Vòng chung kết Cuộc thi Piano Quốc tế NTD như đưa khán giả bước vào một thế giới khác
Hôm 01/11, vòng chung kết của Cuộc thi Piano Quốc tế NTD lần thứ 6 đã diễn ra tại Phòng hòa nhạc Moken của Trung tâm Nghệ thuật Kaufman ở New York. Dưới ánh đèn sân khấu, các thí sinh đã dùng đôi tay để khiêu vũ trên các phím đàn piano đen trắng, lúc thì sôi động, lúc lại nhẹ nhàng, khiến khán giả đắm chìm trong các bản nhạc cổ điển tuyệt vời.
Khán giả: Giống như đang bước vào một thế giới khác
Bà Tatjana Bourgeois, cựu giám đốc Viện điều dưỡng nói rằng, “Buổi biểu diễn của cuộc thi piano này rất đẹp, rất thư giãn, rất bình hòa, khiến tôi như bước vào một thế giới khác, một nơi rất yên bình. Tôi cảm thấy như thể tôi đang thiền định. Tôi thích điều đó, đó là những trải nghiệm mà âm nhạc cổ điển mang đến cho tôi.”
Bà Bourgeois cho biết, “Âm nhạc cổ điển là loại âm nhạc huy hoàng nhất từng được sáng tạo ra trên thế giới này. Sẽ là một mất mát lớn cho thế giới nếu chúng ta không tiếp tục trân trọng và thưởng thức dòng nhạc này.”
“Vừa rồi tôi đã nghe và thưởng thức màn diễn tấu của vài thí sinh, tôi cảm giác như đang được theo âm nhạc trở về với Âu Châu. Tôi cảm thấy như đây là một thời gian và địa điểm khác. Mọi người đều biết, có loại âm nhạc có thể khiến người ta bất an, đau khổ, nhưng cũng có loại âm nhạc sẽ khiến người ta cảm động. Những màn trình diễn này có thể đưa bạn đến những cung bậc cảm xúc khác nhau.”
Bà Bourgeois cũng đồng ý rằng nghệ thuật truyền thống và âm nhạc cổ điển có thể dưỡng thành tính khí. Bà nói, “Âm nhạc truyền thống có thể xúc động lòng người, có tác dụng trị liệu vô cùng tốt. Trong công việc của tôi tại các viện dưỡng lão, liệu pháp âm nhạc về cơ bản là rất quan trọng đối với khách hàng của chúng tôi, chúng tôi sử dụng nó để giúp họ chữa lành những tổn thương trong quá khứ”.
Khán giả: Năng lượng và kỹ năng của các thí sinh tỏa sáng trên sân khấu
Cô Paninya Masrangsan, một nhà tư vấn IT cho biết, “Đó là một trải nghiệm thực sự tuyệt vời khi xem tất cả các ngôi sao trẻ đang lên biểu diễn, bạn có thể cảm thấy năng lượng và kỹ năng của họ tỏa sáng trên sân khấu. Điều này thật khiến người ta kinh ngạc.”
“Tôi cho rằng rất nhiều nghệ sĩ trình độ cao đều rất kỳ vọng đối với bản thân mình. Vì vậy, đó là lý do tại sao họ muốn biểu diễn với kỳ vọng cao hơn (ở các cuộc thi quốc tế). Họ tự tạo ra áp lực cho bản thân, khiến bản thân lo lắng, nhưng tôi thấy họ đã làm rất tốt.”
Paninya cho biết, cô đã chứng kiến quá trình em trai Aruth của mình học piano và cho đến khi đi vào con đường âm nhạc truyền thống. “Khi còn rất trẻ, cậu ấy vốn không thực sự thích biểu diễn và luyện tập. Nhưng khi cậu ấy quyết định dấn thân vào con đường này, thì đó là lúc cậu thực sự có những tiến bộ vượt bậc. Tôi cho rằng điều này liên quan đến việc một người đưa ra quyết định, đảm nhận một điều gì đó, thực sự đi làm, đồng thời dành thời gian và năng lượng cho việc đó, vậy thì khi có được thành công, sẽ nhìn thấy thành quả từ những nỗ lực của mình.”
“Nói chung, âm nhạc cổ điển đã mang đến cho cậu ấy sự ảnh hưởng tích cực.”
Cô Paninya nói, “Cậu ấy rất bình tĩnh trong cuộc thi này, tôi thấy cậu đã có thể duy trì phong độ bình thường của mình trên một sân khấu lớn. Mặc dù rất căng thẳng và lo lắng, nhưng cậu ấy vẫn có thể kiểm soát nó và cố gắng biểu diễn trên một sân khấu đẳng cấp thế giới, đó là điều không thể tin được”.
Với tư cách là một khán giả, cô Paninya nói rằng âm nhạc cổ điển “là một văn hóa truyền thống tuyệt vời”. “Âm nhạc cổ điển đã kéo dài mấy trăm năm. Tôi nghĩ đó là điều tốt cho mọi người, họ vẫn đang nghe và thưởng thức nó. Một người có thể thưởng thức âm nhạc cổ điển suốt đời, hơn nữa càng nghe nhiều sẽ ngày càng có được sự thăng hoa.”
Thí sinh: Cuộc thi Piano của NTD là “độc nhất vô nhị”
Anh Gabriel Landstedt đang theo học Tiến sĩ về nghệ thuật piano tại Đại học British Columbia, Canada. Anh cho biết, “Tôi thực sự đánh giá cao tiêu chí của cuộc thi này. Theo như tôi biết, có rất ít cuộc thi chỉ diễn tấu các tác phẩm Baroque và Lãng mạn. Vì vậy, tôi nghĩ thật tuyệt khi có một chủ đề và tầm nhìn đặc biệt như vậy, điều đó rõ ràng làm cho cuộc thi này trở nên độc nhất vô nhị.”
Anh Landstedt chia sẻ rằng khi biểu diễn và thưởng thức âm nhạc, anh thường kết nối với âm nhạc thông qua những câu chuyện và hình ảnh. “Tôi thích xuất phát từ mục đích của nhà soạn nhạc, từ đó tạo ra một câu chuyện hoặc ý nghĩa cho mỗi tác phẩm, sau đó tìm một số phương thức kết nối. Ví dụ như tác phẩm “Winter Wind” của Chopin được diễn tấu ở vòng đầu tiên, sau đó là “Prelude and Fugue in B-flat minor” của Bach, tôi tưởng tượng như nghe thấy một thứ gì đó trong giáo đường thực sự, nó rất lớn, rất rộng, rất thiền, có chút giống như một bài Thánh lễ”.
Tạ Giai Tuyên thực hiện
Xuân Hoàng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ