Quái vật Frankenstein và thời đại công nghệ
Câu chuyện thần thoại nào áp dụng cho chúng ta ngày nay? Liệu công nghệ có mang lại may mắn cho nhân loại và mọi thứ sẽ vĩnh viễn kết thúc có hậu không?
Chúng ta có rất nhiều câu chuyện thần thoại đương đại có thể góp phần giải thích những gì đang xảy ra trên thế giới hiện nay. Có lẽ tác phẩm hay nhất được viết vào buổi bình minh của thế giới hiện đại, ngay trước cuộc Cách mạng Công nghiệp bắt đầu ở Anh vào thế kỷ 19. Trong gần một thập niên, tiến bộ khoa học nhanh chóng đó đã đẩy nước Anh lên vị trí đầu bảng cường quốc trên thế giới cho đến khi Thế chiến thứ hai kết thúc. Đó là Câu chuyện thần thoại về Frankenstein.
Thần thoại gói gọn chiều sâu của tư tưởng cổ đại trong các hình thức biểu tượng, tưởng tượng và tự sự, có thể qua đó cất lên tiếng nói phù hợp với mọi thời đại. Chúng luôn luôn thu hẹp khoảng cách giữa những gì có thể nhìn thấy – thế giới hiện tại của chúng ta – và những gì vô hình: cảm xúc, tâm lý và thậm chí là tinh thần, nơi mà một điều gì đó tối cao ngự trị.
Trước khi đi sâu vào câu chuyện thần thoại hiện đại này, có lẽ chúng cần chú ý đến bối cảnh của thời đại công nghệ của chúng ta. Chúng ta đã có cuộc Cách mạng Công nghiệp ở Tây phương, còn bây giờ là thời đại Thông tin, tất cả đều được hỗ trợ bởi công nghệ. Vũ khí hạt nhân, phần mềm, thiết bị gián điệp, và phân bón gây nhiễm độc trái đất chỉ là một vài ví dụ về những tiến bộ công nghệ.
Vậy, quái vật Frankenstein thì sao? Frankenstein kỳ lạ ở chỗ nào? Và danh tính của Frankenstein hầu như bị hiểu nhầm. Nếu bạn hỏi những người dân phổ thông trên phố Frankenstein là ai, họ sẽ nói với bạn rằng đó là một gã Quái vật đã chết, nhiễm điện và sống lại.
Nhưng không, Frankenstein không phải là một quái vật. Quái vật là nhà khoa học và kẻ tạo ra chúng, Victor Frankenstein. Trên thực tế, nhà văn Mary Shelley không bao giờ đặt tên cho quái vật, mặc dù nó tự gọi mình là Adam tại một số thời điểm (vì vậy chúng tôi có tham chiếu đến câu chuyện thậm chí còn xa xưa hơn từ Sách sáng thế).
Ai là quái vật?
Tại sao mọi người thường nhầm lẫn giữa quái vật với chủ nhân của nó? Có thể đó là sự xuất hiện do cảm giác tội lỗi ở một mức độ tâm lý hoặc tâm linh sâu sắc nào đó. Nếu không đi sâu vào sự phức tạp của tình tiết trong câu chuyện dẫn đến con quái vật trở thành kẻ hại người (sau vụ sát hại cô dâu của Victor Frankenstein của “Adam”, “Eve” mới,) tôi sẽ tranh luận rằng sự chuyển giao đáng trách này là điều xã hội mong muốn. Thay vì người tạo ra nó có tội thì gã quái vật này trở thành kẻ có tội. Nói cách khác, xã hội không muốn đổ lỗi cho khoa học về những điều dị thường mà nó gây ra vì bởi vì bản thân họ, hoặc những phần quan trọng của họ, được hưởng lợi từ sức mạnh và lợi ích mà khoa học và công nghệ mang lại.
Vì thế, chúng tôi cho rằng: Vũ khí hạt nhân không khủng khiếp sao? Chiến tranh sinh học và hóa học không phải là vô nhân đạo sao? Tại sao không cấm những loại thuốc trừ sâu khủng khiếp gây hại cho môi trường? Và thế đấy, vậy thì ai đang làm ra những thứ này? Tại sao lại đổ lỗi cho sản phẩm (đối tượng) khi người sáng tạo (chủ thể) đã rót đầy tất cả những đặc tính hủy hoại vào nó?
Tóm lại, chúng ta dung túng cho các nhà khoa học và công nghệ, và bằng cách này, chúng ta đã cấp quyền cho những “tiến bộ” hơn nữa của họ đối với những công nghệ có khả năng gây hủy hại cho nhân loại và hành tinh này. Và chúng tôi gọi nó là “tiến bộ” một cách châm biếm.
Hai câu chuyện thần thoại
Và ở đây chúng tôi đi đến sự khác biệt cơ bản giữa tiểu thuyết Frankenstein và câu chuyện gốc của Promethean mà nó tham chiếu, bởi vì chú thích của cuốn tiểu thuyết là “hoặc, The Modern Prometheus.” Cuốn tiểu thuyết của Mary Shelley là một câu chuyện dựa trên một câu chuyện thần thoại Hy Lạp cổ.
Trong thần thoại Promethean, Prometheus là một Titan nhân từ, yêu thương nhân loại. Ông đã truyền cho họ bí mật về lửa — nền tảng cơ bản của công nghệ và văn minh — bất chấp mệnh lệnh đã được tuyên bố bởi Zeus, vua của các vị thần. Có những phiên bản khác của thần thoại, nhưng về cơ bản là do tội lỗi chống lại thần Zeus, Prometheus bị xích vào một tảng đá để một con đại bàng đến ăn gan của ông, và lá gan của ông tái sinh mỗi ngày. (Vì ông là bất tử.)
Nói cách khác, việc giải phóng công nghệ (lửa, đến việc tạo ra đồ kim loại, chế tạo vũ khí) đã dẫn đến một kết cục đau đớn vô tận. Và chúng ta chứng kiến tàn tích của một sự vi phạm thậm chí còn xa xưa hơn vì làm trái ý chỉ của vị thần vĩ đại: Adam và Eve đã phạm tội. Thông qua đứa con đầu lòng là Cain, con cháu của họ cũng trở nên tinh vi hơn về mặt công nghệ, vì hậu duệ của ông là Tubal-Cain đã rèn tất cả các loại nông cụ bằng kim loại.
Tuy nhiên, thần thoại của Frankenstein không hề kết thúc theo cách này.
Một kết thúc ảm đạm
Công nghệ được xem như một đặc ân không gì sánh được xuyên suốt cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ 19, nhà văn Mary Shelley đã nhìn nhận mọi thứ theo cách khác. Nhân vật Victor Frankenstein của bà nhận ra tính nghiêm trọng của việc ông ta vượt qua những quyền hạn của con người và cố trở thành một vị thần bằng cách tạo ra sự sống, giờ đây đang theo đuổi sự sáng tạo của mình.
Ông ta theo “Adam” đến Bắc cực. Victor bị sát hại trong một trận chiến cuối cùng, và tác phẩm Adam của ông lang thang vùng đất hoang tàn băng giá, tìm kiếm cái chết cho chính mình. Hắn có thể tìm ra nơi đó không? Chúng ta không biết. Chúng ta chỉ nhận ra rằng khung cảnh mà họ gặp nhau gợi lên một nơi nào đó.
Đúng vậy, những vùng đất hoang băng giá và cái lạnh khắc nghiệt của Bắc Cực khiến chúng ta nhớ đến “Inferno” hay Địa ngục của Dante. Những nơi sâu nhất không bị thiêu đốt mà hoàn toàn bị đóng băng, và những cư dân – những người khốn khổ nhất – bị mắc kẹt trong băng. Vì vậy, thật đúng biết bao khi Mary Shelley sắp đặt cuộc gặp gỡ cuối cùng [trong tác phẩm] của bà trong băng giá. Prometheus bị ăn gan của mình mỗi ngày bởi vì gan là nơi chứa đựng cảm xúc của người Hy Lạp, và những người ở Địa ngục cũng phải chịu đựng hết thảy những tội ác của mình khi phải gánh chịu cảm xúc của con người.
Vậy, câu chuyện thần thoại nào áp dụng cho chúng ta ngày nay? Liệu công nghệ có mang lại may mắn cho nhân loại và mọi thứ sẽ vĩnh viễn kết thúc có hậu không? Hay chúng ta sẽ kết thúc trong những vùng đất hoang giá do hậu quả của những cuộc tàn phá? Để trả lời câu hỏi này, tôi tin rằng chúng ta cần đọc thêm một thần thoại Hy Lạp khác để có thể am hiểu hơn những vấn đề hiện tại của nhân loại.
Truyền thuyết này ngắn hơn và ít nổi tiếng hơn Prometheus hay Frankenstein; trên thực tế, tôi cho rằng hầu hết độc giả chưa bao giờ nghe nói về nhân vật này. Tuy nhiên, nhân vật phản diện chính của nó rất đáng được nhắc đến trong “Inferno” của Dante, và hắn sẽ được giới thiệu trong phần 2 của bài viết này.
James Sale đã có hơn 50 đầu sách được xuất bản, gần đây nhất là cuốn “Mapping Motivation for Top Performing Teams” (Routledge, 2021). Anh đã giành giải nhất trong cuộc thi thường niên của Hiệp Hội Các Nhà Thơ Cổ Điển 2017, biểu diễn tại New York vào năm 2019. Tập thơ gần đây nhất của ông là “HellWard”. Để biết thêm thông tin về tác giả và về dự án Dante của anh ấy, hãy truy cập TheWiderCircle.webs.com
Ghi chú của dịch giả:
Thanh Ân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times