Độc giả cảm thấy cấp thiết phải đi trên con đường hướng thiện sau bài viết ‘Vì Sao Có Nhân Loại’
Lần đầu tiên khi ông Robert Ranck đọc bài viết “Vì Sao Có Nhân Loại” của Đại Sư Lý Hồng Chí công bố trên The Epoch Times, ông đã rất kinh ngạc. Đến mức ông đã ngồi lặng đi suốt 10 phút sau đó hồi tưởng lại trong đầu những điều ông vừa đọc. Bài viết đã làm sáng tỏ rất nhiều điều mà ông đã tin tưởng trong suốt cuộc đời mình, dù là thông qua trực giác hay trải nghiệm thực tế, nhưng ông đã chưa thể sắp xếp, diễn đạt thành lời, hay chia sẻ được với những người khác.
“Chỉ có mình thôi sao?” ông nghĩ. Sau khi đọc bài viết, ông Ranck, một người làm việc trong lĩnh vực sáp nhập và mua lại, nhận ra ông không đơn độc trong thế giới này. Không chỉ không đơn độc, Pháp Luân Công, môn tu luyện tinh thần do Đại Sư Lý sáng lập ra, đã được truyền rộng tới hơn 100 quốc gia trên thế giới kể từ khi môn tu luyện này được phổ truyền ra công chúng vào những năm 1990.
Trên thực tế, nhiều độc giả đọc bài viết nói trên đã đang trải nghiệm chính xác những gì ông Ranck cảm thấy.
Kể từ khi The Epoch Times đăng tải bài viết “Vì Sao Có Nhân Loại” vào hôm Giao thừa của Tết Nguyên Đán (2023), rất nhiều phản hồi đối với bài viết đã đang liên tiếp được gửi tới tòa soạn. Mặc dù sự lý giải của độc giả về bài viết khá đa dạng, nhưng nhiều độc giả đều có lĩnh hội tương tự nhau. Đối với họ, bài viết về nguồn gốc của nhân loại cũng giải thích cho họ mục đích làm người, và khẳng định với họ con đường hướng thiện.
Một giọt nước nhỏ xíu xiu
Bài viết miêu tả các giai đoạn của sinh mệnh và vũ trụ, và chủ đề này đã tác động mạnh đến nhiều độc giả.
Phi công về hưu Rosina Yriart cho biết, là một Cơ Đốc nhân, bà có thể thấy toàn bộ quá trình được miêu tả trong bài viết một cách rõ ràng.
“Không ai biết khi nào tận thế sẽ tới, nhưng dường như đã gần kề rồi là vì tất cả những việc làm bất hảo đã gây ra,” bà Yriart nói. “Không có xem trọng sự sống … sát sinh, tàn ác, chúng ta không thể cứ tiếp tục con đường này và lại mong muốn sống sót. Nếu chúng ta không thay đổi lối sống – thì có những dấu hiệu ngày tận thế đang cận kề.”
Một câu trả lời cho vấn đề này là sự vô vọng. Thậm chí có thể dễ dàng cảm thấy rằng ngay cả khi một người là người tốt, thì cũng sẽ không thể tác động gì được nữa. Tuy nhiên với một số độc giả, lời nhắc nhở được đưa ra trong bài viết đã khơi dậy sự thiện lương và củng cố đức tin của họ.
“Tôi nghĩ rằng trong sâu thẳm con người chúng ta, chúng ta tin rằng chúng ta được tạo ra với hình tượng của Chúa. Một cách thực sự, chúng ta tin rằng chúng ta là những sinh mệnh có Thần tính,” bà Yriart chia sẻ. “Tôi thích ý tưởng nhấn mạnh về sự thiện lương. Đang đi tìm chân lý – hãy tưởng tượng điều đó!”
Trong một thế giới mà con người bị giới truyền thông và văn hóa tấn công khiến họ rời xa Chúa, bà Yrirat nói bà cảm thấy lạc quan khi biết về Pháp Luân Công. Là một người bà, bà đã chán nản khi chứng kiến các tôn giáo vốn được thể chế hóa đang khiến những người trẻ tuổi rời xa Thần, và văn hóa hiện đại ngăn cản họ hiểu về Chúa. Nhưng khi đọc bài viết này, bà đã được truyển cảm hứng để trích một câu từ bài viết để đề vào thiệp mừng sinh nhật cho cô cháu gái 15 tuổi của mình. Sau khi nhận đọc tấm thiệp, biểu cảm trầm tư của cháu gái khiến bà Yrirat nhận ra đây chính là một hướng đi về phía trước.
“[Pháp Luân Công] có thể mang lại sự tín Thần mà chúng ta rất cần để thu hút giới trẻ,” bà nói. “Dường như môn tu luyện này trao cho con người một cơ hội để làm người tốt hơn. Trở nên thiện lương, thật quan trọng làm sao? Đó là một cách đơn giản để dạy về sự tín Thần mà không cần đến sự phức tạp của những nghi lễ trọng đại. … Chúng ta trở thành một người siêu thường khi chúng ta hiểu về chính con người chúng ta, và về mối quan hệ của con người với vũ trụ này.”
Đọc bài viết khiến bà “càng thấy thôi thúc hơn [phải tìm hiểu Pháp Luân Công],” bà Yriart cho hay. “Thiền định ra sao nhỉ? Tu luyện như thế nào? Bây giờ tôi sẽ đi nghiên cứu thêm.”
Tín ngưỡng và tôn giáo rất quan trọng với bà Yriart trong suốt cuộc đời; bà đã luôn cố gắng tới nhà thờ vào mỗi Chủ Nhật và nghe Thánh lễ trên đài phát thanh khi bà không thể tham dự. Bà đã tới Hoa Kỳ vì Hiến Pháp Mỹ, để rồi thấy các nhà thờ bị đóng cửa vì những lý do chính trị trong những năm gần đây. Biết về Pháp Luân Công đã cho bà thấy hy vọng về “sự hồi sinh tín ngưỡng” đang trong tầm tay trong xã hội này. Bà đã chia sẻ bài viết này với một người bạn của mình và nhận được trả lời rằng người bạn sẽ cần đọc ít nhất ba lần.
“Có một đấng tối cao, có một Đấng Sáng Thế Chủ, và chúng ta không thể cứ tiếp tục phớt lờ điều đó trong xã hội,” bà nói. “Thực tế đó khiến chúng ta trở thành người tốt hơn. Thế nên chúng ta không phải là sinh vật lớn nhất, mạnh nhất, thông thái nhất trong vũ trụ này.”
“Chắc chắn chúng ta cần tín Thần nếu chúng ta muốn nền văn minh tồn tại, đó là quan điểm của tôi,” bà nói. “Tôi rất biết ơn vì bài viết này được công bố.”
Ông Thomas Brandow, cũng là một người ông, nói rằng những điều ông lĩnh hội được cũng tương tự: “Hãy đối xử tốt với người khác.”
Hai ông bà Brandow nuôi dạy ba người cháu – là vận động viên trượt băng chuyên nghiệp, họ sống trong một thị trấn nhỏ mà theo miêu tả của ông là “gần vùng nông thôn.” Ông về hưu sớm, và hiện tại họ có cuộc sống bình lặng và chỉ “ngắm nhìn thế giới trôi qua”.
Đối với ông Brandow, bài viết của Đại Sư Lý Hồng Chí đã tái khẳng định đức tin của ông về sứ mệnh của mình, cho dù những người khác có thể nghĩ điều đó nhỏ nhoi ra sao.
“Nếu chúng ta so sánh với vũ trụ về một phương diện nào đó, chúng ta chỉ là một giọt nước bé xíu xiu, nhưng chúng ta vẫn có một sứ mệnh,” ông bày tỏ. Ông Brandow cho biết [bài viết] đánh thức niềm tin sâu sắc của ông rằng “tất cả chúng ta đều là những linh hồn đang phải vượt lên trên những khó khăn mà cuộc sống trên trái đất này mang đến.”
“Tôi không nghĩ rằng cuộc sống này là một bữa tiệc, tôi nghĩ luôn có những khó khăn khi sống qua mỗi ngày, trong khi phải chăm sóc cho cá nhân, gia đình và cộng đồng của chúng ta,” ông nói. “Sự khó nhọc đó biểu hiện trên bề mặt không chỉ là trách nhiệm hàng ngày của chúng ta mà còn là cho linh hồn mà chúng ta mang theo.”
Ông Ranck cũng cảm thấy bài viết chỉ rõ sứ mệnh của ông trên trái đất.
Ông chia sẻ rằng ông đã trải qua một tuổi thơ khó khăn, và trước đó từng nghĩ tại sao điều đó lại xảy ra với mình.
“Nhưng có lẽ đây là một khảo nghiệm cho tôi. Có thể tôi đã tự tạo ra khảo nghiệm đó,” ông nói. Ông cảm thấy mình từng sống những kiếp sống trước đây, và ông, linh hồn của ông đã tới trái đất một cách có chủ ý. “Tôi cảm thấy rằng tôi đã tự đặt bản thân mình vào đây và đây là một khảo nghiệm, và tôi cũng ở đây là để trưởng thành, làm người tốt, thay vì cố làm gì đó khác ở đây [trái đất].”
“Tôi tin rằng, đặc biệt là hiện nay … chúng ta cần phải thực sự đàng hoàng, và cố gắng làm một người tốt. Tôi thực sự tin vào điều đó, tôi tin rằng đây là lúc để sống như thế,” ông Ranck nói. Nếu không, ông nói, người ta sẽ chỉ còn lại sự tiếc nuối mà thôi.
Những linh hồn từng trải
Nếu ở phương Đông luân hồi là một niềm tin phổ biến, thì khái niệm này có thể xa lạ đối với người Tây phương. Nó thường được hiểu như là sự tái sinh của một linh hồn trong một thân thể mới.
Bài viết cũng đã diễn đạt sáng tỏ những điều mà nhiều độc giả nói rằng trước đây họ chỉ có thể mô tả như một loại cảm giác, những giấc mộng, hoặc cảm giác đã từng trải qua điều gì đó, một “điềm báo trước”, hoặc nhiều điều bí ẩn khác mà họ không thể định nghĩa.
“Tôi luôn hiểu rằng có gì đó to lớn hơn và tươi sáng hơn, ông Brandow bộc bạch. “Tôi lớn lên ở Great Lakes và tôi ngồi trên bờ biển nhìn lên bầu trời suốt nhưng điều đó chỉ khơi gợi sự tò mò của người ta thôi.”
“Ngay từ khi còn là một đứa trẻ, các anh trai của tôi và tôi đã từng trải nghiệm chuyện này rất nhiều, đó là chúng tôi sẽ nhìn nhau và nói: ‘có gì đó nói với tôi rằng trước đây chúng ta đã từng ở đây,’ nhưng chúng tôi biết chúng tôi chưa từng ở đấy,” ông Brandow kể. “Nhưng rồi chúng tôi đã khám phá ra rằng ông cố ba đời của chúng tôi đã từng là thuyền trưởng của một con tàu từng neo đậu tại nơi chúng tôi đang đứng, và chúng tôi đã không hề biết về điều đó.”
Ông nói: “Tôi luôn nghĩ về điều này như một ‘điềm báo trước’ rằng ‘này, chúng tôi đang quan sát anh đấy.’”
Ngay cả đến khi đọc bài viết này cũng là một khoảnh khắc “điềm báo trước”, ông Brandow kể lại. Đó là lúc ông đang sửa sang lại ngôi nhà, và một bài hát có tên “The Wheel of Karma” (Bánh xe Nghiệp lực) đang lặp đi lặp lại ở phía sau. Đột nhiên, ông cảm thấy một áp lực trong đầu như thể đang bảo ông “hãy chú ý”. Không lâu sau, ông thấy bản dịch [tiếng anh] của bài viết của Đại Sư Lý ngay khi nó được đăng, trong đó ghi chú rằng dịch nghĩa của “Pháp Luân” là “Bánh xe Pháp”. Sự trùng hợp nho nhỏ này đã thôi thúc ông chia sẻ câu chuyện này cũng như bài viết đó với một người bạn, cũng là một “linh hồn từng trải”.
Ông Arthur Glenn Maynard, một nhà môi giới tài chính và bảo hiểm, cho hay cả cuộc đời ông là một quá trình nghiên cứu lâu năm về tôn giáo và triết học, đôi khi thông qua nghiên cứu của riêng mình, đôi khi từ những cuộc trò chuyện với bạn bè và người quen có sự hiểu biết rộng về tín ngưỡng, và đôi khi bằng kinh nghiệm sống của bản thân — trong kiếp này hoặc kiếp trước.
“Tôi đã và luôn biết rằng mình là “một linh hồn từng trải”. Tôi có thể nhớ một vài kiếp trước của mình từ hàng ngàn năm, một trong nhiều kiếp đó là ở Trung Quốc, vùng phía đông của Trung Quốc, thời phong kiến,” ông nói. Ông Maynard không phải là người duy nhất; bạn và thầy dạy võ của ông có thể nhớ lại những trải nghiệm tương tự, và hai người họ đã từng biết nhau là những chiến binh từ vài kiếp trước. Ông Maynard và con trai của ông cũng từng là cha con cách đây nhiều thế kỷ trước trên vùng cao nguyên Scotland.
Và mục đích của nhiều kiếp sống này là điều gì đó được miêu tả trong bài viết như là “trải qua các kiếp sống và nỗ lực tìm cách đề cao,” ông Maynard nói.
“Và điều mấu chốt trong bài viết của Đại Sư Lý là việc ngài nói về nghiệp lực, và cách một người sống trong đời, những việc họ làm, và cách mà họ đối đãi với những vấn đề thực tế trên trái đất cũng như sự tha hóa trên trái đất như thế nào,” ông cho biết. “Tôi thấy rõ ràng đây là mục đích của mình trong cuộc đời này.”
“Tôi đã nói với chính mình hơn 20 năm qua rằng, tôi ở đây để chuộc lỗi và tôi không thể làm hại bất cứ ai. Mọi hành động mà tôi thực hiện phải mang tính tích cực khi tương tác với những người khác, bởi vì tôi ở đây để buông bỏ những thứ đã xảy ra trong những kiếp trước,” ông Maynard chia sẻ. “Và khi tôi đọc bài viết của Đại Sư Lý, nó giống như ngài ấy nói ra những gì mà tôi đã luôn suy nghĩ suốt 20 năm qua.”
“Tôi điều hành công việc kinh doanh và sống cuộc sống của mình với tiền đề rằng tôi ở đây không được làm hại ai, rằng tôi ở đây để cải thiện điều kiện của con người, và đó là một sự chuộc lỗi. Đúng như Đại Sư Lý đã chỉ ra,” ông nói. “Và vì vậy khi bài viết của Đại Sư Lý xuất hiện trên bàn của tôi, tôi đã đọc đến năm lần. Tôi đã chuyển nó cho một số người bạn … Đại Sư Lý là một diễn giả uyên thâm.”
Ông Ranck cũng cảm nhận được nội dung của bài viết, và sự luân hồi được mô tả trong đó, là lời nhắc nhở để ông cải thiện bản thân.
“Tôi biết tôi đã từng ở đây,” ông Ranck nói. “Tôi cũng nghĩ rằng mình sẽ ở một nơi khác khi tất cả chuyện này kết thúc.”
Việt Hà biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times