhỏ bé” —nhưng tôi không biết về những chấn thương và bệnh tật mà cô ấy đã trải qua khi cố gắng giúp đỡ những người lính bị thương và sắp chết. Cô ấy chỉ phục vụ 3 tháng ở một số bệnh xá, rồi bị mắc bệnh thương hàn, và được đưa về nhà cùng với cha cô ấy ở Boston, nơi này có những giai đoạn cô ấy ngất đi vì sốt và với những ký ức khủng khiếp về máu và nỗi thống khổ mà cô ấy đã chứng kiến trong bệnh xá. Sức khỏe của cô ấy không thể phục hồi lại hoàn toàn.
Khi xem lại tất cả lịch sử của Matteson, tôi nhận thấy lòng dũng cảm và sự kiên trì của Alcott vừa gây tình cảm và truyền cảm hứng cho tôi. Ngoài những khó khăn mà cô ấy phải chịu đựng khi làm một y tá thời chiến, cô ấy còn bị trầm cảm bị ảnh hưởng sâu sắc bởi cái chết của một người chị gái, và phải làm nhiều công việc khác nhau để giúp mẹ cô ấy kiếm sống do tài chính eo hẹp của cha cô.
Louisa May Alcott là một biểu tượng tinh thần trong quá khứ, người đã đương đầu một cách dũng cảm với hàng núi khó khăn và vẫn kiên trì vượt qua nó.
Người nghệ sĩ yêu nước
Ngày nay, một số người Mỹ miệt thị những người đã chiến đấu cho Liên minh miền Nam, trong một số trường hợp, họ còn phá bỏ tượng của binh lính và chính khách miền Nam, hoặc yêu cầu chúng ta xóa tên khỏi sách lịch sử. Khi chúng ta tham gia vào cuộc phá hủy liều lĩnh này hoặc hỗ trợ nó một cách thiếu suy nghĩ, chúng ta đã khiến mình mù quáng trước các sắc thái của lịch sử.
John Pelham là một trường hợp điển hình.
Trong lá thư gửi về nhà sau trận chiến ở Manassas, một trong những trận chiến lớn đầu tiên của cuộc chiến, chàng trai trẻ đến từ Alabama đã miêu tả sự tàn sát khủng khiếp của trận giao tranh ngày hôm đó: “Tôi vừa băng qua một bãi chiến trường và chứng kiến những xác người và ngựa bị biến dạng một cách đáng sợ. Những xác người không đầu, không tay và không có cả chân. Tôi đã chứng kiến toàn bộ những điều đó và còn nhiều thứ khủng khiếp hơn nữa, cho đến khi trái tim tôi như bị bóp nghẹt, chiến tranh không vinh quang rực rỡ như chúng ta thường đọc qua sự mô tả của các tiểu thuyết gia.”
Cũng trong lá thư ấy, John Pelham bổ sung: “Chúng ta đang chiến đấu cho quyền lợi và cho mái ấm gia đình mình. Chúng ta đang chiến đấu vì cuộc chiến chính nghĩa, một chính nghĩa thánh thiện. Kẻ xâm lược phải gánh chịu nhân quả mà anh ta đã làm và chúng ta đối mặt với anh ta để trưởng thành, để trở thành những nam nhân thực thụ.”
Bất chấp lý do mà John Pelham đã chiến đấu – cha anh là một chủ nô, một thực tiễn ngày nay được coi là một điều ghê tởm – Pelham tin rằng những điều thiết yếu như quyền lợi và ngôi nhà của chúng ta đáng để chiến đấu và hy sinh vì nó. Trong thời điểm mà một số quyền tự do của chúng ta dường như bị tấn công, Pelham là một lời nhắc nhở rằng việc bảo vệ các quyền tự do của con người có thể đòi hỏi sự hy sinh lớn lao.
“Một người con của Chúa”
John Matteson đặt tên trong chương giới thiệu về Arthur Fuller là: “Một người con của Chúa”.
Cũng giống như John Pelham, Bộ trưởng của Boston, Arthur Fuller, tin tưởng cuồng nhiệt vào lý tưởng đến mức ông sẵn sàng hy sinh cuộc đời mình vì nó.
Mặc dù thể trạng yếu đuối và bị mất một con mắt vì một tai nạn thời thiếu niên, Fuller vẫn tình nguyện làm tuyên úy trong quân đội Liên Minh. Anh ấy gia nhập đội quân Massachusetts thứ 16, cùng họ đi đến phía bắc Virginia, cố gắng giữ vững tinh thần và chăm sóc vết thương cho những người lính, nhưng cuối cùng lại bị đưa về nhà vì tình trạng sức khỏe của anh ấy không ổn. Sau đó, Fuller quay trở về trung đoàn của mình để tạm biệt đồng đội. Anh ấy gặp họ ngay trước trận chiến Fredericksburg, đọc một bài diễn văn và nói lời chào từ biệt, và sau đó, vì một số lý do mà chúng ta sẽ không bao giờ có thể hiểu hết, với giấy giải ngũ trong túi, Fuller khoác lên mình chiếc áo sĩ quan tham mưu, chọn một cây súng hỏa mai, và hy sinh ngay trong ngày đầu tiên của trận giao tranh.
Một trong số ít những bài diễn văn của Fuller đã được xuất bản, anh nói: “Niềm tin thúc đẩy một cuộc sống tốt đẹp và cũng đảm bảo cho một cái chết tốt đẹp…Ai sống tốt luôn chết tốt.”
Theo Matteson kể, những người từng biết Chaplain Fuller đã tranh luận liệu anh ấy có nên tham gia cuộc chiến vào ngày hôm ấy hay không. Đặt vấn đề đó sang một bên, theo cách nghĩ của tôi, có một chút băn khoăn rằng người đàn ông ấy đã trải qua cái mà anh ấy gọi là cái chết tốt đẹp, sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình vì một lý tưởng mà anh ấy tôn thờ.
Hỡi thuyền trưởng, thuyền trưởng của chúng tôi
Nhà thơ Walt Whitman rất tôn kính Abraham Lincoln. Matteson kể rằng nhà thơ đã được gặp Tổng Thống trong một vài sự kiện, và ông ấy sáng tác hai bài thơ để tưởng nhớ về Lincoln – “Hỡi thuyền trưởng! Thuyền trưởng của tôi!” và “Khi hoa li-la nở lần cuối trong sân – hai tác phẩm này được giữ gìn cho đến hôm nay trong các tuyển tập thơ và sách tại trường học. Cũng giống như Arthur Fuller, John Pelham, và hàng trăm hàng ngàn người khác, Abraham Lincoln từ biệt cuộc đời với hình ảnh là một người “tử vì đạo”.
Quyển sách “Nơi đáng sợ hơn cả địa ngục” đã nhắc nhở chúng ta về những gánh nặng khủng khiếp mà Lincoln phải gánh chịu trong nhiệm kỳ tổng thống, những quyết định giằng xé tâm can mà ông phải thực hiện, những bão tố chính trị trong nội các và trong chính phủ mà ông phải tranh đấu. Bằng cách kết hợp các bản phác thảo về Lincoln và với những ấn tượng của Whitman về ông qua những khó khăn với cương vị tổng thống, Matteson mang đến cho độc giả những hiểu biết sâu sắc về quyết tâm của Lincoln trong việc kiên trì nỗ lực cứu Liên minh và sau đó là xóa bỏ chế độ nô lệ
Khi chúng ta trải qua những giai đoạn khó khăn hoặc bị bủa vây bởi những tình huống khó xử về đạo đức, Lincoln có thể là một ví dụ về một người đàn ông luôn đi theo những gì mà ông ấy xem đó là con đường chính nghĩa.
Tương lai và những cuộc viếng thăm quá khứ
Khi tôi còn là một đứa trẻ, có một chuỗi những chương trình được gọi là “Tuổi thơ và những người Mỹ nổi tiếng” đã thu hút sự chú ý của tôi. Tôi không nhớ có bao nhiêu cuốn tiểu sử màu cam hoặc màu xanh đó đã qua tay tôi, từ Robert E.Lee đến George Washington rồi đến Betsy Ross, và tôi thật sự cần những bài học về lãnh đạo và cuộc sống mà họ đã dạy, và những câu chuyện về họ đã giúp định hình con người tôi và những gì hiện tại tôi đang làm.
Và cho đến hôm nay, 60 năm sau và trong những năm tháng của tuổi xế chiều, tôi vẫn thấy bồi hồi khi đọc về những con người vĩ đại trong quá khứ, những thành tựu của họ, những cuộc đấu tranh và thậm chí cả những thất bại của họ. Những câu chuyện về họ đã động viên tôi tiến về phía trước, mong muốn làm những điều đúng đắn, để trở thành một con người tốt đẹp hơn. Louisa May Alcott, John Pelham, Chaplain Arthur Fuller và rất nhiều những con người Mỹ khác nữa – lời nói và hành động của họ có thể làm lắng đọng sự mạnh mẽ trong tâm của tôi, nhắc nhở tôi về những điều tốt đẹp trên thế giới này, những lý tưởng đáng để chiến đấu vì nó, và những điều chính nghĩa đáng được tôi ủng hộ và cam kết thực hiện.
Hoàng Long biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times