Chặn Mặt trời, Di chuyển Hành tinh, Cứu Thế giới!
Những cá nhân kiêu căng ngạo mạn không chỉ phô bày ra một thái độ đối kháng với các tôn giáo, với các vị thần, hoặc là với Đức Chúa Toàn Năng, mà là thứ bản chất nhất của họ, đó là bạo lực, hung hãn và sự truy cầu thống trị.
Trong một số năm gần đây chúng ta đã có ít nhất ba khái niệm kinh ngạc dị thường từ những con người của giới tinh hoa siêu giàu và siêu quyền lực, những người không cần qua bầu cử nhưng dường như có ảnh hưởng đặc biệt đối với các chính phủ, các học khu và cả cuộc sống lao động của những người dân bình thường nhất.
Không theo trình tự cụ thể, ba ý tưởng đó chính là:
Thứ nhất, đó là con người có thể lên Sao Hỏa và sinh sống ở đó. (Bất kỳ ai? Hiển nhiên, đó là một tầm nhìn quá vĩ đại)
Thứ hai, thật tốt là NASA có thể chi 324.5 triệu USD để phóng một chiếc hỏa tiễn vào không gian để cứu thế giới. Kế hoạch cứu thế giới này liên quan đến việc va chạm với một tiểu hành tinh để làm lệch quỹ đạo của nó. Điều này làm tôi nhớ đến Oedipus*, người đã vô tình tìm thấy một lời tiên tri rằng ông sẽ giết cha và kết hôn với mẹ của mình, đào thoát khỏi thành Corinth của Hy Lạp, và với việc chạy trốn này, một cách vô tình ông đã hoàn thành lời tiên tri. Có lẽ chúng ta có thể gọi đây là Quy Luật Của Những Hậu Quả Ngoài Ý Muốn.
Thứ ba, và có lẽ là cái đáng lo ngại nhất trong tất cả, họ có một kế hoạch để phát triển công nghệ là mờ mặt trời. Công nghệ làm mờ Mặt trời? Cái gì vậy? Có phải chúng ta sẽ ngăn chặn ánh sáng mặt trời? Ngoài tất cả các nhân tố khác có liên quan đến việc biến đổi khí hậu, có một điều nổi bật mà tôi đã học được từ quyển sách năm 2021 của tác giả Jeremy Nieboer “Khí hậu: Mọi việc đều rất tốt, Mọi thứ đều sẽ rất tốt,” đây chỉ là một phần nhỏ trong một nghiên cứu đáng kinh ngạc: “Một phân tích về 75,225,200 trường hợp tử vong ở 13 quốc gia trên phạm vi toàn cầu với đủ các điều kiện thời tiết khác nhau trong suốt giai đoạn từ năm 1985 đến 2012, đã tiết lộ rằng thời tiết lạnh gây ra tử vong cao gấp 20 lần so với thời tiết nóng.” Tôi đoán rằng việc che chắn khỏi mặt trời sẽ làm cho chúng ta lạnh hơn, và rồi… Hừm.
Những hành vi ngạo mạn
Sự kiêu ngạo của Prometheus* đã truyền ngọn lửa trộm được cho con người. Tác phẩm “Prometheus Mang Lửa đến cho Loài Người,” khoảng năm 1817, họa sĩ Heinrich Fuger. Tranh sơn dầu trên vải. (Ảnh: Tài sản công)
Những ai đã từng đọc các bài viết của tôi sẽ biết rằng tôi không phải là một nhà khoa học và tôi cũng không giả vờ trở thành bất kỳ ai; sở thích của tôi là thần thoại và những điều mà các câu chuyện đó có thể mang đến. Thông thường, những điều mà các câu chuyện thần thoại nói lên chính là những sự thật tâm lý sâu sắc nhất – chân thực hơn rất nhiều lần so với khoa học thực chứng, thứ mà dường như sẽ bị thay đổi mỗi khi khuynh hướng chính trị bị dao động. Trận đại dịch vừa diễn ra và các câu hỏi về vaccine chỉ là một trường hợp điển hình.
Như vậy câu chuyện thần thoại nào có liên quan nhất để lý giải về những hành động liều lĩnh, nguy hiểm và vô trách nhiệm này? Đó không phải là một thần thoại, mà là một từ ngữ—một từ ngữ mà người Hy Lạp đã áp dụng cho tất cả những hành vi thuộc loại này—Ngạo Mạn.
Vậy chính xác thì ngạo mạn là gì? Ví dụ ưa thích của tôi là từ những câu chuyện thần thoại cổ xưa, chính là cái mà tôi đã đề cập đến trước đó. (Hãy xem bài viết trước của tôi, một phần của loạt bài viết “Những câu chuyện thần thoại dành cho Thời Đại của Chúng ta”, “Capaneus và Kỷ Nguyên Ngạo Mạn”). Trong cuộc tấn công vào thành Thebes, Capaneus đã thét lên rằng “Ngay cả Zeus cũng không thể ngăn cản ta,” bởi vì sự báng bổ này, thần Zeus đã giáng xuống ông ta một đòn sấm sét, bởi vì theo sau sự ngạo mạn này (như người Hy Lạp đã biết) là một vị thần khác, nữ thần Nemesis hay còn gọi là nữ thần trừng phạt.
Tuy nhiên hãy để chúng ta xem xét khái niệm này thêm một chút nữa. Điều này bắt đầu từ Thời Kỳ Khai Sáng. Hãy lưu ý rằng chữ “sáng” trong từ khai sáng gợi nhớ đến sự ngạo mạn của Prometheus đã truyền ngọn lửa mà ông lấy cắp được cho loài người: và lửa tạo ra ánh sáng. Những nhà tư tưởng của Thời Kỳ Khai Sáng, theo triết học gia John Gray thì họ “Họ tin rằng họ đang tái tạo lại chủ nghĩa ngoại giáo, nhưng họ thiếu hiểu biết của ngoại giáo về nguy cơ của sự kiêu ngạo. Với rất ít trường hợp ngoại lệ, những nhà bác học này thật sự là những người theo Thiên Chúa Giáo mới, những người truyền giáo theo một loại phúc âm mới viển vông hơn bất cứ thứ gì trong tín điều mà họ tưởng rằng họ đã từ bỏ.”
Tất nhiên, loại phúc âm mới này đã thay thế cho Cơ Đốc Giáo và tất cả các tôn giáo có tổ chức khác, là phúc âm của “lý luận.” Thông qua lý luận, loài người có thể tạo ra thiên đường trên mặt đất và được tự do khỏi Đức Chúa Trời một lần và mãi mãi.”
Tôn thờ Lý luận
Phúc âm lý luận đã bắt đầu thay thế cho tất cả các tôn giáo có tổ chức trong suốt Thời Kỳ Khai Sáng. Lý Luận, là nhân vật được đặt ở vị trí trung tâm, nắm giữ một cây thương, được bao quanh bởi Thông Thái (cầm một tấm gương), Lời Khuyên (cầm một quyển sách), và Kiến Thức (cầm một ngọn đuốc). Tác phẩm “The Triumph of Reason – Tiếng Kèn Lý Luận”, thể kỷ 18, họa sĩ Carlo Innocenzo Carlone. Tranh sơn dầu trên vải. (Ảnh: Tài sản công)
Tuy nhiên, nhà tâm lý học phân tích James Hollis đã quan sát một cách chính xác: “Niềm tin ngạo mạn của chúng ta cho rằng chúng ta đang kiểm soát chính mình và quy luật tự nhiên chỉ làm cho chúng ta càng mất ý thức hơn về những gì đang hoạt động bên trong chính mình”.
Sự mù quáng đối với các lực lượng đang tồn tại bên trong chúng ta một cách vô thức – vì tất cả những cái gọi là lý luận đang được thực hành – đã dẫn đến hai lần Thế Chiến, và vẫn còn tồn tại mãi đến ngày nay. Chủ nghĩa cộng sản chỉ là một biểu hiện của nó mà thôi bởi vì nó chính là xuất hiện trong chủ nghĩa khoa học duy vật.
Có vẻ hơi phóng đại khi nói rằng những cuộc chiến tranh thế giới được gây ra bởi việc tôn sùng lý luận này. Trên thực tế, việc tôn sùng lý luận chính là những gì đã được bắt đầu từ Thời Kỳ Khai Sáng và vẫn luôn duy trì cho đến tận bây giờ. Bằng chứng là địa vị và thẩm quyền dường như không hề bị nghi vấn của khoa học cũng như những chuyên gia của nó. Đó không chỉ là một sự phóng đại mà còn là một sự mỉa mai sâu sắc mà đại diện điển hình là Oedipus. Những người cuồng tín của tín điều này đặc biệt tìm mọi cách để hủy hoại Cơ Đốc Giáo và tất cả các tôn giáo khác, những thứ mà họ cho là mê tín, và phải được thay thế bằng lý lẽ.
Họ dựa vào tôn giáo để biện minh lý do cho chiến tranh, thập tự chinh, điều tra dị giáo và tất cả các tệ nạn của thế giới. Nếu một người muốn thay thế tôn giáo bằng lý lẽ, thì ngày mà cả thế giới trở thành một nơi tốt đẹp sẽ không còn xa nữa: thiên đường nhân gian đã sắp đến rồi, là một thực tế ảo tưởng.
Mặt đen tối của Ngạo mạn
Những cá nhân kiêu căng ngạo mạn thường biểu hiện đặc tính bạo lực và hung hãn, tìm kiếm sự xâm lược. “Kỵ sĩ, Thần Chết, và Ma Quỷ”, tác phẩm thuộc thế kỷ 16, được cho là của Jakob Züberlin. Tranh sơn dầu. John G. Bộ sưu tập Johnson, năm 1917, Bảo Tàng Nghệ Thuật Philadelphia, thành phố Philadelphia. (Ảnh: Tài sản công)
Tuy nhiên đối với tính kiêu ngạo, khi chúng ta đào sâu hơn nữa, thì nó không chỉ đơn giản là việc coi thường Zeus và các vị thần, hoặc Cơ Đốc Giáo và các tôn giáo khác; Còn có những tầng diện thâm sâu hơn. Trong quyển sách “A Brief Guide to Classical Civilization – Hướng Dẫn Đơn Giản Về Nền Văn Minh Cổ Điển” của mình, tác giả Stephen Kershaw viết như sau: “Sự kiêu ngạo còn vượt xa hơn cả một thái độ – nó tự bộc lộ chính mình qua hành vi bạo lực hoặc kiêu căng. Đó là một từ ngữ Hy Lạp để diễn đạt về GBH (Grievous Bodily Harm – Hành Động Tổn Thương Nghiêm Trọng).”
Phát triển xa hơn về khía cạnh này, tác giả Peter Johns, trong quyển sách của mình “Eureka! Everything You Wanted to Know About the Ancient Greeks but Were Afraid to Ask – Tìm Ra Rồi! Tất Cả Mọi Thứ Quý Vị Muốn Biết Về Hy Lạp Cổ Đại Nhưng Không Dám Hỏi,” đã viết về kiêu ngạo như sau:
“… lúc ban đầu có nghĩa là thực hiện hành vi bạo lực thể chất với một ai đó; nói rộng hơn ra, nghĩa là làm mất mặt một ai đó để có thể đạt chiếm được ưu thế cao hơn so với họ, để thể hiện cho người khác thấy rằng ai mới là ông chủ, cả về mặt thể chất và xã hội. Mục đích là để hạ cấp và giảm giá trị của người khác, như triết học gia Aristotle đã nói, đó là để tận hưởng niềm vui tuyệt đối khi phô trương sự ưu việt của bạn. Đó không phải là cái gì đó mà một người Hy Lạp tự hào có thể lấy từ người khác; và không một vị thần nào có thể lấy từ bất kỳ người phàm tục nào cả.”
Nói cách khác, những cá nhân kiêu căng ngạo mạn không chỉ phô bày ra một thái độ đối kháng với các tôn giáo, với các vị thần, hoặc là với đức Chúa Toàn Năng, mà là cái bản chất nhất của họ, nó là bạo lực, hung hãn và truy cầu sự thống trị. Đột nhiên xuất hiện trong tâm trí tôi lúc này là quyển sách của tác giả J.R.R. Tolkien “The Lord of the Rings – Chúa Tể của những Chiếc Nhẫn,” trong đó chúng ta có Sauron, vị Chúa Tể Bóng Tối, tìm kiếm sự thống trị đối với tất cả sinh vật sống ở Middle Earth.
Thuộc địa hóa Sao Hỏa, bắn hạ các tiểu hành tinh, và ngăn chặn ánh sáng mặt trời chắc chắn chính là những hành vi tột cùng kiêu ngạo và hung hãn. Những hành vi như thế đã nói lên rằng: Chúng ta có thể kiểm soát cả vũ trụ! Quý vị hãy chờ xem!
Điều ở bên trên tất cả của loại thái độ ghê tởm này, thì các cá nhân bộc lộ ra những điều càn quấy này cũng là dấu hiệu cho thấy phần bản chất nhất về đức hạnh của họ. Họ không chỉ làm việc rất tốt, mà còn là đang cứu lấy thế giới. Họ sẽ là vị cứu tinh của nhân loại. Chúng ta không cần phải cầu nguyện hay tán dương các vị thần hoặc Thiên Chúa, nhưng phải ca ngợi họ!
Người bạn lâu năm và đồng thời cũng là đối tác kinh doanh của tỷ phú Warren Buffett, ông Charlie Munger đã từng đau buồn nhận xét rằng “Trong mỗi từng kỷ nguyên … một quốc gia dù vĩ đại đến đâu, vào thời điểm nhất định, cũng sẽ bị hủy hoại … lượt của chúng ta nhất định cũng sẽ đến. Tuy nhiên tôi lại không thích nghĩ quá nhiều về điều này.” Có ai thích nghĩ về điều đó chứ? Hoa Kỳ là một quốc gia tuyệt vời, cũng có thể là vĩ đại nhất trên khắp thế giới, tuy nhiên với việc những loại người kiêu căng ngạo mạn như vậy ngày càng giữ nhiều vai trò quan trọng hơn, thì khoảng thời gian còn lại trước khi trở nên suy tàn đã bị rút ngắn đi rất nhiều, và theo sau sự kiêu căng ngạo mạn đó chính là Nemesis, và Nemesis lại chính là nữ thần của sự trừng phạt.
Quý vị sẽ không bắt đầu chỉ huy cả mặt trời và các hành tinh ở xung quanh mình, và rồi nghĩ rằng chúng sẽ không quay lại để báo thù đúng không?
Chú thích của dịch giả:
Oedipus và nhân sư Oedipus là một vị vua huyền thoại của Thebes, người anh hùng có số phận bi thảm trong thần thoại Hy Lạp.
Hoàng Long biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times.