Trong mắt Trung Quốc, chủ quyền của Âu Châu không là gì cả
Một quan chức từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thừa nhận rằng Bắc Kinh không quan tâm nhiều đến chủ quyền tư pháp của các quốc gia Âu Châu nếu như họ không phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc.
Việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) truy lùng các mục tiêu ngoại quốc bằng bất kỳ cách thức cần thiết nào không phải là điều gì mới, cũng không phải là một tin tức mới khi các cơ quan chính phủ, các quan chức, và các và các nhân viên chấp pháp riêng lẻ đã công khai rằng nếu Bắc Kinh không thể đưa những người đó về nước do một quốc gia từ chối tham gia hợp tác chấp pháp, chẳng hạn không phê chuẩn một hiệp ước dẫn độ, thì Bắc Kinh sẽ sử dụng các biện pháp “thay thế.” Điều này lẽ ra phải dẫn đến sự phẫn nộ ở các tòa án và các nghị trường ở những quốc gia có hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc, nhưng mọi chuyện lại không đi theo hướng đó.
Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi sau một câu trả lời đáng chú ý theo sau một báo cáo mới “110 ở Hải ngoại” của tổ chức Safeguard Defenders, trong đó đã tiết lộ rằng hoạt động trị an ảnh hưởng sâu rộng của ĐCSTQ có phạm vi ngoài sức tưởng tượng cũng như tiết lộ cách “các quầy dịch vụ” báo cảnh sát Trung Quốc đang được thiết lập trên khắp thế giới ra sao.
Diễn biến này đã bắt đầu với một cuộc điều tra gần đây được tiến hành ở Tây Ban Nha, nơi có chín “quầy dịch vụ” báo cảnh sát. Truyền thông địa phương không chỉ xác nhận rằng các quầy dịch vụ này là có tồn tại, mà ít nhất một trong số các quầy này còn được sử dụng để cưỡng chế một mục tiêu trở về Trung Quốc, nhưng cuộc điều tra này đã đem đến một phản ứng đáng ngạc nhiên từ phía Bắc Kinh.
Thật không may, Tây Ban Nha là một trong khoảng mười quốc gia Âu Châu duy trì một hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc, được ký kết sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Hơn nữa, kể từ đó, không có nước nào trên thế giới dẫn độ nhiều người về lại Trung Quốc như Tây Ban Nha, với hơn 200 người bị đưa về, và cả các tòa án dường như không chú ý đến các cam kết (ràng buộc pháp lý) của hai nước này để ngăn chặn những vụ dẫn độ như vậy trong trường hợp Trung Quốc vi phạm pháp quyền hoặc nhân quyền.
Mặc dù vậy, dường như Bắc Kinh cảm thấy việc sử dụng các biện pháp dẫn độ như vậy vừa quá chậm chạp lại vừa rườm rà, thêm vào đó một số nước Âu Châu đôi lúc từ chối những yêu cầu này.
Khi một quan chức thuộc văn phòng Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Thượng Hải được một tờ báo lớn của Tây Ban Nha tiếp cận để điều tra tình hình này, vị quan chức ẩn danh này cho biết “các hiệp ước song phương rất cồng kềnh” và “Âu Châu không sẵn lòng cho việc dẫn độ người về Trung Quốc.” Quan chức này cho biết thêm, chính vì lý do này, nên các nhà chức trách Trung Quốc không thấy có gì sai khi gây áp lực hoặc sử dụng biện pháp cưỡng bức để buộc các nạn nhân quay về Trung Quốc.
Báo cáo của Safeguard Defenders đã phơi bày việc cảnh sát đã đưa ra nhiều hình thức gây áp lực khác nhau có thể được áp dụng đối với các mục tiêu mà Bắc Kinh nhắm tới, bao gồm điều tra và trừng phạt các thành viên trong gia đình, những người từ chối hợp tác với cảnh sát trong việc khuyên người thân của họ quay về, tước bỏ các quyền lợi an sinh xã hội của gia đình, tước đoạt quyền đi học của con em họ đang ở tại Trung Quốc, cũng như sách nhiễu và đe dọa.
Về bản chất, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đang nói rằng các hiệp ước dẫn độ chỉ được tôn trọng khi các tòa án ra phán quyết phê chuẩn việc dẫn độ. Kể cả thế thì Bắc Kinh cũng sẽ hữu ý lựa chọn không sử dụng quy trình tư pháp này (vốn áp dụng các biện pháp bảo vệ pháp lý cho mục tiêu) nếu họ cho rằng một một quốc gia có thể từ chối cho phép dẫn độ, hoặc nếu quy trình này được cho là quá chậm chạp.
Nói tóm lại, trong mắt Trung Quốc, các quốc gia khác không có chủ quyền tư pháp.
Nếu đây không phải là một lời cảnh tỉnh, cũng không phải một lời nhắc nhở khác rằng việc ký kết các hiệp ước này, vốn làm suy yếu pháp quyền, không mang lại sự bảo vệ nào trước việc Trung Quốc vượt quá quyền hạn ở quốc gia của họ, vậy thì nó có thể là điều gì đây?
Rõ ràng là Bắc Kinh không có ý định tôn trọng các thỏa thuận dẫn độ song phương của họ với các nước khác. Các thỏa thuận này cần phải bị đình chỉ ngay lập tức, tương tự như những gì đã xảy ra với Hồng Kông trước đây, nếu không điều đó sẽ khuyến khích Trung Quốc làm ra những hành vi thậm chí còn tồi tệ hơn và vi phạm hơn nữa chủ quyền tư pháp của các quốc gia đó.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Thanh Nhã biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times