Nhu mì ưu nhã: Mộng cảnh được thể hiện chân thực bằng tài năng của Họa sĩ John William Godward
Ngay từ cái nhìn đầu tiên, những bức tranh của hoạ sĩ Godward trông tựa như một bản giao hưởng thú vị mang đầy tính thẩm mỹ.
Ông John William Godward (1861-1922) là một họa sĩ thuộc trường phái tân cổ điển của thời đại Victoria. Ông đã tạo dựng được danh vọng bằng việc miêu tả một cách cẩn thận mỗi từng chi tiết kết hợp với năng lực chuyển tải những sự tương phản của các chất liệu như: da thịt, cẩm thạch, lông thú và sợi vải. Tại xưởng vẽ của mình ở thành phố Luân Đôn, Godward đã tạo ra những thế giới lãng mạn, đặc sắc nhất là hình ảnh người phụ nữ tắm mình trong ánh sáng dịu nhẹ cùng với những cảnh sắc tựa như trong mộng của vùng đất Địa Trung Hải.
Ngay từ cái nhìn đầu tiên, những bức tranh của hoạ sĩ Godward trông tựa như một bản giao hưởng thú vị mang đầy tính thẩm mỹ của những người phụ nữ xinh đẹp, những đóa hoa kết hợp cùng với những họa tiết sắc sảo tỉ mỉ. Liệu có phải ông dự định vẽ nên những phong cảnh đẹp như vậy vì chính giá trị của cái đẹp, hay còn được gọi một cách hoa mỹ là “nghệ thuật vị nghệ thuật,” hay là ông dự định ẩn giấu những thông điệp nào đó bên dưới vẻ đẹp ở bề mặt này?
Khi đào sâu hơn một chút vào các yếu tố nghệ thuật đã gắn kết những mộng cảnh tưởng chừng như ngây thơ này lại với nhau, chúng tôi đã tìm thấy một số bài học về đạo đức tiềm ẩn của một nền văn hóa sa sút.
‘Thảnh thơi’
Họa sĩ Godward, là người bảo hộ của Ngài Lawrence Alma-Tadema, nghệ sĩ nổi tiếng nhất của nước Anh thời kỳ Victoria, đã miêu tả những cảnh tượng về sự xa hoa cũng như suy bại của Đế Chế Mã. Liệu ông Godward có chủ định chọn lựa các biểu tượng đạo đức cho tác phẩm nghệ thuật của mình hay không thì vẫn chưa biết được, tuy nhiên bên trong các bức tranh của ông thì đều hàm chứa rất nhiều những biểu tượng đạo đức xa xưa trong khi vẫn thể hiện đầy đủ tính đa cảm của thời đại Victoria.
Trong bức tranh “Idleness – Thảnh thơi” (năm 1900), một người phụ nữ trẻ trêu ghẹo con mèo con bằng một chiếc lông chim khổng tước – là biểu tượng thường được sử dụng để mô tả đức hạnh trong văn học và nghệ thuật của thế kỷ 19.
Những con chim khổng tước tự tin thể hiện bộ lông vũ tuyệt đẹp của mình, một cách tượng trưng đã kết nối với những tội lỗi của sự kiêu ngạo và phù phiếm. Ví dụ như trong nghệ thuật Phục Hưng, chim khổng tước thường xuất hiện trong những mô tả của bậc thầy Flemish về Bảy mối tội lỗi*.
Ông Thomas Dick đáng kính, tác giả của quyển sách “On the Mental Illumination and Moral Improvement of Mankind – Vấn đề Soi Sáng tinh thần và Cải thiện Đạo đức của Nhân loại” (năm 1836), đã nói với độc giả của mình rằng: “Đừng giống như loài chim khổng tước, kiêu hãnh và viễn vông, sống chỉ vì dung mạo và phục trang xinh đẹp; sự khiêm tốn và lòng tốt bụng mới luôn luôn là tiêu chuẩn của cái đẹp.”
Tác phẩm “Idleness – Thảnh thơi” có thể được xem như một sự quan sát kỹ lưỡng về một buổi chiều hè thư thái. Những sự lựa chọn của họa sĩ Godward về màu sắc và biểu tượng thừa nhận những xu hướng văn hóa của thời đại Victoria. Theo như quyển sách của nhà thiết kế George Audsley “Màu sắc trong Trang phục” (năm 1870), màu vàng được cho rằng là gần giống nhất với ánh sáng và do đó là sự lựa chọn tuyệt vời nhất để mặc trong mùa xuân và đầu mùa hè. Ông Audsley đã viết: “Ảnh hưởng của màu vàng đối với tâm trí con người là có tính chất tươi sáng, rực rỡ, tự nhiên vui vẻ, giống với màu của cả ánh sáng nhân tạo lẫn tự nhiên.”
Những bông hoa trúc đào màu hồng bao quanh người phụ nữ đang ngồi góp phần làm nổi bật chủ đề về thời gian mùa hè, đó là bởi vì hoa thường nở rộ trong suốt những tháng mùa xuân và mùa hè. Thêm nữa, màu hồng thường gắn liền với tuổi trẻ và sự vui tươi. Tuy nhiên ở cùng thời điểm khi ấy, thì biểu tượng hoa trúc đào cũng mang ý nghĩa là “cẩn thận” trong ngôn ngữ thời kỳ Victoria về các loại hoa.
‘Thú cưng hiền lành’
Trong bức tranh “Thú cưng hiền lành” năm 1906 của ông, chúng tôi nhìn thấy một cảnh tượng khác của người phụ nữ trẻ trung xinh đẹp này khi cô đang vẫy gọi một con vật nuôi. Tắm mình trong ánh nắng ấm áp, bức tranh này có vẻ như lấy bối cảnh là một ngày cuối hè ở vùng biển Địa Trung Hải. Những quả anh đào chín đỏ mà người phụ nữ đang cầm trên tay cùng với những bông hoa anh thảo trong chiếc chậu đất nung mang hàm nghĩa về một ngày cuối hè và chuẩn bị bước sang mùa thu bên bờ biển của đất nước Hy Lạp.
Hình ảnh những quả anh đào trong văn học và nghệ thuật là để thể hiện những nội hàm từ siêu phàm cho đến khêu gợi. Để hiểu được những quả anh đào này đại diện cho điều gì trong bức tranh này, chúng ta cần nhìn vào bối cảnh và thời đại mà bức tranh được vẽ ra. Vào khoảng cuối kỷ nguyên Victoria, thì biểu tượng gợi dục của quả anh đào đã trở nên chắc chắn; từ điển Oxford năm 1899 đề cập đến quả anh đào như một biểu tượng cho sự thuần khiết của người phụ nữ.
Bức tranh “Thú cưng hiền lành” cũng có thể được xem như là nguyên mẫu hiện đại của tác phẩm “Eva trong Vườn Địa Đàng”. Những bông hoa anh thảo theo như ngôn ngữ về hoa của thời đại Victoria là gắn liền với sự cam chịu và khuất phục, và thường được trao đi như là một món quà chia tay
Tuy nhiên hoa anh thảo, cũng có khá nhiều liên kết với các nền văn hóa và thế hệ khác nhau. Bác sĩ, nhà thực vật học và là nhà dược học, ông Pedanius Dioscorides (Thế kỷ đầu tiên sau công nguyên) đã gọi cây hoa anh thảo như một loại thuốc kích thích tình dục. Theo biểu tượng học Cơ Đốc Giáo, hoa anh thảo đại diện cho Trinh nữ.
Liệu rằng bức tranh này có đại diện cho ước muốn của một cô gái trẻ hay không thì vẫn còn chưa biết được. Tuy nhiên, trong tất cả các bức tranh, chúng ta có thể tìm hiểu được nhiều điều về các biểu tượng. Cả chiếc lông vũ của chim khổng tước và những quả anh đào đều đang được sử dụng để ám chỉ về hai trong số bảy mối tội là : kiêu hãnh và ham muốn. Những bông hoa trúc đào màu hồng trong bức tranh mèo con là để cảnh báo cho người xem hãy cẩn thận: Hãy cẩn thận với sự phù phiếm và viễn vông như là một sự cám dỗ và ảo tưởng sai lầm. Hình ảnh con rùa từ lâu đã được liên kết với sự chậm rãi và kiên trì nhẫn nại có thể là để nhắc nhở không được dễ dàng trao gửi hoặc là từ bỏ giá trị của chúng chính chúng ta. Tất cả chúng ta đều đã quen thuộc với câu chuyện về Eva và sự sa ngã của nhân loại. Với sự khiêm tốn và kiên nhẫn, chúng ta sẽ có thể gặt hái thành quả lao động của mình vào đúng thời điểm.
Chú thích của dịch giả:
Hoàng Long biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times