Tô Đông Pha một thân chính trực, tự thuật nhiều lần đàm phán với quỷ thần
Tô Thức (1037-1101), hiệu là Đông Pha cư sĩ. Người đời gọi ông là Tô Đông Pha. Ông “trung nghĩa vì nước, gặp chuyện dám nói”, đương thời một mình tài hoa hơn người.
Tống Thần Tông thích đọc văn chương của ông, gọi ông là “kì tài thiên hạ”. Tuy có tài cao, nhưng không cậy tài khinh người, ngày thường đối xử mọi người khoan hậu ôn hòa, chỉ cần người này cư xử có chút thích hợp, ông đều sẽ dốc lòng ca hát biện luận cùng anh ta, cho nên sĩ phu đều rất tôn kính ông. Trong nhiều câu chuyện giai thoại, còn có một số chuyện ông đàm phán với quỷ thần!
Một thân chính khí, kiên quyết cự tuyệt đòi hỏi của tà ma
Căn cứ ghi chép trong Sư hữu đàm kí, Tô Đông Pha từng nói, ông ấy đời này đã từng mấy lần biện luận cùng quỷ thần. Con trai thứ của ông là Tô Đãi. Lúc Tô Đãi còn bé, bỗng nhiên có một ngày, nó nói trong nhà có một tên giặc, nhìn vừa đen vừa gầy, mặc quần áo màu xanh, còn chạy loạn trong phòng.
Tô Đông Pha để mấy người hầu đi tìm, kết quả không phát hiện được điều gì. Nhưng, bà vú nuôi Tô Đãi đột nhiên xuất hiện vấn đề. Tính tình bà bỗng nhiên thay đổi rất lớn, la hét cuồng loạn. Tô Đông Pha nghe vậy đến hỏi thăm bà. Vú nuôi tức giận nói lớn với ông: “Ta chính là người vừa đen vừa gầy, mặc quần áo màu xanh kia. Ta không phải là giặc, mà là quỷ. Muốn khiến ta rời khởi thân vú nuôi, ngươi phải mời được một vu giả đến”.
Thái độ Tô Đông Pha rất kiên quyết, mạnh mẽ, trực tiếp cự tuyệt yêu cầu của nó. Con quỷ ngốc nghếch kia lại muốn một ít công đức, ăn chút hương hỏa, rượu và thức ăn nhân gian, Tô Đông Pha lần nữa cự tuyệt. Nó liên tiếp nói điều kiện, đều bị Tô Đông Pha cự tuyệt. Cuối cùng, con quỷ ngốc ấy chỉ xin một chén nước, Tô Đông Pha bảo người hầu đưa cho nó. Uống nước xong, vú nuôi bỗng nhiên ngã trên mặt đất, sau đó liền thức tỉnh.
Sĩ tốt bị quấy nhiễu, chính khí Đông Pha trấn áp tà
Gia Hựu năm thứ sáu (năm 1061) thời Tống Nhân Tông, triều đình bổ nhiệm Tô Đông Pha làm Đại lý Bình Sự, phán quan phủ ở Thiêm Thư Phượng Tường. Phượng Tường ở phía tây Thiểm Tây, cách Vị Thủy không xa. Tô Đông Pha nhân đó rời xa kinh thành, nhậm chức bên ngoài, trao đổi công văn, thẩm vấn vụ án.
Bốn năm sau ông từ quan, từ Phượng Tường trở về kinh đô, dọc đường qua Hoa Nhạc. Một đoàn người thuận theo đường núi mà đi, một binh sĩ theo bảo vệ bỗng nhiên trúng tà, trên đường tự mình cởi bỏ quần áo, từng cái từng cái ném đi. Tô Đông Pha cho người trói anh ta lại, miễn cưỡng cho anh ta mặc lại quần áo, nhưng áo khăn mặc vào lại rơi xuống. Tất cả mọi người nói nhất định là chọc giận sơn thần, binh sĩ kia mới trúng tà.
Tô Đông Pha đi đến trong miếu, nói với tượng thần: “Ngày trước tôi đi nhậm chức, không có cầu phúc với ngài; Bây giờ trở về, cũng không cầu khẩn ngài. Hôm nay chỉ là bởi vì đi ngang qua mà không dám không yết bái. Có một binh sĩ đi theo đột nhiên trúng tà phát cuồng. Mọi người nói: ‘Đây là sơn thần nổi giận.’ Tôi không biết là có phải vì vậy mà bị như thế? Nhưng, tên lính này địa vị thấp kém giống như kiến rận, có chỗ nào đáng để làm phiền sơn thần hiển hiện uy linh? Có lẽ, hắn phạm vào tội ác mà người khác không biết, chúng tôi thực sự không biết; hoặc là tội nhỏ lười biếng thất lễ, hoặc là trộm uống rượu vua, cái này cũng không đáng thần minh trách cứ, nên không để ý.
Tiếp đó, ông còn nói thêm: “Tôi cho rằng, sơn thần phiên trấn quản hạt một phương trách nhiệm trọng đại, phạm vi quản lý rất rộng. Ở giữa có nhà giàu sang có quyền thế, có người làm việc gian tà, sơn thần không dám bày hiện uy linh với bọn họ, lại thể hiện giận dữ đối với một tiểu tốt, kiểu này chỉ sợ không được thôi? Một tên tiểu lại ngã bệnh, một việc liền có thiếu khuyết, hi vọng ngài có thể khoan thứ hắn, được không?”
Sau khi Tô Đông Pha cầu nguyện xong, vừa rời khỏi tòa miếu sơn thần kia, bỗng nhiên trước ngựa nổi lên một trận gió, thoáng chốc cuồng phong gào thét, một màn cát bay đá chạy. Tô Đông Pha ngược gió lớn, gian nan mà đi. Mắt thấy gió thổi càng lúc càng lớn, Tô Đông Pha bên người chỉ có một tùy tùng, phụ trách mang theo hành lý của ông đi ở phía sau, những người khác đều muốn tránh trận gió đầu. Có người khuyên Tô Đông Pha, tốt nhất lại đến trong miếu thỉnh cầu sơn thần, tránh được trận tai họa này.
Tô Đông Pha nói: “Là phúc hay họa, đều xuất ra từ an bài của thiên thượng. Thần minh giận thì giận, ta vẫn phải đi con đường của ta. Sơn Thần lại có thể đem ta đi như thế nào?” Không lâu, gió lớn liền ngừng lại, tai họa gì cũng không xảy ra.
Trong bài viết “Pha tiên khuê tú” Tô Đông Pha là Khuê tinh hạ phàm, chúng tôi đã từng nói đến, căn cứ ghi chép trong Liễu đình thi thoại, nghe đồn Tô Đông Pha là Tinh quân sao Khuê trên trời, có lẽ ông đến từ nơi rất cao, quỷ thần không dám xâm phạm. Thêm nữa, làm người khoan hậu, trung trực dám nói, một thân chính khí trừ khử tai nạn gió bão.
Giảng đạo giải thoát, viết sách cầu đảo tế tự
Sau khi Tống Triết Tông tức vị, Tô Đông Pha nhậm chức Hàn Lâm học sĩ, Long Đồ các học sĩ, chức quan chờ cống cử ở bộ Lễ. Nguyên Hựu năm thứ sáu (Năm 1091), ông nhậm chức Thượng thư bộ Lại.
Con dâu thứ hai của Tô Đông Pha họ Âu Dương là cháu gái của Âu Dương Tu. Một năm kia, nàng bị hậu sản không bao lâu, lúc thân thể suy yếu nhiễm bệnh, không may bị quỷ quấy nhiễu. Người con dâu trẻ tuổi này đột nhiên nói với người nhà: “Ta họ Vương, tên là Tĩnh Nô. Sau khi qua đời, hồn phách của ta lưu lại ở đây, đã rất lâu rồi.”
Tô Đông Pha trách cứ con quỷ kia ngốc nói: “Ta không phải người sợ quỷ. Huống hồ trong kinh thành có rất nhiều đạo sĩ giỏi về khử tà trục yêu, bọn họ tuyệt đối có năng lực đuổi ngươi đi. Ngươi bởi vì hồ đồ ngu dại hủy đi tính mệnh, sau khi chết còn nghĩ đến việc xằng bậy quấy phá!” Lúc Tô Đông Pha bị giáng chức đến Hoàng Châu, từng tham thiền nhiều năm tại chùa An Quốc, thông hiểu một chút Phật lý. Thế là, ông ấy giảng nói đạo lý giải thoát với linh hồn họ Vương kia, lại dùng lời thiện mà nói: “Ngươi tốt nhất nên rời đi, tối mai ta nhất định sẽ dùng phép Phật môn, vì ngươi làm chút công đức.”
Thế là Vương thị vỗ hai tay, nói: “Cảm tạ Thượng Thư đại nhân, tôi sẽ rời khỏi đây”. Sau đó, con dâu thứ cũng liền khỏi bệnh. Hoàng hôn ngày thứ hai, Tô Đông Pha nói lời giữ lời, tự mình viết một bài văn cầu đảo, chuẩn bị tế phẩm, đốt hương tế điện, gửi cho Vương thị.
Tô Đông Pha bản tính “trung nghĩa vì nước, gặp chuyện dám nói”, Nguyệt Khanh Lục trong “Bạt Đông Pha mặc tích” đánh giá Tô Đông Pha: “Khí trung nghĩa quán nhật nguyệt”. Ông ấy không dùng đạo phù, không dùng chú ngữ, nhiều lần dựa vào một thân trung trực chính khí, liền trấn phục ma quỷ.
Tham khảo tư liệu:
Toan Đinh biên dịch
Quý vị tham khảobản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ.