Sự cảm động và thăng hoa vượt thời không của những bức tranh sơn dầu tả thực nhân vật (Phần 3)
Xem thêm:
Sự cảm động và thăng hoa vượt thời không của những bức tranh sơn dầu tả thực nhân vật (Phần 1)
Sự cảm động và thăng hoa vượt thời không của những bức tranh sơn dầu tả thực nhân vật (Phần 2)
(Tiếp theo phần trước)
Từ thế kỷ 20 trở đi, phái hội họa hiện đại và hậu hiện đại đã chiếm lĩnh toàn bộ giới mỹ thuật. Trong những năm gần đây, người ta đã bắt đầu tìm kiếm con đường quay trở về lối tả thực truyền thống. Bước sang thế kỷ 21, tranh sơn dầu tả thực cổ điển đang phục hưng trên toàn thế giới. Thị trường các tác phẩm nghệ thuật cũng xuất hiện sự bùng nổ của phép vẽ tả thực.
Với nỗ lực khôi phục văn hóa truyền thống, vào năm 2008, Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTD) đã tổ chức “Cuộc thi vẽ tranh sơn dầu tả thực nhân vật người Hoa toàn thế giới” mùa đầu tiên. Hiện tại, mùa thứ năm của cuộc thi đang trong quá trình báo danh (lưu ý: từ mùa thứ tư, tên của cuộc thi đã được thổi thành “Cuộc thi vẽ tranh sơn dầu tả thực nhân vật quốc tế”). Tôn chỉ của cuộc thi là tìm lại những giá trị nghệ thuật chính thống thuần chân, thuần thiện, thuần mỹ, trở thành một sân khấu huy hoàng để triển hiện nghệ thuật tả thực và quay về với truyền thống.
“Kiên định trong cuộc đàn áp” là một trong hai tác phẩm đạt huy chương vàng trong mùa thứ ba của cuộc thi vào năm 2011. Nó miêu tả sự ngược đãi của chính quyền méo mó nhân tính đối với những con người thiện lương ở Trung Quốc đương đại.
Trong tranh, cô gái trẻ bị giam, hai tay bị treo ngược ra sau lưng trong thời gian dài. Dưới cổ còn treo nhiều viên gạch buộc vào dây xích để tăng thêm mức độ đau đớn. Đây là một trong hơn 100 kiểu tra tấn được sử dụng để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Ánh sáng tối đi ở nền sau bức ảnh, hàng rào khung sắt đan xen, hai cánh tay bị vặn ngược và những viên gạch treo lơ lửng khiến người xem cảm nhận được áp lực nặng nề từ bên ngoài và sự áp bức mà cô gái phải chịu trong tâm.
Những vết sẹo cũ lốm đốm trên bộ quần áo và trên khuôn mặt, những vết máu đỏ tươi ở khóe miệng và trên viên gạch, màu đỏ sậm trên hàng rào và trên mặt đất, tất cả đều khiến người xem đau lòng. Vầng trán đẫm mồ hôi của cô gái và mái tóc rối bù tạo nên sự tương phản sáng tối với những viên gạch vỡ trên mặt đất cùng với “tam thư” (tức “thư nhận tội”, “thư hối quá” và “thư bảo chứng”) bị xé rách.
Từ tỷ lệ nhân vật, thứ bậc không gian cho đến cấu trúc đồ vật trong bức tranh đều được vẽ chính xác và tinh tế. Chủ đề rõ ràng trong sự đan xen của ánh sáng và bóng tối khiến người xem xúc động rơi lệ. Nó biểu lộ cuộc đàn áp ngấm ngầm của một chế độ điên cuồng.
Đôi mắt điềm tĩnh nhìn thẳng, trong suốt sáng rõ của cô gái trong khi thụ nạn, khiến người xem cảm nhận được cô vẫn kiên trì giữ thiện niệm và chân lý trong tâm, cùng tinh thần kiên nhẫn bất khuất: Tuy thân ở trong bóng tối nhưng cô tin rằng ánh sáng nhất định sẽ đến.
Trong “Cuộc thi vẽ tranh sơn dầu tả thực nhân vật người Hoa toàn thế giới” lần thứ nhất vào năm 2008, tác phẩm “Tân trang” đã đạt được huy chương bạc. Tác phẩm này được vẽ bằng phương pháp tả thực tinh xảo của phái học viện truyền thống. Da và chất liệu quần áo của nhân vật được họa vẽ tinh tế. Mái tóc dài buông xuống vai và tư thế của bàn chân tạo nên một cảm giác tao nhã. Ánh mắt của cô gái sáng trong và chuyên chú. Thần thái an tĩnh, chất phác. Trong sự bình hòa có nét trầm tư và mong ngóng, khiến cho hình ảnh tổng thể của cô ấy đoan trang và thoát tục.
Cô gái trong tranh mặc áo sơ mi trắng, quần bò xanh, trên tay cầm một chiếc váy trắng tinh thời thượng. Trong truyền thống, màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết. Y phục màu trắng bao hàm ý nghĩa kiên trì theo đuổi suy nghĩ thuần chân, thay đổi cái cũ, đón nhận cái mới.
Nhìn vào truyền thống lịch sử nghệ thuật, những tác phẩm kiệt xuất của các nghệ thuật gia từ thế hệ này sang thế hệ khác đã vượt qua thời gian và không gian, cho đến nay vẫn cảm động tâm linh của chúng ta, cũng cho phép chúng ta lấy đó để học hỏi.
Tinh thần của thời đại hiện nay như thế nào? Sứ mệnh của các nghệ thuật gia là gì? Thế hệ hiện tại sẽ truyền lại cho tương lai văn hóa ra sao? Là một kênh truyền thông đưa tin thời sự chân thực và chú trọng việc quảng bá văn hóa truyền thống, Đài truyền hình NTD khuyến khích các nghệ thuật gia cùng nhau tạo ra một kỷ nguyên mới của nghệ thuật truyền thống!
“Cuộc thi vẽ tranh sơn dầu tả thực nhân vật quốc tế” mang đến cho mọi người trên khắp thế giới nền tảng để thể hiện tài năng của mình và cùng nhau thúc đẩy nghệ thuật vẽ tranh sơn dầu tả thực truyền thống. Giống như lời ông Fred Ross, Chủ tịch Trung tâm Phục hưng Nghệ thuật (Art Renewal Center), đã phát biểu tại lễ trao giải cuộc thi mùa thứ ba: Đây là một “cuộc thi nghệ thuật chú trọng sự chân thực, cái đẹp và lòng nhân ái, làm nổi bật những thành tựu của người họa sĩ trong việc thể hiện nhân tính của con người.”
Ông Ross nói: “Sử dụng ngôn từ tả thực, tức là dùng con người, sự vật và đồ vật trong đời thực, cùng các nguyên tắc của tả thực, gồm góc độ, bố cục, ánh sáng, tông màu, thiết kế và cân bằng, v.v. để nắm bắt; dùng thơ ca, mỹ cảm và sự tao nhã để thể hiện, biểu đạt suy nghĩ và cảm xúc của con người. Đây chính là con đường quay về truyền thống.”
Các nghệ sĩ được hoan nghênh lấy “thuần chân, thuần thiện, thuần mỹ” làm tôn chỉ, sử dụng các kỹ pháp tả thực phái học viện chính thống để tạo ra những bức tranh sơn dầu nhân vật thể hiện các giá trị truyền thống như quang minh, chính nghĩa, lòng nhân ái, vẻ đẹp, v.v. Đồng thời, (Ban tổ chức cuộc thi) cũng hoan nghênh những người yêu thích nghệ thuật từ khắp nơi trên thế giới đều có thể tham gia và cùng nhau phát huy thiên phú tài hoa để tạo nên xu hướng thời đại đưa nghệ thuật quay trở về truyền thống.
Để biết thêm chi tiết đăng ký, vui lòng truy cập trang web cuộc thi tranh sơn dầu: http://oilpainting.ntdtv.com/
Đường dây nóng: 1-888-878-6166