Tài hoa bậc thầy: Di sản văn học của Đại văn hào Somerset Maugham
Độc giả bị cuốn hút không chỉ bởi bút pháp và sự hóm hỉnh của ông mà còn bởi cách kể chuyện và những hiểu biết sâu sắc của ông về tâm hồn.
Ngài thủ tướng Anh Winston Churchill và thi hào Somerset Maugham cùng sinh năm 1874 và cả hai đều mất năm 1965. Hai ông đều được xem là đã đặt một chân trong thời đại Victoria và một chân thuộc thời đại ô tô, máy bay, phim ảnh và Chiến tranh Lạnh. Dù cho bận bịu với những chuyến du lịch và công du nước ngoài, cả hai vẫn giữ được chất Anh rõ ràng trong phong thái và cách nói của mình.
Thân sinh của ngài Churchill là ông Randolph Churchill (1849-1895) và bà Jennie Jerome (1854-1921), cả hai hiếm khi thể hiện tình cảm với con trai, mặc dù sau đó, bà Jennie thể hiện vai trò trong việc thúc đẩy sự nghiệp của ông Churchill. Còn phụ mẫu của thi hào Maugham qua đời trước khi ông 11 tuổi, ông sống cùng cô và chú của mình. Mặc dù họ chăm sóc ông, nhưng ông lại thiếu tình yêu thương của cha mẹ.
Cả hai người đàn ông đều thấp bé, cao khoảng 1m67 và đều gặp trở ngại về lời nói. Ông Churchill hơi ngọng. Thậm chí, ngay cả những năm 1930, ông đã tìm khóa huấn luyện để phát âm chữ cái “s” còn ông Maugham ở thời niên thiếu đã bị chứng nói lắp, tật này [tuy không thường xuyên] nhưng không bao giờ rời khỏi ông hoàn toàn.
Đáng kể hơn, hai người đàn ông này — một người trở thành thủ tướng vĩ đại nhất nước Anh, người còn lại là một trong những tác giả có sách bán chạy nhất và nổi tiếng nhất. Họ có chung tình yêu với ngôn ngữ tiếng Anh. Nhưng phong cách văn xuôi và sở trường văn học của họ khác nhau. Ngài Thủ tướng Churchill nổi tiếng với những câu nói thiên biến vạn hóa được tìm thấy trong lịch sử và các bài phát biểu của ông, trong khi trong các tiểu thuyết và truyện của đại văn hào Maugham được ghi nhận vì sự rõ ràng mạch lạc.
Trong cuốn sách “The Last Lion: Winston Spencer Churchill Alone 1932–1940” ( tạm dịch: “Con sư tử cuối cùng: Winston Spencer Churchill cô độc 1932–1940”), người viết tiểu sử William Manchester đã lưu ý rằng “tiểu thuyết gia hiện đại duy nhất có kỹ năng mà ngài Churchill ngưỡng mộ” là văn hào Somerset Maugham.
Tóm tắt tiểu sử
Giống như một số nhà văn khác trong nền văn học của chúng ta, tôi đang nghĩ đến nhà văn Joseph Conrad ở đây. Đối với đại văn hào Maugham tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai và tiếng Pháp là ngôn ngữ đầu tiên của ông vì ông đã trải qua thời niên thiếu ở Paris, nơi cha ông phụ trách pháp lý ở tòa Đại sứ Anh tại Paris.
Trở lại Anh và sống với người chú của mình, đại văn hào theo học nội trú trong trường King (the King’s School) thuộc hạt Canterbury và học ở Heidelberg, Đức, nơi giúp ông trở nên thành thạo ngôn ngữ Đức. Trong một khoảng thời gian sau đó, ông vẫn chưa xác định được hướng đi cho mình cho đến khi, hầu như là để làm hài lòng người chú của mình, ông bắt đầu học y khoa vào năm 1892 tại Lambeth, Anh.
Tuy nhiên, trong suốt thời gian đó, Maugham chưa bao giờ quên khát vọng trở thành nhà văn. Công việc của ông ở Lambeth, đặc biệt là trong khoa sản, đã đưa ông đến với những người nghèo, phần lớn bệnh nhân của ông thuộc tầng lớp xã hội thấp và đau khổ.
Từ trải nghiệm này, cuốn tiểu thuyết “Lisa ở miền Lambeth”(“Lisa of Lambeth”) ra đờ, một câu chuyện về người phụ nữ thuộc tầng lớp lao động. Đó là cuốn tiểu thuyết đầu tiên giúp ông có vị thế [trong lòng độc giả]. Ông đã đánh dấu danh tiếng đó bằng những vở kịch thành công, cùng lúc ông đang sáng tác những quyển tiểu thuyết.
Được xuất bản vào năm 1915, cuốn tiểu thuyết “Về Cảnh Nô Lệ của Con Người” đã củng cố danh tiếng của ông, mang lại cho ông sự ngợi ca và tiền tài.
Trong Đệ nhất thế chiến, nhà văn Maugham đã từng phục vụ một thời gian trong Cơ quan Tình báo Anh. Năm 1928, sau nhiều năm chu du khắp thế giới (nhiều nơi ông đến thăm đã trở thành bối cảnh cho các tiểu thuyết và truyện ngắn của ông), Maugham mua một căn biệt thự Mauresque ở Cote d’Azur (Pháp), nơi đây trở thành nơi ở thường xuyên của ông. Sau khi ông qua đời, hài cốt của ông được an táng trong khuôn viên của Trường học King’s School ở hạt Canterbury.
“Lưỡi dao cạo” (‘The Razor’s Edge’): Cuộc gặp gỡ thứ hai
Nhiều năm trước, tôi tình cờ bắt gặp đoạn thời gian Maugham suy ngẫm về cuộc đời và cách viết trong cuốn tự truyện của ông qua việc đọc các tiểu thuyết “Bánh Ngọt và Rượu Bia” ( “Cakes and Ale), “Về Cảnh Nô Lệ của Con Người” ( “Of Human Bondage”), “Mặt Trăng và 6 Xu” (“The Moon and Sixpence”) và “Lưỡi dao cạo” (“The Razor’s Edge”) cũng như một số cuốn tiểu thuyết truyện ngắn của ông và hồi ký văn học “Tổng kết” (“The Summing Up”). Sau khi tình cờ tìm thấy tài liệu tham khảo về “Lưỡi dao cạo” trong một số cuốn sách và trên trang web trực tuyến, gần đây tôi đã quyết định đọc lại tác phẩm này.
Mặc dù tôi đã quên nhiều chi tiết của cuốn tiểu thuyết này, chẳng hạn như việc văn hào Maugham xuất hiện với tư cách là người kể chuyện, nhưng cốt truyện chung vẫn còn lưu lại trong tôi, đặc biệt là vai trò của nhân vật Larry Darrell. Sau trải nghiệm đau khổ khi làm phi công trong Đệ Nhất Thế Chiến, Darrell trở về Chicago, người đàn ông đã thay đổi, mắc phải tình trạng tâm lý mà ngày nay chúng ta gọi là hội chứng căng thẳng sau chấn thương.
Thay vì tham gia cùng nhóm bạn quyền quý của mình trong hành trình tìm kiếm sự giàu có và hạnh phúc vật chất, Darrell quyết định chuyển đến Paris và sống như một người tự do phóng túng và tìm kiếm chân lý, mặc dù anh tránh sử dụng những thuật ngữ cao cả như vậy.
Bạn bè của anh và vị hôn thê, cô sabel, người sau đó đã hủy bỏ hôn ước của họ, cảm thấy bối rối trước những mục tiêu và kỹ năng bị lãng phí của anh. Nhiều người trong số những người bạn này cảm thấy ước mơ và lối sống của họ tan tành vì cuộc Đại suy thoái.
Trong khi đó, sau nhiều năm đi du lịch, đọc sách và làm những công việc lặt vặt, Darrell cuối cùng cũng khám phá ra chân lý tâm linh mà anh đang tìm kiếm.
Như trước đây, sau khi gấp cuốn sách “ Lưỡi dao cạo,” tôi phát hiện, như tôi đã từng trải qua, niềm vui lớn nhất mà tôi nhận được từ cuốn tiểu thuyết đến từ sức mạnh của lối viết hơn là cốt truyện và nhân vật, mặc dù những điều này đủ thú vị rồi. Tuy [cốt truyện] đơn giản nhưng câu văn được xây dựng khéo léo, những câu cách ngôn, sự khám phá bản chất của con người. Nếu không, điểm dừng chân này ít để lại nhiều suy ngẫm trong tôi.
Nhưng câu chuyện lấy cảm hứng từ [một giai đoạn cuộc đời] Maugham đã từng khiến tôi cảm động sâu sắc.
Những bộ phim
Bên cạnh “Lưỡi dao cạo” , một số tác phẩm khác của văn hào Maugham – “Về Cảnh Nô Lệ của Con Người” , “Rạp hát” và “Cơn mưa,” trong đó những câu chuyện khác – đã được dựng thành phim.
Khoảng 15 năm trước, hai vợ chồng một người bạn của tôi đã mời tôi cùng họ đến Nhà hát Mỹ thuật Asheville để xem bộ phim “Bức bình phong”(“The Painted Veil”), dựa chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của văn hào Maugham. Tôi không biết gì về cốt truyện và đến nhà hát mà không ôm giữ mong đợi nào.
Bộ phim kể về câu chuyện của một bác sĩ trẻ đầy lý tưởng, anh Walter, người mới kết hôn với cô Kitty và đã đến Thượng Hải để nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm. Sau khi Kitty ngoại tình (người tình của cô không chịu bỏ vợ), cô [cố] tránh được vụ tai tiếng và ly hôn bằng cách cùng Walter đến một ngôi làng đang bị dịch tả. Từ đó, cặp vợ chồng bị ghẻ lạnh, trong khi giúp đỡ người bệnh và trẻ em theo cách riêng của mình, họ đã hàn gắn cuộc hôn nhân bị rạn nứt.
Phim khiến tôi phải lau nước mắt ở nhiều cảnh, đặc biệt là cảnh Walter mắc bệnh tả và Kitty ở bên cạnh. “Bức bình phong” (“The Painted Veil”) là một trong số ít phim mà tôi từng xem, từ phần mở đầu đến cuối phim, tôi thầm nghĩ: “Tôi muốn biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn.”
Cuốn tiểu thuyết của Maugham dường như khác với bộ phim, đó là lý do tại sao tôi chưa bao giờ đọc nó. Thay vào đó, tôi muốn giữ lại những gì bộ phim đã truyền cho riêng mình, đó vẫn là món quà từ ông Maugham.
Một bậc thầy về bút pháp
Tôi vừa đọc lại “Viết văn xuôi”(“Writing Prose”), một bài luận trong sách giáo khoa văn học cũ thời đại học của cha tôi, trích từ cuốn tự truyện văn học của Maugham, cuốn “Tổng kết”(“The Summing Up”). Chuyện kể rằng Maugham từng hài hước nhận xét: “Có ba quy tắc để viết một cuốn tiểu thuyết. Thật đáng tiếc, không ai biết chúng là gì.”
Mặc dù trong bài luận này, nhà văn không nêu rõ ba quy tắc để viết tiểu thuyết hay bất cứ điều gì khác cho vấn đề đó, nhưng trong một vài trang, ông đã đưa ra cho độc giả những lời khuyên tuyệt vời để viết tiểu thuyết và các tác phẩm văn xuôi khác. Đây chỉ là một vài quan sát của ông, tất cả đều được thêu dệt bằng sự rõ ràng sắc nét khiến chúng ta liên tưởng đến lối viết của ông.
Khi trở lại với tiểu thuyết sau một thời gian viết kịch, Maugham nhận xét: “Đến lúc đó tôi không còn tham vọng trở thành một nhà tạo mẫu nữa; Tôi gạt mọi suy nghĩ về việc viết lách sang một bên. Tôi muốn viết mà không có bất kỳ thứ ngôn ngữ rườm rà nào, một cách trần trụi và không bị ảnh hưởng nhất có thể”.
“Về một số nhà văn hiện đại, ông nhận xét: “Mọi người thường viết một cách tối nghĩa bởi vì họ chưa bao giờ chịu khó học cách viết rõ ràng.”
Văn hào Maugham giải thích rằng sự minh mẫn, giản đơn và vui tươi (chất lượng của việc làm hài lòng đôi tai) là ba thành phần quan trọng để có thể viết tốt ở bất kỳ hình thức nào. Ông cũng cho rằng văn bản hay phải mang lại hiệu quả dễ dàng, dễ dàng cho người viết — như ông nói “Về phần tôi, nếu tôi có được [tác phẩm], thì đó chỉ là do nỗ lực vất vả.”
Những lời giới thiệu của ông là món quà cho tất cả mọi người, từ sinh viên trong lớp sáng tác ở trường trung học cho đến những nhà văn giàu kinh nghiệm nhất.
Người thợ thủ công điêu luyện
Có lẽ chính vì nghề này mà tài năng văn học của Maugham sẽ được ghi nhớ nhiều nhất. Trong phần giới thiệu về “Những câu chuyện được sưu tầm” (“Collected Stories”) của văn hào Maugham, nhà văn Nicholas Shakespeare, người đã nhận Giải thưởng Somerset Maugham năm 1990 cho cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình, đã viết về ảnh hưởng của Maugham đối với những người khác.
Nhà văn Gabriel García Márquez, George Orwell, James Michener và Evelyn Waugh đều ngưỡng mộ công việc của đại văn hào này. Còn tiểu thuyết gia Waugh mô tả ông là “bậc thầy kho tàng còn sống duy nhất mà người ta có thể học tập điều bổ ích.” Trong cuốn sách “Quyền trần thế”(“Earthly Powers”), tác giả Anthony Burgess bày tỏ sự kính trọng đối với Maugham, đôi khi theo cách hài hước, bằng cách dựa vào người kể chuyện Toomey kể về Maugham và thậm chí để nhân vật đó gặp ông Maugham.
Không giống như rất nhiều nhà văn viết truyện viễn tưởng ngày nay, Maugham không học nghề văn và cách kể chuyện của mình trong trường hoặc bằng cách lấy bằng Thạc sĩ nghệ thuật. Cũng như hầu hết các nhà văn thời đó, ông đã học được kỹ năng đó qua việc nghiên cứu các tác phẩm của những tác giả khác và chăm chú quan sát những đặc thù của hành vi con người. Chẳng hạn, nhiều nhân vật của ông được truyền cảm hứng từ những người ông đã biết hoặc đã gặp.
Trong phần giới thiệu trong cuốn sách của mình [được đề cập ở trên], tiểu thuyết gia Nicholas Shakespeare đầu tiên trích dẫn văn hào Maugham và sau đó thêm vào một suy nghĩ sau: “Việc hiểu rõ một điều gì đó thực sự xảy ra sẽ khiến nó càng trở nên được đồng cảm sâu sắc, như chạm vào một thứ cảm giác, điều mà một tác phẩm hư cấu thừa nhận đã bỏ lỡ.”Giống như nhiều nhà văn, văn hào Maugham đã không giỏi trong việc sáng tạo thuần túy.”
Bản thân nhà văn Maugham luôn duy trì góc nhìn bình phẩm sáng suốt đối với công việc của mình. “Tôi chỉ biết mình đang đứng ở đâu,” ông từng viết. “Ở hàng đầu tiên của những người xếp hạng thứ hai.”
Có lẽ thế. Tuy nhiên, ngay cả ngày nay tác phẩm của ông vẫn tiếp tục thu hút những người ngưỡng mộ — tôi nghi ngờ rằng độc giả bị cuốn hút bởi ông, không phải bởi bút pháp và sự hóm hỉnh của ông mà bởi cách kể chuyện và những hiểu biết sâu sắc của ông về tâm hồn. Những nhận xét độc giả trên các trang trực tuyến khác nhau phản ánh lòng kính trọng của họ dành cho ông.
Bình An biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times