Thông điệp ẩn sau đồng xu Fugio của ngài Ben Franklin
Đồng xu đầu tiên được lưu hành sau khi Hoa Kỳ mới lập quốc chính là đồng xu Fugio. Đồng xu này do ngài Benjamin Franklin thiết kế, và đôi khi còn có tên gọi khác là ‘đồng Franklin.’
Có lẽ Hoa Kỳ sẽ không trở nên chính trị hóa như vậy nếu tất cả chúng ta đều làm theo một lời khuyên hữu ích từ ngài Benjamin Franklin.
Trong cuốn sách năm 1737 của ngài Franklin, cuốn “Poor Richard’s Almanac” (Biên niên sử Richard Nghèo), ông đã chỉ ra ý nghĩa phía sau đồng tiền, theo cả nghĩa trên bề mặt và nghĩa bóng: “Một đồng tiết kiệm được đồng nghĩa với xóa nợ được hai đồng.” Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, ngài Franklin, người nổi tiếng với những câu nói bất hủ, chưa bao giờ viết câu này: “Để dành được một đồng cũng chính là kiếm được một đồng.”
Đồng xu đầu tiên được lưu hành sau khi Hoa Kỳ mới lập quốc chính là đồng xu Fugio bằng đồng. Đồng xu này do ngài Benjamin Franklin thiết kế, và đôi khi còn có tên gọi khác là “đồng xu Franklin.” Nói một cách chính xác, một số đặc điểm của đồng xu này đã được dùng cho các loại đồng xu và tiền tệ được đề nghị trước đây tại các nước thuộc địa, nhưng chúng chưa bao giờ được ban hành cũng như không có giá trị.
Đồng Fugio được tạo ra để đối phó với tình trạng thiếu tiền xu nhỏ [để lưu hành] trong suốt thời điểm đó, vì các nước thuộc địa đã ngán ngẩm với việc phụ thuộc vào nguồn cung cấp tiền xu từ Vương quốc Đại Anh (Great Britain, Đại Anh), đặc biệt là những đồng xu nhỏ bằng đồng, do việc sản xuất các đồng xu này đã tạm dừng vào năm 1775. Vào khoảng giữa những năm 1780, người ta ước tính rằng khoảng 2/3 số đồng xu bằng đồng được giao dịch ở Đại Anh đã bị làm giả, sau đó vào năm 1887, Đại Anh đã bắt đầu sử dụng mã thông báo Conder bằng đồng do doanh nghiệp tư nhân sản xuất cho tiền xu có mệnh giá thấp hơn.
Ở mặt sau của đồng xu Franklin, được giới thiệu vào năm 1787, có 13 vòng tròn tượng trưng cho 13 thuộc địa ban đầu. Những vòng liên kết này tạo thành một chuỗi liên tục, bao quanh dòng chữ “We Are One,” cùng với dòng chữ “United States.”
Ngoài ý nghĩa mang tính biểu tượng rộng lớn hơn của đồng xu, ngài Franklin xem số 13 là một con số quan trọng theo triết lý riêng của ông. Xuyên suốt thiết kế của đồng xu, ngài Franklin đã lồng vào đó các quan điểm của ông về luân thường đạo lý và phẩm hạnh cùng với thông điệp theo nghĩa trên bề mặt và mang tính biểu tượng. Ông đã [tính toán] để đưa ra một trọng lượng chính xác là 10 gam chất liệu đồng, hay 157.5 gren (đơn vị đo trọng lượng tương đương với 0.0648 gam). Ngay cả chi tiết bổ sung vi tế là các góc cạnh có rãnh cũng thể hiện một sự tôn trọng đối với tiêu chuẩn đạo đức trong lịch sử và mối quan hệ với tiền tệ bởi vì chi tiết này cũng ngăn chặn việc đồng xu bị cắt nhỏ hay làm giả.
Và hơn thế nữa. Vào năm 1752, ngài Franklin công khai ủng hộ sự thay đổi để lịch Gregory được sử dụng phổ biến trên khắp các Thuộc Địa. Trước đó, chỉ có một vài thuộc địa khác nhau tuân theo cùng năm dương lịch. Lịch Gregory phù hợp với 13 tuần theo bội số của bốn, tương đương với tổng số 52 tuần. Bốn lần mỗi năm, mỗi tuần tương ứng với một trong những phẩm chất cốt lõi của ông để phát triển cá nhân.
13 vòng tròn lồng vào nhau trên thiết kế của đồng xu tượng trưng cho các thuộc địa và những phẩm chất của ngài Franklin. Ông tin rằng mỗi người nên chịu trách nhiệm xây dựng tính cách của chính mình. Với mong muốn phát triển bản thân, ông đã đề xướng 13 đức tính [để tự rèn luyện] như sau:
- Điều độ. Ăn không đến ngán; uống không quá nhiều.
- Yên lặng. Chỉ nói những điều có lợi cho mình hoặc người khác, tránh các cuộc hội thoại vặt vãnh [không cần thiết].
- Trật tự. Sắp xếp mọi thứ đúng chỗ; phân chia công việc theo thời gian hợp lý.
- Kiên định. Quyết tâm làm điều phải làm và đã làm thì làm cho bằng được.
- Tiết kiệm. Không nên tiêu xài hoang phí nếu như không mang lại điều có ích cho bản thân hoặc mọi người, chẳng hạn như không lãng phí bất cứ thứ gì.
- Chăm chỉ. Đừng phí hoài thời gian vô ích; luôn sử dụng thời gian vào những việc hữu ích; loại bỏ những việc làm không cần thiết.
- Chân thành. Không dùng mánh khóe hại người; suy nghĩ ngay thẳng và chính trực, và, nếu phát ngôn thì nói đúng những gì mình nghĩ.
- Công bình. Không làm điều xấu với bất cứ ai, hay gạt bỏ bổn phận của bản thân là làm điều tốt cho người khác.
- Tiết chế. Tránh đi sang cực đoan, lùi một bước biển rộng trời cao.
- Sạch sẽ. Giữ gìn bản thân, trang phục, và nơi ở sạch sẽ.
- Thanh tĩnh. Không bị dao động bởi những điều nhỏ nhặt, hoặc những rủi ro thường gặp hay tình huống bất khả kháng.
- Khiết tịnh. Tiết chế dục vọng, chỉ để duy trì nòi giống và vì sức khỏe, không để cho sự mê mờ, yếu nhược, hoặc làm tổn hại đến hạnh phúc và thanh danh của bản thân và người khác.
- Khiêm nhường. Noi gương Chúa Jesus và triết gia Socrates.
Trong triết lý của ông về tiến trình phát triển bản thân, ông tin rằng mọi người nên dành mỗi tuần để thực hành từng phẩm chất tương ứng này. Sau 13 tuần, khi mỗi đức tính đã được thực hành, chu kỳ tương tự lại bắt đầu, và việc này sẽ lặp lại bốn lần trong một năm. Ngài Franklin tin rằng nếu mỗi người tập trung vào những đức tính này trong suốt một tuần, bốn lần mỗi năm, thì chắc chắn họ sẽ thăng hoa.
Điều này phản ánh niềm tin của ngài Franklin rằng đức hạnh không tự nhiên đến với nhân loại mà chỉ có thể đạt được theo năm tháng với sự rèn luyện nghiêm túc. Đây là một lý do mà ngài Franklin xem thời gian là vô cùng quý giá, và ông tin rằng nền tự do của một quốc gia được tạo lập bởi nỗ lực của mỗi cá nhân trong việc phát triển bản thân mình. Là một người theo chủ nghĩa khắc kỷ, ông hiểu được cuộc đời là mong manh và hữu hạn, cho đến tầm quan trọng của việc quý trọng thời gian của người khác, cũng như của chính mình. Trái ngược với những lời đồn đại, ngài Franklin không phải là người phát minh ra giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày (DST), nhưng chắc chắn ông tin vào tầm quan trọng của một lịch trình nghiêm ngặt để tận dụng tốt nhất thời gian ban ngày và sự thăng hoa của cá nhân trong suốt cuộc đời của mỗi người.
Tương tự như vậy, điều này cũng được thể hiện trên đồng xu Fugio. Mặt trước của đồng xu là hình một mặt trời đang mỉm cười và chiếu xuống một chiếc đồng hồ mặt trời, và bên trong đồng hồ mặt trời là các giờ trong ngày. Từ Fugio được in ở bên trái là một từ trong tiếng Latinh có nghĩa là “Tôi bay lên,” hoặc “Tôi biến mất,” nhưng từ này được nhìn nhận nhiều hơn về mặt triết học và lịch sử với một ý nghĩa khác là “thời gian trôi nhanh,” một chủ đề được phản ánh trong ba từ trên đồng xu Fugio.
Lời khuyên từ ngài Franklin
Ở phía dưới mặt trước của đồng Fugio là lời khuyên của ngài Franklin. Trên đồng xu có khắc dòng chữ: “Hãy Đặt Tâm Vào Công Việc Của Mình.” Bằng cách này, ông muốn nói theo đúng nghĩa bề mặt rằng mỗi người hãy tập trung làm tốt việc của mình. Một số sử gia đã liên kết ý nghĩa của câu nói này với đồng xu Fugio, như một sự đồng tình với câu một câu nói cổ “tempus fugit” (Tạm dịch từ tiếng Latinh: “Thời gian trôi nhanh”) và “carpe diem,” (Tạm dịch từ tiếng Latinh: “Nắm bắt thời gian”), có thể được hiểu là “Time flies, so do your work” (Tạm dịch: “Thời gian trôi nhanh, vậy nên hãy làm việc của quý vị,”) hoặc, “Time flies, so use it wisely!” (Tạm dịch: “Thời gian trôi nhanh, vì vậy hãy sử dụng nó một cách khôn ngoan!”).
Ông có ý nói “Hãy đặt tâm vào công việc của mình” cả về mặt xã hội lẫn nghĩa trên bề mặt, và tôi tin rằng toàn bộ những gì ông làm đều hướng đến điều này. Ngài Franklin là một nhà phát minh, nhà cải cách, một văn nhân có sức thuyết phục, một triết gia, chính trị gia, và là một trong những vị Tổ phụ Lập quốc của Hoa Kỳ. Bản thân ông không phải là người ủng hộ ‘laissez faire, per se’ (“Tự do kinh tế”, một từ gốc từ tiếng Pháp với nghĩa trên bề mặt là “để cho họ tự làm đi”). Tuy nhiên, là một người yêu tự do, theo chủ nghĩa khắc kỷ thực dụng, ông tin rằng mỗi người nên cố gắng ở mức tối đa trong công việc và cuộc sống cá nhân để đa số mọi người đều có thể cùng nhau sống một cuộc đời tốt đẹp hơn.
Ngày nay, Hoa Kỳ phải đối mặt với tình trạng thiếu tiền xu, giá trị tiền tệ giảm mạnh, quan niệm đạo đức ngày càng suy đồi, nguy cơ tiền tệ mất giá, Luật Gresham và sự ra đời của mã kim như một dạng tiền tệ rẻ hơn, chính sách ngân hàng dự trữ bán phần của Cục Dự trữ Liên bang, các biện pháp kiểm soát tiền tệ và tài khóa của chính phủ bằng đồng tiền pháp định và không gắn với các loại hàng hóa có giá trị, các chương trình phúc lợi mở rộng, các kế hoạch tái phân phối đang diễn ra, các cuộc chiến tranh không hồi kết, và nhiều vấn đề khác nữa.
Nắm rõ những giá trị đạo đức liên quan đến tiền mà ngài Franklin đưa ra là điều giúp ngăn chặn sự suy giảm giá trị của loại tiền tệ đó. Đây là lý do tại sao, trong suốt chiều dài lịch sử, rất nhiều người khôn ngoan và có đạo đức cùng những quốc gia đã quay trở về với những quan niệm đạo đức tương tự khi tiền tệ lưu hành bắt đầu phá giá. Tiền tệ và đạo đức có mối liên hệ mật thiết với nhau theo cách mà tiền tệ nếu không đi kèm với giá trị đạo đức thì không còn là tiền [có giá trị] nữa, và đạo đức mà thiếu sự trân quý đối với đồng tiền thì không còn là đạo đức nữa.
Rốt cuộc, lời khuyên của ngài Franklin trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, và cuộc sống theo cả nghĩa trên bề mặt và nghĩa bóng chính là: Hãy đặt tâm vào công việc của mình.
Thục Nhã biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch times