Sự cảm động và thăng hoa vượt thời không của những bức tranh sơn dầu tả thực nhân vật (Phần 2)
Xem thêm: Sự cảm động và thăng hoa vượt thời không của những bức tranh sơn dầu tả thực nhân vật (Phần 1)
Một bức họa vì sao có thể cảm động lòng người? Lấy tranh sơn dầu tả thực nhân vật làm ví dụ, từ đề tài đến hình thức nghệ thuật đều lưu lại truyền thống vô cùng phong phú. Quan sát tỉ mỉ để thể hội, chúng ta có thể phát hiện giá trị nghệ thuật bên trong.
Khi đánh giá một bức tranh nhân vật, điều đầu tiên mọi người xem xét là chủ thể của bức tranh. Đó là một cá nhân, là cử động giữa hai người, là kết cấu ba người hay là cảnh tượng lớn nhiều người. Sau đây chúng ta hãy cùng thưởng thức một số kiệt tác tranh sơn dầu tả thực trong lịch sử theo thứ tự số lượng nhân vật.
(Tiếp theo phần 1)
Ca ngợi tình yêu của Chúa tại nhân gian
Trong khoảng thời gian 1507~1708, Leonardo da Vinci (1452-1519) đã được vua Louis XII của Pháp ủy thác và bắt đầu vẽ bức tranh “Đức Mẹ đồng trinh và Chúa hài đồng với Thánh Anne” (The Virgin and Child with St. Anne, hiện được lưu trữ ở Bảo tàng Louvre).
Ý tưởng của bức tranh này tương tự như bản phác thảo của bức “Đức mẹ Đồng trinh và Chúa hài đồng cùng Thánh Anne và Thánh John Baptist” (Cartone di sant’Anna, lưu trữ tại Bảo tàng Quốc gia nước Anh) mà ông vẽ những năm 1500-1505. Tuy nhiên xét về chủ đề, Leonardo da Vinci đã thay thế vị trí của Thánh John Baptist bằng một con chiên (cừu non).
Các nhân vật trong tranh được sắp xếp tập trung, tạo thành bố cục hình tam giác mà Thánh Anna là đỉnh của hình này. Đức Mẹ đồng trinh đang ngồi trên chân Thánh Anna và hướng về phía trước ý muốn ôm Chúa hài đồng. Còn Chúa hài đồng đang ôm chặt con chiên, tượng trưng cho sự hy sinh. Bức tranh có nhiều chủ thể, nhân vật này ôm lấy nhân vật khác. Điều này chứa đựng những ý nghĩa tôn giáo nghiêm túc và cảm xúc tinh tế của con người.
Chúa Jesus thời thơ ấu ôm lấy con chiên, quay đầu nhìn lại mẹ mình. Hành động này thể hiện sức sống và sự kiên nghị vượt xa tuổi tác của Chúa. Ngài đã lựa chọn tương lai gánh chịu nạn cho con người mà không hề do dự: Ngài gánh lấy tội của thế nhân, nhưng lại bị đóng đinh trên thập tự giá bởi những kẻ bất tín vào thời đó. Chúa Jesus nói: “Ta đã đến, ta đến là để con chiên có được sự sống và sống dư dật.”
Đức Mẹ đồng trinh là một từ mẫu thánh khiết. Ngài dường như không muốn hài nhi hi sinh sinh mệnh mà muốn vãn hồi (lựa chọn của con mình). Bản phác thảo áo choàng và phần tay của bà cho thấy tác phẩm này vẫn chưa hoàn thành. Ngoại hình của Thánh Anna được vẽ rất cẩn thận. Đôi mắt Ngài an tường mà siêu nhiên, hướng ánh nhìn về những người thân phía trước. Nét mặt Ngài vui tươi và từ ái, mang đến cho người xem bầu không khí thân mật và thiện lành.
Bối cảnh của bức tranh áp dụng phương pháp phối cảnh trên không (Aerial perspective), làm nổi bật sự hài hòa giữa các nhân vật trong tranh và bối cảnh tự nhiên phía sau, mang lại cho người xem cảm giác chân thực và tin cậy.
Theo truyền thống, những bức tranh có chủ đề gia tộc của Thánh phần nhiều đều miêu tả Thần tính của Chúa Jesus. Nhưng Leonardo da Vinci lại thể hiện tình yêu thương của một gia đình ở tại nhân gian, đồng thời ca ngợi sự bất tử của Chúa bằng bút pháp vô cùng tinh vi và chi tiết, khiến bức tranh tràn ngập vẻ rực rỡ Thần Thánh khó biểu đạt thành lời.
Nghệ thuật vẽ tranh kết hợp sự thật lịch sử
Tác phẩm “Lễ đăng quang” (Coronation) của Jacques-Louis David (1748-1825) miêu tả lễ đăng quang của Hoàng đế Napoléon được tổ chức tại Nhà thờ Đức Bà Paris vào ngày 02/12/1804. Napoléon I đã ủy thác cho David vẽ bức tranh này. Bức tranh vẽ Napoléon đối mặt với đám đông chứ không phải ở phía sau Thánh đường. Mặc dù bản phác thảo ban đầu của David là Napoléon tự trao vương miện cho mình, nhưng bức tranh hoàn thiện lại là ông đang trao vương miện cho Hoàng hậu. Điều đó cho thấy Napoléon độc lập với Giáo hội. Khi tổ chức lễ đăng quang, ông cũng thể hiện quyền uy của mình trong chế độ quân chủ Pháp và truyền thống Thiên Chúa giáo. Tư thế của ông thể hiện sự cao quý về quyền lực Thần Thánh của các vị vua.
Bản thân họa sĩ có mặt tại buổi lễ, David đã tận mắt chứng kiến nghi thức này. Ông đã tìm được người giúp chế tác mô hình con rối mô phỏng toàn cảnh lễ đăng quang trong phòng làm việc của mình, mục đích là để có thể điều chỉnh ánh sáng của bức tranh theo ý tưởng tổng thể. Ông còn yêu cầu phần lớn những người tham gia tạo dáng cho ông vẽ. Ông đã vẽ rất nhiều bản thảo và kí họa.
Trong bức tranh, cây Thánh giá được vị giám mục giơ lên cao nằm chính xác ở trung tâm của bức họa, bất kể tính theo chiều ngang hay chiều dọc. Điều này thể hiện sự quay về với tín ngưỡng tinh thần và sự điều chỉnh đối với cuộc đại cách mạng. Nhìn trên tổng thể, phía bên phải cây thánh giá đều là các nhân sĩ tôn giáo và tác phẩm điêu khắc tôn giáo, trong khi phía bên trái là các nhân vật thế tục. Napoléon đi từ phải sang trái, tượng trưng cho việc chỉ có Thần Thánh chấp thuận mới có thể đội lên vương miện, quyền lực của nhà vua là do Thần Thánh ban tặng và Hoàng đế mang ý chỉ của Thần đến với thế tục để giáo hóa dân chúng. Những (nhân vật) hàng ngang và hàng dọc trong bức tranh cũng như cây Thánh giá dường như tập trung mọi ánh nhìn vào Napoléon. Hoàng hậu Josephine với hình tượng trẻ hơn quỳ gối dưới chân Napoléon. Tia sáng từ phía trên bên trái làm nhân vật chính trở nên nổi bật.
Chỉnh thể phần tôn giáo có xu hướng hướng lên: thuận theo đường chéo từ áo choàng của Josephine đến đầu của Napoléon, đến mũ của giám mục, đến khay Thánh giá ở phía trên bên phải, đến tác phẩm điêu khắc ở phía bên phải. Điều này mang ý nghĩa xu thế sức mạnh của Thần Thánh hạ xuống nhân gian. Việc Josephine quỳ gối cũng thể hiện sự kính ngưỡng đối với Thần uy theo hướng ngược lại. Tương ứng với đường chéo này là ánh sáng chiếu từ phía trên bên trái xuống phía dưới bên phải, nhờ tấm rèm ở phía trên bên trái mà vạch rõ ra một đường chéo. Cặp đường chéo này cũng làm cho bố cục cổ điển ở trạng thái tĩnh chỉ trông không hề buồn tẻ.
Ở Pháp, vào ngày 02/12, trời rất lạnh. Buổi lễ kéo dài năm tiếng đồng hồ. Trên thực tế, các thiếu nữ không thể mặc y phục quá mỏng, Hồng y giám mục bị ốm, còn mẹ của Napoléon đang ở Rome và thực tế không tham dự buổi lễ. Vì để thể hiện sự thống nhất và hài hòa của nước Pháp dưới sự trị vì của Hoàng đế, ở trình độ nhất định, bức tranh đã thể hiện mức độ tự do và đặc điểm lý tưởng của người họa sĩ theo chủ nghĩa tân cổ điển, không nhất thiết phải phù hợp hoàn toàn với thực tế.
Họa sĩ David ban đầu dự định vẽ cảnh Napoléon tự trao vương miện cho chính mình (Napoléon từ chối quỳ gối để cho Giáo hoàng Piô VII trao vương miện, mà tự lấy vương miện đội cho mình), nhưng để tránh làm Giáo hoàng khó xử, ông đã đổi thành Napoléon trao vương miện cho Josephine.
Trong bức tranh, giữa đám đông đang theo dõi buổi lễ, Giáo hoàng Piô VII đứng ở bên phải Hồng y giám mục. Bên trái là hai anh em và hai chị em của Hoàng đế. Mẹ của Napoléon nhìn xuống từ một tầng lửng ở phía sau. Đây là nơi Napoléon phát hiện ra bức tranh đã được hoàn thành trong xưởng vẽ của David vào năm 1808 và bày tỏ lòng biết ơn đối với người họa sĩ. Trên cùng của tầng lửng là họa sĩ và gia đình, lão sư Joseph-Marie Vien cùng những người bạn của ông. Về cấu trúc và bố cục, David đã kết hợp tính chính xác của các sự kiện lịch sử với tính nghệ thuật để thể hiện sự kiện này một cách thỏa đáng. Bức “Coronation” (1805-1807) được lưu giữ tại Bảo tàng Louvre. Vào năm 1808, David bắt đầu vẽ một bản phục chế. Nhiều năm sau (năm 1822), nó đã được hoàn thành ở Brussels và hiện đang được lưu giữ ở Cung điện Versailles.
Kiệt tác này của David là một bức chân dung tập thể sống động của gia tộc Hoàng thất, triều đình và các giáo sĩ trong trang phục nghi lễ. Bố cục của nó được lấy cảm hứng từ bức “Lễ đăng quang ở Saint-Denis” (The Coronation in Saint-Denis, được lưu giữ tại Bảo tàng Louvre) của Peter Paul Rubens. Các họa tiết như quần áo nhung, lông thú, tơ lụa, đồ kim loại, v.v. trong tranh tươi sáng bắt mắt, thể hiện hoàn chỉnh khả năng nắm bắt những thay đổi về ánh sáng và màu sắc. Hai yếu tố cơ bản cấu thành hình tượng nhân vật trong tranh khổ lớn là phác họa và màu sắc đã được kết hợp lại với nhau, tạo ra bầu không khí tráng lệ. Đây là tác phẩm hội họa mang tính kỷ niệm lịch sử độc đáo. (Còn tiếp)
Tư liệu tham khảo:
Chu Di Tú, “Thời kỳ thịnh vượng của Văn nghệ Phục Hưng (16): Tranh sơn dầu ‘Đức Mẹ đồng trinh và Chúa hài đồng với Thánh Anne’”